Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 1045/QĐ-BGTVT Phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ ngành Giao thông vận tải đến năm 2015 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 1045/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 10 tháng 05 năm 2012 phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ ngành Giao thông vận tải đến năm 2015.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-
Số: 1045/QĐ-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2015

—————
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 51/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 20/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học;

Căn cứ Quyết định số 1576/QĐ-BGTVT ngày 19/7/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2011 – 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ ngành Giao thông vận tải đến năm 2015, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Đối tượng áp dụng

Những cán bộ, công chức, viên chức và nhà khoa học làm trong lĩnh vực khoa học – công nghệ đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Giao thông vận tải.

2. Mục tiêu kế hoạch

a) Mục tiêu chung:

Góp phần phát triển đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ ngành Giao thông vận tải chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, có đủ năng lực xây dựng ngành Giao thông vận tải ngày càng phát triển.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

– 100% đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định;

– 90% đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp thuộc Bộ Giao thông vận tải được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định;

– 90% đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm;

– Làm thủ tục cử 100 lượt đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các nước phát triển và đang phát triển.

3. Nội dung kế hoạch

a) Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút cán bộ khoa học – công nghệ từ bên ngoài vào ngành Giao thông vận tải

Ưu tiên tuyển dụng với các đối tượng sau đây:

– Sinh viên tốt nghiệp đại học đạt danh hiệu thủ khoa xuất sắc các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài; ngành đào tạo phù hợp với vị trí cần tuyển.

– Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tại các trường đại học nước ngoài hoặc các trường đại học công lập, hệ chính quy trong nước, ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực quan trọng của ngành Giao thông vận tải.

– Người có bằng thạc sỹ tuổi đời dưới 30, tiến sĩ tuổi đời dưới 35 có chuyên ngành đào tạo thuộc các chuyên ngành, lĩnh vực quan trọng mà ngành Giao thông vận tải.

– Xây dựng chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các chính sách khuyến khích khác như bổ nhiệm, giao nhiệm vụ quan trọng, ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại… để thu hút cán bộ khoa học – công nghệ có trình độ cao.

b) Kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ

– Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ tự khẳng định, phát triển, cống hiến và được xã hội tôn vinh. Hàng năm ngành Giao thông vận tải dành một phần ngân sách đúng mức cho nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ; phân bổ kinh phí hàng năm cho công tác nghiên cứu khoa học từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.

Tham khảo thêm:   Quyết định 286/QĐ-BTNMT Về việc chỉ định tổ chức đủ điều kiện giám định phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất

– Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh các nhà khoa học.

– Tiến hành rà soát, đánh giá đồng thời có kế hoạch bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ một cách hợp lý. Tạo điều kiện và khuyến khích đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ trong các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, phát minh phục vụ sản xuất kinh doanh.

– Xây dựng chính sách đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ như chế độ lương, nơi ở, điều kiện làm việc, khen thưởng, tôn vinh người có tài, người có công, bố trí sử dụng; tạo môi trường làm việc và có chính sách khuyến khích những công trình, đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn cao.

– Cán bộ khoa học – công nghệ thuộc diện tài năng trẻ, nhân lực chất lượng cao được ưu tiên tạo điều kiện trong các công tác, cụ thể như sau:

+ Được bố trí, phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Được ưu tiên tạo điều kiện về phương tiện làm việc, nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ;

+ Được ưu tiên xem xét trong việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Giao thông vận tải.

c) Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ khoa học – công nghệ ngành Giao thông vận tải:

* Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:

– Lý luận chính trị:

+ Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ;

+ Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng; bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

– Kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước:

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước theo chương trình quy định cho đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ;

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm nhằm nắm bắt, cập nhật kịp thời những kiến thức mới đáp ứng yêu cầu công việc được giao;

+ Bồi dưỡng văn hóa công sở.

– Kiến thức hội nhập: tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ khoa học – công nghệ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ luật pháp, thông lệ quốc tế;

– Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ chuyên ngành Giao thông vận tải cho cán bộ khoa học – công nghệ.

* Bồi dưỡng ở nước ngoài:

– Bồi dưỡng kiến thức về quản lý, điều hành;

– Quản lý hành chính công;

– Quản lý Nhà nước các chuyên ngành: Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không;

– Chính sách công, dịch vụ công;

– Kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ ngành Giao thông vận tải đến năm 2015 (Phụ lục kèm theo).

4. Các giải pháp thực hiện:

a) Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ

– Ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ; bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để cán bộ khoa học – công nghệ tự khẳng định, phát triển, cống hiến và được xã hội tôn vinh. Tăng đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau cho các lĩnh vực nói trên, đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khoa học.

– Ban hành quy định về quyền hạn, điều kiện làm việc để phát huy năng lực và trách nhiệm của cán bộ khoa học đầu ngành, các nhà khoa học có trình độ cao trong điều hành chuyên môn, nghiệp vụ.

– Mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo trong ngành Giao thông vận tải.

b) Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh cán bộ khoa học – công nghệ

– Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tiến cử và sử dụng cán bộ khoa học – công nghệ, khắc phục tình trạng hành chính hóa, thiếu công khai, minh bạch trong các khâu tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ quản lý.

– Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo điều kiện để cán bộ khoa học – công nghệ phát triển bằng chính phẩm chất, tài năng và những kết quả cống hiến của mình cho ngành Giao thông vận tải.

– Thực hiện đúng và đầy đủ chủ trương phân cấp và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học trong việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và các chức danh khoa học trên cơ sở các tiêu chuẩn của Nhà nước; trong việc sử dụng kinh phí, sử dụng trí thức đầu ngành theo nhu cầu của đơn vị.

Tham khảo thêm:   Lịch thi đấu Copa America 2021

– Rà soát các chính sách hiện có để cán bộ khoa học – công nghệ được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị từ kết quả lao động sáng tạo của mình.

– Vận dụng các cơ chế, chính sách để động viên và tiếp tục sử dụng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với những cán bộ khoa học – công nghệ có trình độ cao, năng lực và sức khỏe đã hết tuổi lao động.

– Có chính sách ưu đãi cụ thể về lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt … đối với cán bộ khoa học – công nghệ làm việc ở vùng kinh tế, xã hội khó khăn, cán bộ khoa học – công nghệ là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật … trong ngành Giao thông vận tải.

– Trọng dụng, tôn vinh những nhà khoa học có đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngành Giao thông vận tải.

c) Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học – công nghệ – Xây dựng, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học; thực hiện các biện pháp gắn đào tạo với nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội.

– Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải.

– Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Gắn đào tạo đại học và sau đại học với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh.

– Thực hiện tốt việc đưa cán bộ, học sinh, sinh viên ngành Giao thông vận tải có đạo đức và triển vọng đi đào tạo ở nước ngoài, chú trọng các chuyên ngành mà ngành Giao thông vận tải có nhu cầu bức thiết.

– Vận dụng chính sách và kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học trẻ là những người đã có cống hiến trong hoạt động thực tiễn, cán bộ khoa học người dân tộc thiểu số và cán bộ khoa học nữ trong ngành Giao thông vận tải.

– Thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo lại chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học; khuyến khích cán bộ khoa học thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn.

d) Đề cao trách nhiệm của cán bộ khoa học – công nghệ

– Xây dựng quy chế, cơ chế thông tin giúp cán bộ khoa học – công nghệ kịp thời nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn của đất nước và địa phương và ngành.

– Tăng cường sinh hoạt tư tưởng, phát huy trách nhiệm cán bộ khoa học – công nghệ trong rèn luyện, phấn đấu, bồi đắp, phát huy những phẩm chất tốt đẹp, như lòng yêu nước, tính tích cực xã hội, tính nhân văn, đạo đức, lối sống …

– Tạo cơ hội để cán bộ khoa học – công nghệ tự nguyện đi đầu trong việc truyền bá những tri thức tiến bộ trong cộng đồng, áp dụng có hiệu quả những tiến bộ đó vào sản xuất và đời sống, góp phần thiết thực nâng cao dân trí.

– Có cơ chế, chính sách huy động cán bộ khoa học – công nghệ, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành trực tiếp chăm lo và thực hiện việc đào tạo đội ngũ kế cận.

đ) Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đối với cán bộ khoa học – công nghệ

– Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền và vai trò, vị trí quan trọng của cán bộ khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngành Giao thông vận tải; xác định công tác khoa học – công nghệ là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.

– Làm tốt công tác tư tưởng để toàn ngành hiểu đúng và đề cao vai trò của cán bộ khoa học – công nghệ; để đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với ngành Giao thông vận tải, đoàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt trọng trách trong thời kỳ mới.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1063/QĐ-TTg Thành lập Ban Tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014-2015

– Phát huy tài năng và trọng dụng những cán bộ khoa học có phẩm chất tốt, có năng lực quản lý là đảng viên và không phải là đảng viên trong các cơ quan, đơn vị ngành Giao thông vận tải.

– Trong quản lý và sử dụng cán bộ khoa học, các cấp ủy đảng và chính quyền nghiên cứu, thực hiện các phương thức phù hợp, không áp dụng máy móc cách quản lý hành chính để phát huy cao nhất năng lực, cống hiến của cán bộ khoa học.

– Những người đứng đầu cấp ủy đảng và chính quyền các cấp có trách nhiệm định kỳ tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, đối thoại với cán bộ khoa học – công nghệ về những vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng.

5. Kinh phí thực hiện

Ngân sách Nhà nước; các dự án vay nợ, viện trợ, nguồn đóng góp các tổ chức, các doanh nghiệp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

– Căn cứ Quyết định này xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ đến năm 2015 của cơ quan, đơn vị mình; gửi bản kế hoạch về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, tổng hợp.

– Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các Vụ chức năng tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình, nhiệm vụ liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

2. Vụ Tổ chức cán bộ

– Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả Quyết định này; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ hàng năm của các cơ quan, đơn vị để báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ.

3. Các trường đại học, học viện, các viện, Trường Cán bộ quản lý GTVT và các cơ sở nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Giao thông vận tải

– Chủ động nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học, bồi dưỡng đội ngũ khoa học – công nghệ; thực hiện các biện pháp gắn đào tạo với nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội.

– Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo; thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước đối với đội ngũ khoa học – công nghệ thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Hiệu trưởng các Trường đại học, cao đẳng, Viện trưởng các Viện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
– Bộ trưởng Bộ GTVT (để báo cáo);
– Các Vụ: KH-ĐT, TC;
– Website Bộ GTVT;
– Lưu: VT, TCCB (Tđt).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(đã ký)

Lê Mạnh Hùng

PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1045/QĐ-BGTVT ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Đơn vị tính: người

2012

2013

2014

2015

A

Đào to mi

1

Tng s

6348

6801

7708

8099

2

Theo các trình độ

Tiến s

81

87

98

103

Thc s

765

819

929

976

Đại hc

5502

5895

6681

7020

B

Đào to li, bi dưỡng

1

Tng s

17807

19142

20357

21623

2

Theo các trình độ

Trên đại hc

1220

1311

1394

1481

Đại hc

16587

17831

18963

20142

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 1045/QĐ-BGTVT Phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ ngành Giao thông vận tải đến năm 2015 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *