Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 01/2013/QĐ-TTg Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 01/2013/QĐ-TTg về Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
————

Số: 01/2013/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————-

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ LẬP, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Thủ tướng Chính phủ Quyết định ban hành Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UB Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

QUY CHẾ
LẬP, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này hướng dẫn thi hành chi tiết Điều 29 Luật quản lý nợ công và Điều 15 của Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ.

Điều 2. Quỹ tích lũy trả nợ

Quỹ tích lũy trả nợ (sau đây gọi tắt là Quỹ): Là quỹ thuộc ngân sách nhà nước, được Chính phủ thành lập và giao Bộ Tài chính quản lý nhằm bảo đảm khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay về cho vay lại và nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước phát sinh từ các khoản bảo lãnh của Chính phủ.

Điều 3. Yêu cầu quản lý Quỹ

1. Đảm bảo các nhiệm vụ thu và sử dụng nguồn vốn của Quỹ thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý nợ công.

2. Bảo đảm tính thanh khoản, an toàn, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Quỹ, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ.

3. Thực hiện công tác kế toán, kiểm toán và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thu của Quỹ

1. Quỹ có các nguồn thu theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Luật quản lý nợ công.

2. Lập kế hoạch thu của Quỹ

a) Hàng năm theo tiến độ lập dự toán ngân sách nhà nước, căn cứ vào các hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký kết với Bộ Tài chính, các cơ quan cho vay lại có trách nhiệm lập kế hoạch thu hồi vốn cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp. Thời hạn gửi kế hoạch thu hồi vốn là trước ngày 20 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch.

b) Đối với các khoản Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp, các khoản vay có bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính xác định kế hoạch thu hồi nợ, kế hoạch thu phí căn cứ vào các quy định tại các thỏa thuận cho vay lại, các cam kết bảo lãnh đã ký.

c) Đối với khoản thu hợp pháp khác: Bộ Tài chính căn cứ vào các hợp đồng tiền gửi, hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp đồng ứng vốn, đề án cơ cấu lại danh mục nợ và các tài liệu có liên quan khác để xây dựng kế hoạch thu hàng năm của Quỹ.

d) Bộ Tài chính lập kế hoạch thu cụ thể hàng tháng và hàng quý theo tình hình thực tế để chủ động điều hành nguồn thu của Quỹ.

3. Tổ chức công tác thu của Quỹ:

a) Các khoản thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ thực hiện như sau:

– Đối với các thỏa thuận cho vay lại trực tiếp ký giữa Bộ Tài chính và người vay lại: Căn cứ vào các quy định tại thỏa thuận cho vay lại, người vay lại hoàn trả trực tiếp các khoản phải trả vào Quỹ;

– Đối với các hợp đồng ủy quyền cho vay lại thông qua các cơ quan cho vay lại: Căn cứ các quy định trong các hợp đồng ủy quyền cho vay lại, cơ quan cho vay lại thực hiện việc thu hồi nợ từ người vay lại và hoàn trả vào Quỹ theo đúng các quy định trong hợp đồng ủy quyền cho vay lại đã ký với Bộ Tài chính.

b) Thu phí bảo lãnh Chính phủ: Căn cứ vào Văn bản cam kết của người được bảo lãnh với cơ quan cấp bảo lãnh, người được bảo lãnh trực tiếp nộp phí bảo lãnh vào Quỹ.

c) Thu hồi các khoản tạm ứng vốn từ Quỹ: Người được ứng vốn hoàn trả lại Quỹ số tiền đã ứng bao gồm gốc và lãi theo đúng thỏa thuận đã ký giữa Bộ Tài chính và người được ứng vốn.

d) Các khoản lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ: Bộ Tài chính xác định các khoản lãi theo thực tế thu chi đối với từng nghiệp vụ cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ.

đ) Các khoản lãi tiền gửi hoặc lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ được thu theo các quy định cụ thể trong các hợp đồng tiền gửi hoặc ủy thác.

e) Các khoản thu hợp pháp khác: Thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc tại hợp đồng với Quỹ.

Điều 5. Sử dụng Quỹ

1. Nguồn vốn của Quỹ được sử dụng cho các mục đích quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật quản lý nợ công.

2. Lập kế hoạch sử dụng Quỹ:

a) Đối với nghĩa vụ hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản trả nợ cho các khoản vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại: Căn cứ các điều kiện, điều khoản của thỏa thuận vay hoặc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch trả nợ chi tiết hàng năm, trong đó tách riêng nghĩa vụ chi trả nợ cho các khoản vay của Chính phủ về cho vay lại để tổng hợp vào kế hoạch hoàn trả cho ngân sách nhà nước của Quỹ.

b) Đối với các mục đích sử dụng khác: Bộ Tài chính căn cứ vào nhu cầu của ngân sách nhà nước, báo cáo của các đơn vị vay vốn được Chính phủ bảo lãnh, các đề án cơ cấu lại danh mục nợ và kế hoạch thu của Quỹ để xây dựng kế hoạch sử dụng Quỹ cho năm kế hoạch.

c) Bộ Tài chính lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn cụ thể hàng tháng và hàng quý theo tình hình thực tế và theo các mục đích đã quy định.

3. Tổ chức sử dụng Quỹ

a) Chi hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản ngân sách nhà nước đã ứng trả nợ cho các khoản vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại: Thực hiện định kỳ hàng tháng trên cơ sở các chứng từ trả nợ, trong đó tách riêng phần trả nợ cho các khoản vay về cho vay lại. Thời điểm hoàn trả chậm nhất vào ngày 5 của tháng tiếp theo, riêng đối với các khoản dự kiến hoàn trả của tháng 12 sẽ được hoàn trả ngân sách nhà nước trước ngày 30 tháng 12. Số hoàn trả chính thức của tháng 12 sẽ được đối chiếu và chuyển trả trực tiếp trong tháng 01 của năm tiếp theo.

b) Ứng trả thay cho người được bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh chưa trả hoặc không trả được toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ nợ phải trả: Thực hiện theo các quy định tại Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ hiện hành và các cam kết tại các Thư bảo lãnh đã phát hành. Nguồn tiền ứng trước từ Quỹ được thanh toán trực tiếp cho người cho vay. Đồng thời, Bộ Tài chính ký Hợp đồng ứng vốn với người được bảo lãnh để ứng vốn. Người được bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả Quỹ theo đúng các điều kiện tại Hợp đồng ứng vốn đã ký với Bộ Tài chính.

Trường hợp do khoản ứng trả thay quá lớn và Quỹ không đủ nguồn, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép, tạm ứng từ ngân sách nhà nước để chi trả phần còn thiếu. Quỹ có trách nhiệm hoàn lại ngay ngân sách nhà nước khoản tạm ứng khi có đủ nguồn.

c) Ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh nhằm giảm thiểu chi phí đi vay: Thực hiện theo các đề án cơ cấu lại nợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

d) Các khoản ứng vốn khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Các khoản chi phí nghiệp vụ quản lý Quỹ phát sinh trực tiếp từ hoạt động của Quỹ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tổ chức và hoạt động của Quỹ và chế độ nhà nước hiện hành.

Điều 6. Đảm bảo nguồn ngoại tệ của Quỹ

1. Quỹ có trách nhiệm thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trên thị trường để duy trì nguồn ngoại tệ tối thiểu bằng một kỳ trả nợ trong năm đối với các nghĩa vụ trả nợ vay về cho vay lại nhằm đảm bảo khả năng trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ.

2. Trường hợp, sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ để cho ngân sách nhà nước vay; mua trái phiếu Chính phủ hoặc gửi tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam (hoặc VNĐ) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định biện pháp thu hồi đảm bảo ngoại tệ.

Điều 7. Sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ

1. Nguồn tiền của Quỹ còn dư sau khi đã cân đối sử dụng cho các mục đích chi nêu tại Khoản 3 Điều 5 của Quy chế này là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ. Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi phải được bảo toàn và phát triển thông qua các nghiệp vụ quản lý sau:

a) Cho ngân sách nhà nước vay hoặc mua trái phiếu Chính phủ theo khả năng cân đối nguồn của Quỹ. Thời hạn và các điều kiện cho vay mua trái phiếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt vay theo quy định. Ngân sách nhà nước có trách nhiệm bố trí hoàn trả cho Quỹ khi đến hạn.

b) Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trong nước có uy tín do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo cho Bộ Tài chính trên cơ sở chào lãi suất cạnh tranh. Dành tối thiểu 80% nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi nêu tại Điểm a, b trên đây để cho ngân sách nhà nước vay, mua trái phiếu Chính phủ và gửi tại các ngân hàng, tổ chức tài chính của Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm cổ phần chi phối.

c) Sử dụng dịch vụ ủy thác quản lý vốn của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước có uy tín của Việt Nam theo đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc quản lý, sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ, đảm bảo an toàn, tính thanh khoản và hiệu quả theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Đảm bảo an toàn;

b) Đảm bảo tính thanh khoản;

c) Đảm bảo hiệu quả.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 01/2013/QĐ-TTg Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Quyết định 2904/QĐ-BGDĐT Đính chính Phụ lục 1 và 2 của Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *