Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 1384/QÐ-BVHTTDL Kế hoạch xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành tại Quyết định 1384/QÐ-BVHTTDL vào ngày 20/05/2020. Với văn bản pháp luật này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày được ban hành. Dưới đây là nội dung chi tiết của quyết định này xin mời các bạn cùng tham khảo.

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO DU LỊCH

______________

Số: 1384/QĐ-BVHTTDL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH 1384/QÐ-BVHTTDL

Phê duyệt Kế hoạch lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung)

______________

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 709/QĐ-BVHTTDL ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch triển khai kinh phí thực hiện các nhiệm vụ năm 2020 của Vụ Gia đình;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Gia đình.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung).

Điều 2. Kinh phí thực hiện trích từ nguồn sự nghiệp gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp qua Văn phòng Bộ năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định nay./.

Nơi nhận:
Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy;
– Lưu: VT, GĐ, Nhật (10).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trịnh Thị Thủy

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 58 - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 58 sách Kết nối tri thức tập 1

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO DU LỊCH

________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________________

KẾ HOẠCH

Lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung)

(Kèm theo Quyết định số 1384/QĐ-BVHTTDL ngày 20 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

___________________

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Mục đích lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung) nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong phòng, chống bạo lực gia đình; đảm bảo quyền cơ bản và bình đẳng giữa các thành viên gia đình; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Làm rõ tính cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (hiện hành).

II. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ VÀ SẢN PHẨM

STT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

THỜI GIAN

THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

1

Xây dựng nội dung chính sách

30/5/2020

Báo cáo nội dung chính sách

2

Thực hiện đánh giá tác động chính sách:

– Đánh giá tác động chính sách trên các nội dung.

– Tổ chức Hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến.

15/6/2020

Báo cáo đánh giá tác động của chính sách

3

Lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật

30/6/2020

– Tờ trình Chính phủ

– Báo cáo đánh giá tác động chính sách;

– Báo cáo tổng hợp kết quả thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình;

4

Đăng tải trên cổng thông tin điện tử; lấy ý kiến Bộ, ngành địa phương bằng văn bản (30 ngày).

30/7/2020

Báo cáo tổng hợp các ý kiến, góp ý

5

Tổng hợp ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và địa phương

15/8/2020

Bản tổng hợp ý kiến bộ, ngành, địa phương

6

Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung).

20/8/2020

Hồ sơ đề nghị gồm: Tờ trình; Báo cáo đánh giá tác động chính sách; Báo cáo Kết quả 12 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến; Đề cương dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung).

7

Tổ chức họp Tổ công tác lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung).

30/8/2020

Biên bản cuộc họp và các ý kiến của thành viên.

8

Đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định Hồ sơ

20/9/2020

Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp;

9

Tiếp thu, giải trình và chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp;

30/9/2020

Hồ sơ đề nghị.

10

Trình Chính phủ Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung).

05/10/2020

Nghị quyết của Chính phủ

11

Hoàn thiện hồ sơ đề nghị theo ý kiến của Chính phủ.

5/11/2020

Bộ trưởng phê duyệt hồ sơ đề nghị.

12

Lập đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

15/11/2020

Gửi Hồ sơ cho Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về XDPL)

Tham khảo thêm:   Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT Tiêu chuẩn trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Gia đình

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan liên quan tham mưu Bộ trưởng lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình theo đúng nội dung, tiến độ trong Kế hoạch này. Chủ động tìm nguồn kinh phí ngoài ngân sách sự nghiệp gia đình để thực hiện các nghiên cứu, hội nghị, hội thảo khoa học nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học, thực tiễn phục vụ lập đề nghị xây dựng Luật.

2. Vụ Pháp chế

– Hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp trong lập đề nghị xây dựng Luật theo đúng thể thức, thủ tục quy định hiện hành; Báo cáo đề xuất lãnh đạo Bộ các giải pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng và tiến độ lập đề nghị xây dựng Luật.

– Phối hợp với Vụ Gia đình rà soát hệ thống luật pháp, chính sách hiện hành có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình làm cơ sở lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Vụ Kế hoạch tài chính

Phối hợp với Vụ Gia đình rà soát tình hình bố trí kinh phí chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp chính sách đảm bảo nguồn lực tài chính thực thi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Cục Hợp tác quốc tế

Phối hợp với Vụ Gia đình rà soát, đánh giá các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nghiên cứu hệ thống luật pháp, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình của một số quốc gia trong khu vực và thế giới.

Tham khảo thêm:   Công văn 1307/LĐTBXH-ATLĐ Hướng dẫn triển khai chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2012

5. Vụ Tổ chức cán bộ

Phối hợp với Vụ Gia đình thực hiện rà soát, đánh giá nguồn nhân lực thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại các cơ quan trung ương và địa phương.

6. Văn phòng Bộ

Phối hợp với Vụ Gia đình phê duyệt dự toán và thanh quyết toán hoạt động; tham gia tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị lấy ý kiến về hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung).

7. Trung tâm Công nghệ thông tin và Báo Văn hóa

– Tổ chức tuyên truyền, vận động sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên Cổng thông tin của Bộ; Báo điện tử Tổ quốc; Báo Văn hóa.

– Đăng tải đề nghị trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến nhân dân, tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân báo cáo Bộ trưởng.

Căn cứ nội dung, nhiệm vụ và phân công tại Kế hoạch này, các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ động tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo chất lượng, tiến độ./.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 1384/QÐ-BVHTTDL Kế hoạch xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *