Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 1205/QĐ-BGDĐT Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Quyết định 1205/QĐ-BGDĐT vào ngày 15/05/2020. Hiệu lực của văn bản pháp luật này, sẽ bắt đầu từ ngày được ban hành. Sau đây là nội dung chi tiết của thông tư này, xin mời các bạn cùng tham khảo.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
__________

Số: 1205/QĐ-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH 1205/QĐ-BGDĐT

Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

_____________________

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo; các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Văn phòng Chính phủ (để b/c);
– Văn phòng Quốc hội (để b/c);
– Các Bộ, cơ quan ngang bộ: KH&ĐT, Tài chính, LĐ-TB&XH, Tư pháp, UBDT, MTTQVN, Hội LHPNVN (để p/h);
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các sở GD&ĐT;
– Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (để b/c);
– Các Thứ trưởng;
– Các đơn vị thuộc Bộ;
– Đăng Cổng TTĐT Bộ;
– Lưu: VT, Vụ GDDT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Hữu Độ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

KẾ HOẠCH

Thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1205/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

______________________

Thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 12/NQ-CP), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Tổ chức quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Nghị quyết số 88/2019/QH14) và Nghị quyết số 12/NQ-CP, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh ngành giáo dục và toàn thể xã hội về chủ trương chính sách của Đảng, Quốc hội và Nhà nước đối với phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) giai đoạn 2021 – 2030.

b) Đảm bảo hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ các mục tiêu, nhiệm vụ của Ngành giáo dục được phân công tại Nghị quyết số 12/NQ-CP.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 100% số trường, lớp học vùng DTTS và MN được xây dựng kiên cố.

b) Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi tiểu học trên 97%, học sinh trung học cơ sở trên 95%, học sinh trung học phổ thông trên 60%.

c) Giữ vững và phát huy thành quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.

d) 100% đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) được bồi dưỡng nâng cao năng lực về các nội dung giáo dục đặc thù và phương pháp giáo dục phù hợp với học sinh vùng đồng bào DTTS và MN.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn nhập Giftcode game Dấu Ấn Rồng

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung

a) Tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể cùng cấp đối với việc triển khai Kế hoạch của Ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP.

b) Chủ trì và phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực giáo dục liên quan vùng đồng bào DTTS và MN để đề xuất đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ kịp thời các văn bản không còn phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về lĩnh vực giáo dục dân tộc góp phần tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình).

c) Chủ trì và phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030.

d) Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030 của Bộ GDĐT (Ban chỉ đạo Chương trình).

đ) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về chủ trương chính sách của Đảng, Quốc hội và Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và MN.

e) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của Chương trình.

2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đối với vùng đồng bào DTTS và MN; giữ vững và phát huy thành quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở

a) Rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục vùng DTTS và MN đảm bảo cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế của địa phương và có lộ trình hợp lý; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; đáp ứng được các yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GDĐT và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

b) Tập trung chỉ đạo duy trì số lượng học sinh trong độ tuổi đi học; chủ động, tích cực phối hợp với các lực lượng xã hội huy động tối đa trẻ em, học sinh người DTTS trong độ tuổi đến trường; duy trì sỹ số học sinh, bảo đảm tỷ lệ học sinh chuyên cần, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học vào dịp lễ tết, mùa vụ, … Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích và phòng ngừa các loại dịch bệnh. Đẩy mạnh, chú trọng các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; giáo dục thể chất, hoạt động thể thao nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc đối với trẻ em, học sinh vùng DTTS và MN.

c) Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở các cơ sở giáo dục theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa; bảo đảm đầu tư xây dựng đủ trường, lớp đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ em và học sinh vùng DTTS và MN.

d) Thực hiện Đề án xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS và MN. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi người về công tác xóa mù chữ (XMC); huy động các tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm tham gia công tác XMC tại vùng đồng bào DTTS và MN; tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác XMC, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố vững chắc kết quả XMC.

e) Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh DTTS và dạy tiếng DTTS phù hợp với nhu cầu, năng lực và năng khiếu của từng nhóm đối tượng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh DTTS và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc.

g) Thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành đối với giáo dục dân tộc; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dạy, người học và cơ sở giáo dục ở vùng DTTS và MN.

2.2. Nâng cao chất lượng, mở rộng, đổi mới phương thức và mô hình hoạt động của trường PTDTNT, PTDTBT

a) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT, trường PTDTBT tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, tạo nguồn đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào DTTS và MN; bảo đảm thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng, miền và dân tộc.

b) Chỉ đạo việc rà soát, củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường PTDTNT, trường PTDTBT để bảo đảm tốt việc tổ chức dạy, học và nuôi dưỡng học sinh.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều 2 Dàn ý & 11 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1 “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDTNT, trường PTDTBT và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS” của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030.

2.3. Đổi mới nội dung và phương thức cử tuyển

Xây dựng Nghị định Quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (thay thế Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP) nhằm đổi mới nội dung, phương thức cử tuyển phù hợp với nhu cầu của các địa phương trong giai đoạn mới.

2.4. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ việc ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh, sinh viên DTTS và chăm lo đời sống cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng đồng bào DTTS và MN

a) Nghiên cứu xây dựng tích hợp, điều chỉnh các chính sách về học bổng và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên người DTTS; hỗ trợ bữa trưa cho trẻ em, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

b) Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ việc ăn ở, đi lại và các phương tiện, thiết bị, điều kiện cho học viên học XMC ở vùng đồng bào DTTS và MN.

c) Bảo đảm bố trí đủ số lượng, cơ cấu và chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo các cấp học, bậc học ở vùng DTTS và MN. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên công tác ở các trường PTDTNT, trường PTDTBT để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới.

d) Tiếp tục rà soát chế độ làm việc và các chính sách tiền lương đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác trong các cơ sở giáo dục công lập nói chung (đặc biệt là đối với vùng DTTS và MN, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo) làm cơ sở đề xuất các chính sách tiền lương mới phù hợp với vị trí việc làm và tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

e) Ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đang công tác tại vùng DTTS và MN, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

2.5. Công tác thông tin, truyền thông

a) Chú trọng công tác thông tin, truyền thông về Chương trình.

b) Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, truyền thông và báo chí để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến, giáo dục và nâng cao nhận thức về chủ trương chính sách của Đảng, Quốc hội và Nhà nước đối với phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030.

c) Tổ chức hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong nước và quốc tế để cập nhật thông tin, tuyên truyền về Chương trình.

d) Sử dụng các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; bổ sung các cấu phần hoặc hoạt động về thông tin, truyền thông trong kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 – 2030.

2. Nguồn kinh phí chi thường xuyên do nhà nước cấp hàng năm cho các cơ sở và các đơn vị của Bộ để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu.

3. Kinh phí lồng ghép với kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

4. Kinh phí lồng ghép với các chính sách liên quan và các nguồn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo Chương trình tham mưu Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ GDĐT chỉ đạo, quán triệt về việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục và đào tạo ở vùng DTTS và MN phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình theo giai đoạn và từng năm của đơn vị.

3. Hằng năm, Ban chỉ đạo Chương trình căn cứ vào các mục tiêu, chỉ tiêu trong Kế hoạch để đánh giá kết quả thực hiện và gửi báo cáo về các bộ, ngành theo quy định.

4. Bộ GDĐT sẽ tổ chức đánh giá sơ kết thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 vào cuối năm 2025 và tổng kết giai đoạn 2021 – 2030 vào cuối năm 2030.

5. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản hồi về Bộ GDĐT (qua Ban chỉ đạo Chương trình) để có thông tin và xử lý kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Hữu Độ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

___________

Phụ lục I

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VĂN BẢN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12/NQ-CPNGÀY 15/02/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1205/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

_________________________________

TT

Nhiệm vụ

Nội dung chủ yếu

Phân công thực hiện

Sản phẩm

Thời gian hoàn thành

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Rà soát các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực giáo dục liên quan vùng đồng bào DTTS và MN

Hoạt động rà soát các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực giáo dục liên quan vùng đồng bào DTTS và MN để đề xuất đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ kịp thời các văn bản không còn phù hợp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ GDDT)

Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành và địa phương liên quan

Báo cáo

Quý II/2020

2

Xây dựng Nghị định Quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số

Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2006/NĐ-CP

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ GDDT)

Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành và địa phương liên quan

Nghị định

Quý III/2020

3

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ việc ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh, sinh viên DTTS

Nghiên cứu, xây dựng tích hợp, điều chỉnh các chính sách về học bổng và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên người DTTS, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ GDCT & CTHSSV)

Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành và địa phương liên quan

Nghị định

2021-2022

Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ em, học sinh vùng đồng bào DTTS và MN.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ GDTX)

Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành và địa phương liên quan

Nghị định

2021-2022

(Dự kiến thực hiện nếu Chương trình bố trí kinh phí)

Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ học viên học XMC vùng đồng bào DTTS và MN.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ GDTX)

Ủy ban Dân tộc, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành và địa phương liên quan

Nghị định

2021-2022

(Dự kiến thực hiện nếu Chương trình bố trí kinh phí)

4

Đổi mới hoạt động của trường PTDTNT, trường PTDTBT

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT, trường PTDTBT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ GDDT)

Vụ GDTX, KHTC, GDTH, GDTrH;

Cục CSVC, NG&CBQLGD

Thông tư

2021-2022

Tham khảo thêm:   Nghị định số 30/2013/NĐ-CP Về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

____________

Phụ lục II

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG DỰ ÁN, TIỂU DỰ ÁN THỰC HIỆNNGHỊ QUYẾT SỐ 12/NQ-CP NGÀY 15/02/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1205/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

______________________

TT

Các Dự án, Tiểu dự án

Nội dung chủ yếu

Phân công thực hiện

Sản phẩm

Thời gian hoàn thành

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ GDDT)

Các bộ, ngành, địa phương liên quan và Vụ GDTX, KHTC,

GDTH, GDTrH; Cục CSVC, NG&CBQLGD

Dự án 5 và các hoạt động chi tiết gửi UBDT tổng hợp

Quý

I/2020

1.1

Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDTNT, trường PTDTBT và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

– Nghiên cứu, xây dựng đề xuất nhu cầu đầu tư xây dựng kiên cố hóa trường, lớp phục vụ việc giảng dạy, học tập và các công trình phụ trợ phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, sinh hoạt của học sinh các trường PTDTNT, PTDTBT; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên trường các trường và tăng cường các điều kiện hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đổi mới hoạt động, củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường PTDTNT, PTDTBT;

Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác XMC, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, mở rộng độ tuổi XMC, củng cố vững chắc kết quả XMC, hạn chế mù chữ trở lại, trong đó đặc biệt ưu tiên xoá mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái ở vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo tỉ lệ biết chữ cân bằng giữa nam và nữ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương vùng đồng bào DTTS, MN.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ GDDT)

Các bộ, ngành, địa phương liên quan và Vụ GDTX, KHTC, GDTH, GDTrH; Cục

CSVC, NG&CBQLGD

Báo cáo đề xuất Tiểu dự

án 1 và các hoạt động chi tiết gửi UBDT tổng hợp

Quý

I/2020

1.2

Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng DTTS, MN; đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai ở các cấp

Các hoạt động thuộc Tiểu dự án 2

Ủy ban Dân tộc

Bộ GDĐT

(Vụ GDDT) và các bộ, ngành liên quan

Tiểu dự án 2 và các hoạt động chi tiết gửi UBDT tổng hợp

Quý

I/2020

1.3

Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng DTTS, MN

Các hoạt động thuộc Tiểu dự án 3

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Bộ GDĐT

(Vụ GDDT) và các bộ, ngành liên quan

Tiểu dự án 3 và các hoạt động chi tiết gửi UBDT tổng hợp

Quý

I/2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 1205/QĐ-BGDĐT Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *