Bạn đang xem bài viết ✅ Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên khi vi phạm kỷ luật ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn Nguyên tắc và quy trình xử lý kỷ luật đảng viên khi vi phạm kỷ luật được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và được đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn nắm vững được nguyên tắc, quy trình cũng như là thủ tục thi hành kỷ luật trong Đảng. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải quy trình xử lý kỉ luật Đảng viên tại đây.

Nguyên tắc, quy trình xử lý kỷ luật đảng viên khi vi phạm kỷ luật

Theo quy định tại Điều 2 quyết định số 181/QĐ- TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm ngày 30 tháng 03 năm 2013 có quy định như sau:

I. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

1. Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh.

2. Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3. Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Trong xử lý kỷ luật, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm kết luận dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã được giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn vẫn làm trái; ý thức tự phê bình và phê bình kém, không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất kịp thời hoặc để kéo dài; có hành vi đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị xúi giục, lôi kéo, đồng tình làm sai.

Tham khảo thêm:   Thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu

4. Các hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.

Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.

5. Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.

6. Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kỳ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.

Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng.

7. Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xử lý vụ việc, nếu đảng viên có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm của đảng viên để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

Tham khảo thêm:   Sáng kiến kinh nghiệm Lớp 1: Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh Mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Việt lớp 1

8. Trong cùng một vụ việc có nhiều đảng viên vi phạm thì mỗi đảng viên đều phải bị xử lý kỷ luật về nội dung vi phạm của mình.

9. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, chi bộ có thẩm quyền thi hành kỷ luật, khi quyết định kỳ luật oan, sai đối với đảng viên phải chủ động thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó; nếu tổ chức đảng đã quyết định kỳ luật đối với đảng viên mà tổ chức đảng đó có vi phạm trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đến mức phải kỷ luật thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định.

II. Quy trình thực hiện một vụ xử lý kỷ luật ở cơ sở.

1. Chi uỷ (đảng uỷ) xây dựng kế hoạch, thảo luận thống nhất, tiến hành.

2. Đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm làm tự kiểm điểm theo dướng dẫn theo chi uỷ (đảng Uỷ); quá trình đảng viên (tổ chức đảng) vi phạm chuẩn bị tự kiểm điểm thì chi uỷ (đảng uỷ) phân công người tìm hiểu, thẩm tra, xác minh những vấn đề cần thiết.

3. Đảng viên hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bầy tự kiểm điểm trước chi bộ hoặc hội nghị đảng uỷ. Chi bộ hoặc đảng uỷ thảo luận đóng góp ý kiến kết luận rõ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân của vi phạm và biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật hoặc đề nghị hình thức kỷ luật (theo thẩm quyền).

4. Trường hợp đảng viên vi phạm có giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước hoặc đoàn thể chính trị-xã hội ở cấp cơ sở thì đảng uỷ cơ sở chỉ đạo các cơ quan và đoàn thể ấy xử lý kỷ luật theo đúng thẩm quyền, thủ tục của các tổ chức ấy.

5. Sau khi có quyết định thi hành kỷ luật của chi bộ hoặc cấp có thẩm quyền cần kịp thời công bố quyết định để đảng viên hoặc tổ chức đảng vi phạm chấp hành.

6. Báo cáo việc thi hành kỷ luật lên cấp uỷ và UBKT cấp trên.

7. Ghi lý lịch đảng viên (thực tế).

8. Lập và lưu trữ hồ sơ: Hồ sơ kỷ luật gồm có 6 loại ( sơ yếu lý lịch đảng viên; bản tự kiểm điểm; biên bản hội nghị xem xét, kết luận và biểu quyết kỷ luật; báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật (nếu không thuộc thẩm quyền quyết định) của chi bộ, đảng uỷ; tài liệu thẩm tra, xác minh; quyết định thi hành kỷ luật.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI Soạn Sử 7 trang 90 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

9. Rút kinh nghiệm.

III. Thủ tục thi hành kỷ luật trong Đảng gồm những quy định chủ yếu sau đây:

1- Đảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét, xử lý kỷ luật.

2- Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên cấp ủy cấp trên quyết định.

3- Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.

4- Quyết định của cấp dưới về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải báo cáo lên cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp; nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.

5- Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm. Trường hợp cần thông báo rộng hơn thì do cấp ủy có thẩm quyền quyết định. Quyết định kỷ luật của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với đảng viên vi phạm, nếu cần thông báo rộng hơn thì do ủy ban kiểm tra cấp trên quyết định.

6- Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.

7- Việc biểu quyết kỷ luật phải thực hiện bằng phiếu kín.

8- Đảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức, thì tùy nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ.

9- Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền phải quyết định khai trừ ra khỏi Đảng.

10- Đảng viên bị kỷ luật cách chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp ủy, không được bổ nhiệ vào các chức vụ tương đương và cao hơn.

11- Đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới về kỷ luật cách chức, khai trừ đảng viên, giải tán tổ chức đảng khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên quyết định và công bố thì đảng viên đó vẫn được sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng đó vẫn được hoạt động.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên khi vi phạm kỷ luật của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *