Bạn đang xem bài viết ✅ Phương pháp giải và các bài toán về cơ học vật rắn Bài tập phần cơ học vật rắn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phương pháp giải và các bài toán về cơ học vật rắn là tài liệu rất hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 12.

Tài liệu tổng hợp các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập về cơ học vật rắn. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn tập kiến thức Vật lý hiệu quả nhằm ôn thi học sinh giỏi môn Vật lý và ôn thi THPT Quốc gia 2019 đạt hiệu quả cao. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Phương pháp giải và các bài toán về cơ học vật rắn

Dạng 1: Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định

1. Chuyển động quay đều: γ = 0 => ω = const

Trong các bài toán này, thông thường ta chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu khảo sát (t = 0).

Góc quay: φ = φo + ωt

2. Chuyển động quay biến đổi đều: γ = const (γ là gia tốc góc của vật rắn chuyển động quay)

+ Biểu thức tính gia tốc: γ = (ω – ωo)/t

+ Tốc độ góc tức thời: ω = ωo + 1/2 γt: Vận tốc góc biến đổi theo hàm bậc nhất đối với thời gian t.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 5 vòng 2 năm 2017 - 2018 (Có đáp án) Đề thi giải toán qua mạng lớp 5

+ Góc quay: φ = φo + ωot + 1/2γt2 => α = φ – φo = ωot + 1/2γt2 là góc quay được trong thời gian t.

Trong đó: φo, ωo là toạ độ góc, tốc độ góc tại thời điểm ban đầu (t = 0).

* Liên hệ giữa vận tốc góc, gia tốc góc và góc quay: ω2 – ωo2 = 2γ(φ – φo) => α = φ – φo = (ω2 – ωo2)/2γ

Lưu ý:

– Trong chuyển động nhanh dần: ωγ > 0 và trong chuyển động chậm dần ωγ < 0

– Liên hệ giữa vận tốc dài, vận tốc góc và bán kính quỹ đạo: v = ωr

– Liên hệ giữa gia tốc hướng tâm và vận tốc dài: aht = an = v2/r = ω2r.

– Trong chuyển động quay biến đổi đều, gia tốc của vật rắn bao gồm hai thành phần, thành phần tiếp tuyến và thành phần pháp tuyến:

Thành phần tiếp tuyến : Đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm về độ lớn của vector vận tốc => ↑↑ hoặc ↑↓

Thành phần pháp tuyến : Đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm về hướng của vector vận tốc =>

* Khi đó ta có: => a2 = an2 + at2

Với: at = γr và an = ω2r => a = r√(ω4 + r2).

Bài 1: Một đĩa CD quay đều với tốc độ quay 450 vòng/ phút trong một ổ đọc của máy vi tính. Tốc độ góc của đĩa CD đó tính theo rad/s là bao nhiêu?

Hướng dẫn: – Ta có ω = 450/60 . 2π = 15π rad/s.

Bài 2: Tốc độ dài của một điểm trên vành cánh quạt là 20m/s. Biết cánh quạt dài 20cm. Tốc độ góc của cánh quạt là:

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Fluency Time! 1: Lesson One Fluency Time trang 30 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn: Áp dụng công thức: v = ωr → ω = v/r = 20/0,2 = 100 rad/s

Bài 3: Một vật rắn quay đều với tốc độ góc 50 rad/s. Tại thời điểm ban đầu vật có toạ độ góc là 5 rad. Sau 2s vật có toạ độ:

Hướng dẫn: – Ta có φ = φo + ωt = 5 + 50.2 = 105 rad.

Câu 4: Một bánh đà của động cơ quay nhanh dần đều, sau khi khởi động được 2s thì góc quay của bánh đà là 140 rad. Tốc độ góc tại thời điểm đó là:

………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phương pháp giải và các bài toán về cơ học vật rắn Bài tập phần cơ học vật rắn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *