Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 1355/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 12/09/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1355/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trong quý IV năm 2017 thì Bộ Tư pháp sẽ chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành xây dựng và ban hành:

– Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

– Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

Ngoài ra, trong nội dung kế hoạch triển khai tại Quyết định 1355/QĐ-TTg cũng đề cập đến các nội dung nổi bật khác như:

– Nâng cao và vận hành trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý, phần mềm quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

– Nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.

– Rà soát người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn.

Nội dung Quyết định 1355/QĐ-TTg.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——-

Số: 1355/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, PL (2).PC

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1355/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3 ngày 20 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Tham khảo thêm:   LMHT: Những bộ kỹ năng kết hợp cực "bá đạo" trong chế độ Sách phép tối thượng

Nhằm triển khai thi hành Luật kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý với các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, kết quả đầu ra và trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

2. Yêu cầu

a) Xác định các nội dung công việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý một cách chi tiết, rõ ràng, gắn với nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý ở trung ương là Bộ Tư pháp và cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý ở địa phương là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý; giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG

1. Tổ chức quán triệt, truyền thông về nội dung Luật Trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý

a) Tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ công tác quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Trợ giúp pháp lý; tài liệu tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

– Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang hoàn bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Thời gian thành và kết quả đầu ra:

+ Tài liệu hội nghị quán triệt: Quý III năm 2017.

+ Tài liệu phổ biến, tập huấn: Quý IV năm 2017.

Trên cơ sở tài liệu tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức biên soạn nội dung trợ giúp pháp lý lồng ghép với các nội dung tập huấn về hoạt động tố tụng.

b) Tổ chức hội nghị quán triệt những điểm mới của Luật Trợ giúp pháp lý

– Ở Trung ương:

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Ở địa phương:

+ Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Đoàn luật sư, Hội Luật gia cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Thời gian thực hiện: Quý III – Quý IV năm 2017.

* Kết quả đầu ra: Các Hội nghị quán triệt được tổ chức.

c) Tổ chức truyền thông về nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý trên các phương tiện thông tin đại chúng và hình thức khác

Tham khảo thêm:   Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh Soạn Sử 12 Cánh diều trang 14, 15, 16, 17

– Ở trung ương:

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, các cơ quan chủ quản báo chí ở trung ương và cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Ở địa phương:

+ Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia, các cơ quan báo chí ở địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2017 và các năm tiếp theo.

– Kết quả đầu ra: Các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, tin, bài và các sản phẩm truyền thông khác về Luật Trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý.

d) Tổ chức truyền thông về Luật Trợ giúp pháp lý bằng các hình thức, nội dung phù hợp điều kiện thực tế theo từng đối tượng ở các bộ, ngành, địa phương

– Cơ quan chủ trì: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành có liên quan (ở trung ương); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (ở địa phương).

– Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2017 và năm 2018.

– Kết quả đầu ra: Hội nghị và các sản phẩm truyền thông khác về những nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Trợ giúp pháp lý.

2. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý

– Ở trung ương:

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan trực tiếp thực hiện việc rà soát, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp kết quả rà soát, xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.

– Ở địa phương:

+ Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan.

– Thời gian hoàn thành:

+ Hoạt động rà soát: Quý IV năm 2017.

+ Xây dựng báo cáo: Quý I năm 2018.

– Kết quả đầu ra:

+ Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, hồ sơ kết quả rà soát;

+ Báo cáo kết quả rà soát và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

3. Xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý; sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để bảo đảm phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý

a) Xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý

Tham khảo thêm:   Thủ tục đăng ký nội quy lao động Đăng ký nội quy lao động

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

– Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Thời gian ban hành: Quý IV năm 2017.

– Kết quả đầu ra: Nghị định của Chính phủ.

b) Xây dựng Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Trợ giúp pháp lý

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

– Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Thời gian ban hành: Quý IV năm 2017.

– Kết quả đầu ra: Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

c) Xây dựng Thông tư liên tịch về việc phối hợp, hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính.

– Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Thời gian ban hành: Quý II năm 2018.

– Kết quả đầu ra: Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

d) Xây dựng Thông tư hướng dẫn về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí trong hoạt động trợ giúp pháp lý

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.

– Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Thời gian ban hành: Quý II năm 2018.

– Kết quả đầu ra: Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

đ) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

– Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Thời gian hoàn thành: Năm 2018 – Năm 2019.

– Kết quả đầu ra: Văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ.

4. Nâng cấp và vận hành trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý, phần mềm quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý

– Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

– Cơ quan phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

– Thời gian hoàn thành: Thường xuyên (từ quý IV năm 2017).

  • Kết quả đầu ra: Vận hành trang thông tin điện tử, phần mềm.
  • Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 1355/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *