Bạn đang xem bài viết ✅ Quy định 89-QĐ/TW Quy định tiêu chuẩn đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 04/08/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 89-QĐ/TW khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, có hiệu lực kể từ ngày ban hành quy định. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết và tải quy định tại đây.

Nội dung Quy định 89-QĐ/TW

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
——-

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————

Số: 89-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2017

QUY ĐỊNH

KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH, ĐỊNH HƯỚNG KHUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CẤP

– Căn cứ Điều lệ Đảng;

– Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;

– Xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương,

Bộ Chính trị quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp như sau:

I- KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

1- Về chính trị tư tưởng: Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trong bất cứ tình huống nào, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Yên tâm công tác, chấp hành nghiêm sự phân của của tổ chức và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

2- Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật: Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục địa phương 8 Chương trình giáo dục địa phương lớp 8

3- Về trình độ: Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Đảng, Nhà nước; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp.

4- Về năng lực và uy tín: Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo. Có khả năng phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ. Có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và vì nhân dân phục vụ. Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo; gương mẫu, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.

5- Về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định; có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý.

II- ĐỊNH HƯỚNG KHUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

1- Nhóm tiêu chí về chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc

1.1- Chính trị tư tưởng

– Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.

– Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức.

– Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

– Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các đợt sinh hoạt chính trị và cập nhật kiến thức mới.

Tham khảo thêm:   Vật lí 11 Bài 17: Điện trở - Định luật Ohm Giải Lý 11 Chân trời sáng tạo trang 103, 104, 105, 106, 107

1.2- Đạo đức, lối sống

– Không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

– Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị.

– Có tinh thần đoàn kết, xây dựng, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.

– Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

1.3- Tác phong, lề lối làm việc

– Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.

– Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc.

– Hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

1.4- Ý thức tổ chức kỷ luật

– Chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác.

– Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của địa phương, cơ quan, đơn vị nơi công tác.

– Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định.

– Báo cáo đầy đủ, trung thực với cấp trên; cung cấp thông tin chính xác, khách quan.

2- Nhóm tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

2.1- Tiêu chí chung

– Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

– Quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

– Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đảng viên, người lao động.

– Quan hệ, phối hợp giữa cấp ủy và tập thể lãnh đạo, sự đoàn kết, thống nhất trong địa phương, cơ quan, đơn vị.

– Xây dựng và thực hiện chương trình hành động hằng năm của cá nhân để tập thể chi bộ góp ý và kiểm tra, giám sát thực hiện.

2.2- Tiêu chí đặc thù theo từng nhóm chức danh cán b

2.2.1- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu của Đảng

– Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, ban hành, sơ kết, tổng kết các chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp của cấp ủy về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và nhiệm vụ chính trị được giao.

– Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra.

– Thẩm định, thẩm tra các nghị quyết, chính sách, giải pháp của cấp ủy về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và các nhiệm vụ chính trị được giao.

Tham khảo thêm:   Bài phát biểu ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 (5 mẫu) Bài phát biểu ngày 27/2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam

2.2.2- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan hành chính nhà nước

– Thực hiện chức năng quản lý nhà nước; tổ chức và theo dõi việc thi hành, thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực được phân công.

– Tham mưu, hoạch định, cụ thể hóa, chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn kiểm tra các chủ trương, chính sách, kế hoạch phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại, cải cách hành chính,… theo ngành, lĩnh vực từ trung ương đến địa phương.

– Thực hiện cải cách hành chính, chế độ công chức, công vụ; chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền.

2.2.3- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan dân c

– Xây dựng, thẩm định, thẩm tra, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.

– Tham mưu để cơ quan có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng.

– Thực hiện chức năng giám sát hoặc chức năng khác được giao theo luật định.

– Phối hợp tổ chức tiếp xúc, giải quyết các kiến nghị hợp pháp, chính đáng của cử tri.

2.2.4- Đối với cán bộ lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội

– Nắm tình hình nhân dân và các tổ chức trong khối mặt trận; tổ chức nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, giải pháp với cấp ủy, chính quyền cùng cấp về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và các nhiệm vụ khác.

– Tổ chức thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội; giữ mối liên hệ và gắn bó với nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng; tham gia xây dựng Đảng và chính quyền; tổ chức tập hợp xây dựng liên minh chính trị và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

– Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, đoàn viên, hội viên và tầng lớp nhân dân.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quy định 89-QĐ/TW Quy định tiêu chuẩn đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *