Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 07/2013/QĐ-TTg Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 07/2013/QĐ-TTg về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
————-
Số: 07/2013/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2013

QUYỂT ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Các chế độ tài chính quy định tại Quyết định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Điều 3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính ph;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chtịch nưc;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơnvị trực thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Chế độ này quy định về chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).

Chế độ này không áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của Nhà nước và các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 3. Ngân hàng Nhà nước được sử dụng các nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động của mình. Chênh lệch thu, chi sau khi trích lập quỹ theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định cụ thể của Chế độ này, số còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 4. Ngân hàng Nhà nước không phải nộp các loại thuế đối với hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.

Điều 5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch thu, chi tài chính; quản lý an toàn, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản được Nhà nước giao.

Điều 6. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

Chương II
VỐN VÀ QUỸ

Điều 7. Ngân hàng Nhà nước quản lý và sử dụng các loại vốn sau đây:

1. Vốn pháp định.

2. Tiền phát hành vào lưu thông để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước.

4. Vốn đi vay.

5. Vốn khác

Điều 8. Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 10.000 (mười ngàn) tỷ đồng.

Việc thay đổi mức vốn pháp định này do Thủ tướng Chính phủ quyết đnh trên cơ sở đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước được hình thành từ các nguồn sau:

1. Các nguồn vốn hiện có: Nguồn vốn ngân sách nhà nước đã cấp và vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định.

2. Nguồn vốn đuợc bổ sung:

a) Vốn ngân sách nhà nước cấp (nếu có).

b) Khoản trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 Chế độ này.

c) Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật.

d) Nguồn vốn khác (nếu có)

Điều 9. Ngân hàng Nhà nước được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư khoản dự phòng rủi ro không vượt quá số phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước. Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng đề bù đắp các khoản tổn thất hoặc coi như tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, gồm có:

1. Các khoản tổn thất phát sinh từ hoạt động tín dụng:

Các khoản nợ được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước.

Các khoản nợ vay, các khoản trả thay tổ chức tín dụng có đủ bằng chứng chắc chắn là không còn khả năng thu hồi nợ khi tổ chức tín dụng bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản tổn thất trong hoạt động thanh toán và ngân quỹ:

Các khoản tn thất trong khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán như sự cố kỹ thuật mạng thanh toán, công nghệ…

Tổn thất về tiền, vàng, tài sản quý và giấy tờ có giá phát sinh trong hoạt động ngân quỹ.

3. Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước:

Tổn thất về tiền, vàng, và giấy tờ có giá gửi tại ngân hàng nưc ngoài do nguyên nhân bất khả kháng như quốc gia nơi Ngân hàng Nhà nước gửi tiền bị chiến tranh, khủng b, phá sản, thiên tai và ngân hàng nước ngoài đó không còn khả năng thanh toán.

Rủi ro do giảm giá chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế; rủi ro trong việc kiểm định chất lượng vàng, giảm giá vàng.

4. Các khoản tn thất khác trong quá trình hoạt động có đủ bằng chứng tin cậy là không còn đối tượng để thu hoặc đối tượng phải thu không còn khả năng thanh toán.

5. Xử lý các khoản thanh toán với nhà nước và ngân sách nhà nước theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

6. Các trường hợp khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Số dư của khoản dự phòng rủi ro được trích lập từ khi có Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ được chuyển thành s dư đu của khoản dự phòng rủi ro được trích lập theo Chế độ này đtiếp tục sử dụng theo quy định.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành quy chế quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro.

Điều 10. Ngân hàng Nhà nước thực hiện trích từ chênh lệch thu, chi hàng năm theo quy định tại Điều 16 Chế độ này để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và Quỹ dự phòng tài chính:

1. Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Số dư thực có của Quỹ không vượt quá 1 (một) lần mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước. Thống đc Ngân hàng Nhà nước quyết định sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cho các mục đích sau đây:

Cho vay hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp sự cố ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng;

– Cho vay đối với các thành viên tham gia hệ thống thanh toán để hỗ trợ hệ thống thanh toán trong trường hợp gặp sự cố đe dọa đến việc đảm bảo an toàn hoạt động thanh toán và an toàn hệ thống ngân hàng;

Cho vay đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đthực hiện các biện pháp góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng sau khi bảo hiểm tiền gửi đã sử dụng các nguồn vốn nhưng không đủ;

Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Khoản 2 và 3, Điều 149 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;

Các khoản phát sinh khác liên quan đến thực hiện chính sách tiền tệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủ trương.

Trường hợp số dư của Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ không đủ để đáp ứng nhu cu sử dụng, Ngân hàng Nhà nước phi hợp với Bộ Tài chính đxuất, trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý phần còn thiếu.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hp với Bộ Tài chính ban hành quy chế quản lý và sử dụng quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

2. Quỹ dự phòng tài chính: Mức tối đa của quỹ không vượt quá 25% vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước. Quỹ dự phòng tài chính được sử dụng:

Bù đắp phần còn lại những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng rủi ro trích lập trong chi phí.

Bù đắp khoản chênh lệch chi lớn hơn thu hàng năm (nếu có) do ảnh hưởng từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng quỹ này. Trường hợp quỹ dự phòng tàichính không đủ bù đắp các tổn thất, thiệt hại, chênh lệch chi lớn hơn thu hàng năm (nếu có), Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tưng Chính phủ biện pháp xử lý phần còn thiếu.

Điều 11. Ngân hàng Nhà nước thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính.

Ngân hàng Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định từ các nguồn vốn: Ngân sách nhà nước cấp; khấu hao tài sản cố định được để lại theo quy định; trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Việc quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, chuyển nhượng, thanh lý, kiểm kê và đánh giá lại tài sản của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương III
THU, CHI TÀI CHÍNH

Điều 12. Ngân hàng Nhà nước có các khoản thu sau đây:

1. Thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư, gồm: Thu lãi cho vay, thu lãi tin gửi, thu vđu tư chứng khoán, thu khác về hoạt động tín dụng.

2. Thu về nghiệp vụ thị trường mở.

3. Thu về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hối (ngoại tệ và vàng).

4. Thu về dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ.

5. Thu phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

6. Lợi tức thu được từ vốn góp vào doanh nghiệp đặc thù.

7. Các khoản thu khác.

Điều 13. Ngân hàng Nhà nước có các khoản chi sau đây:

1. Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng:

a) Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay; chi về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hi; chi về nghiệp vụ thị trường mở;

b) Chi phí in, đúc, bảo quản, bảo vệ, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hi, thay thế và tiêu hủy tiền; chi về dịch vụ thanh toán và thông tin; chi khác vhoạt động nghiệp vụ;

c) Chi cho các hoạt động phòng, chống rửa tiền.

2. Chi cho cán bộ, công chức, nhân viên hp đồng của Ngân hàng Nhà nưc, gồm:

a) Chi lương, phụ cấp lương theo chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức do Nhà nước quy định; chi b sung thu nhập theo cơ chế khoán;

b) Chi ăn trưa hàng tháng, tối đa bằng mức lương tối thiểu quy định đối với cán bộ, công chức nhà nước;

c) Chi trang phục giao dịch; chi phương tiện bảo hộ lao động;

d) Chi khen thưng, phúc lợi định kỳ và đột xuất cho cán bộ, công chức và nhân viên của Ngân hàng Nhà nước; mức chi 2 khoản này hàng năm bằng tổng quỹ lương thực hiện trong năm.

3. Các khoản đóng góp theo lương (kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định), chi cho các hoạt động đoàn thể.

4. Trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.

5. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ bao gồm: Chi vật tư văn phòng; chi về cước phí bưu điện và truyền tin; chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan; chi xăng dầu; chi công tác phí; chi lễ tân, khánh tiết, hội nghị; chi phí cho việc thanh tra, kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; chi đào tạo, hun luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến; chi vtài liệu, sách báo, tạp chí, thư viện, tuyên truyn, quảng cáo, chi cho các hoạt động và quản lý công vụ khác.

6. Chi về tài sản:

a) Trích khấu hao tài sản cố định;

b) Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản; chi mua sắm công cụ lao động; chi thuê tài sản;

c) Chi về thanh lý tài sản.

7. Trích 12% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm để đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng, Khoản chi này được thực hiện cho tới khi Ngân hàng Nhà nước có đủ mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 8 Chế độ này.

8. Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân của các ngành có đóng góp xuất sắc cho hoạt động của Ngân hàng; mức chi tối đa bằng 1 tháng lương bình quân thực hiện trong năm.

9. Các khoản chi từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo chế độ quy định.

10. Chi lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 9 của Chế độ này.

11. Chi về nghiệp vụ góp vốn vào doanh nghiệp đặc thù (không bao gồm phần vốn góp).

12. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Về cơ chế khoán kinh phí hoạt động đối với Ngân hàng Nhà nước.

1. Nguyên tắc khoán kinh phí hoạt động:

a) Xác định mức khoán chi đối với các khoản chi của Ngân hàng Nhà nước, trừ các khoản chi nêu tại Khoản 1, Khoản 6 tiết a, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 và Khoản 11 Điều 13 Chế độ này, trên cơ sở số định biên của Ngân hàng Nhà nước, các định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước, tình hình thực hiện năm trước liền kề, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng hàng năm (CPI) và các khoản chi đột xuất (nếu có).

b) Trích một phần từ chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước để bổ sung kinh phí khoán.

c) Phần kinh phí tiết kiệm được do thực hiện khoán chi và trích từ chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để bổ sung thu nhập cho cán bộ Ngân hàng Nhà nước ở mức tối đa không quá 0,8 lần lương, phụ cấp lương thực tế thực hiện trong năm và sử dụng vào các mục đích khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc phân phối thu nhập theo kết quả, chất lượng hoàn thành công việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo nguyên tắc công bằng, hp lý, gắn thu nhập với hiệu quả công việc.

d) Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế khoán và xác định mức khoán chi phí quản lý cho từng thời kỳ, từ 03 (ba) năm trở lên, có chia ra các năm.

2. Điều chỉnh mức khoán kinh phí hoạt động:

a) Trong thời kỳ thực hiện phương án khoán, từ năm thứ hai trở đi, Ngân hàng Nhà nước được tự điều chỉnh mức khoán của năm theo nguyên tắc:

Đối với các khoản chi cho cán bộ công chức (lương, phụ cấp lương, ăn trưa, khen thưởng phúc lợi, các khoản đóng góp theo lương…) được xác định lại theo mức tiền lương tối thiểu chung củanăm hiện hành và số biên chế được cấp có thẩm quyền giao;

Các khoản chi khác được điều chỉnh lại, tối đa bằng mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) do Tổng cục Thống kê công bố;

Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm điều chnh lại mức khoán nêu trên và báo cáo Bộ Tài chính để quản lý, theo dõi.

Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo và đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh phương án khoán trong các trường hợp sau:

Do bổ sung chức năng, nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

Do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân khách quan khác;

Khi chênh lệch thu, chi thực hiện bị giảm so với kế hoạch từ 20% trở lên do thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Điều 15. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản thu, chi theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Các khoản thu, chi của Ngân hàng Nhà nước được hạch toán theo nguyên tắc kế toán dồn tích. Các khoản thu, chi bằng ngoại tệ, bằng vàng, phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ số quy đổi do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Điều 16.Chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước sau khi trừ phn kinh phí khoán trên chênh lệch thu, chi theo cơ chế khoán được xử lý như sau:

1. Trích lập quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Mức trích bằng 20% chênh lệch thu, chi hàng năm.

2. Trích lập quỹ dự phòng tài chính: Mức trích bằng 10% chênh lệch thu, chi hàng năm.

3. Đóng góp vào các tổ chức quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện cho Chính phủ Việt Nam (nếu trong năm tài chính có phát sinh).

4. Số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.

Việc trích nộp ngân sách nhà nước được thực hiện hàng quý theo hình thức tạm nộp; mức tạm nộp bng 60% chênh lệch thu, chi thực tế của quý, phần còn lại sẽ nộp vào ngân sách nhà nước sau khi báo cáo quyết toán tài chính năm đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạm nộp ngân sách nhà nước cao hơn mức 60% chênh lệch thu, chi thực tế của quý trên cơ sở đảm bảo số tạm nộp trong năm không vượt quá chênh lệch thu, chi phải nộp c năm.

Chương IV
KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO THU, CHI TÀI CHÍNH

Điều 17. Năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Điều 18. Kế hoạch thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước được lập hàng năm, gửi Bộ Tài chính thẩm định và tổng hp vào dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạch toán kế toán và chế độ chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

Điều 19. Báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm được lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và gi Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 15 tháng 02 hàng năm.

Việc kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của Ngân hàngNhà nước do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện. Kết quả kim toán được o cáo Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Tài chính.

Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hưng dẫn thực hiện Chế độ này./.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 07/2013/QĐ-TTg Chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Hóa học 9 bài 55: Thực hành Tính chất của Gluxit Giải Hoá học lớp 9 trang 166

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *