Bạn đang xem bài viết ✅ Phụ lục Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH Biểu mẫu xây dựng kế hoạch giáo dục cấp THCS, THPT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phụ lục Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH quy định về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. 

Trọn bộ biểu mẫu theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH bao gồm 4 phụ lục I, II, III, IV. Qua 4 phụ lục này giúp giáo viên tham khảo, biết cách xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy các môn học và soạn giáo án, đảm yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục cấp THCS và THPT linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục. Vậy sau đây là 4 Phụ lục Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, mời các bạn cùng tải tại đây.

Phụ lục I: Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNG: ………….

TỔ: ……………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC …………………….., KHỐI LỚP…………

(Năm học 20….. – 20…..)

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: ………………; Số học sinh: ……..; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):……………

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên:……….; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: …….. Đại học:………..; Trên đại học:………….

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên : Tốt:……..; Khá:……..; Đạt:………….; Chưa đạt:……..

3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT Thiết bị dạy học Số lượng Các bài thí nghiệm/thực hành Ghi chú
1
2
3

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT Tên phòng Số lượng Phạm vi và nội dung sử dụng Ghi chú
1
2

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

STT Bài học(1) Số tiết(2) Yêu cầu cần đạt(3)
1
2

2. Chuyên đề lựachọn(đối với cấp trung học phổ thông)

STT Chuyên đề(1) Số tiết(2) Yêu cầu cần đạt(3)
1
2

(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề/chuyên đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.

(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài học/chủ đề/chuyên đề.

(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt theo chương trình môn học: Giáo viên chủ động các đơn vị bài học, chủ đề và xác định yêu cầu (mức độ) cần đạt.

3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá Thời gian(1) Thời điểm(2) Yêu cầu cần đạt(3) Hình thức(4)
Giữa Học kỳ 1
Cuối Học kỳ 1
Giữa Học kỳ 2
Cuối Học kỳ 2

(1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.

(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.

(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).

(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.

III. Các nội dung khác (nếu có):

……………………………………………………… …………………………………………………………………

……………………………………………………… ………………………………………………………………….

TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

…., ngày tháng năm 20…

HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục II: Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNG: ……………….

TỔ: ………………………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Năm học 20….. – 20…..)

1. Khối lớp: ………………….; Số học sinh:…………….

STT Chủ đề(1) Yêu cầu cần đạt(2) Số tiết(3) Thời điểm(4) Địa điểm(5) Chủ trì(6) Phối hợp(7) Điều kiện thực hiện(8)
1
2

2. Khối lớp: ………………….; Số học sinh:…………….

STT Chủ đề(1) Yêu cầu cần đạt(2) Số tiết(3) Thời điểm(4) Địa điểm(5) Chủ trì(6) Phối hợp(7) Điều kiện thực hiện(8)
1
2

3. Khối lớp: ………………….; Số học sinh:…………….

(1) Tên chủ đề tham quan, cắm trại, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.

(2) Yêu cầu (mức độ) cần đạt của hoạt động giáo dục đối với các đối tượng tham gia.

(3) Số tiết được sử dụng để thực hiện hoạt động.

(4) Thời điểm thực hiện hoạt động (tuần/tháng/năm).

(5) Địa điểm tổ chức hoạt động (phòng thí nghiệm, thực hành, phòng đa năng, sân chơi, bãi tập, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạidi sản, tại thực địa…).

(6) Đơn vị, cá nhân chủ trì tổ chức hoạt động.

(7) Đơn vị, cá nhân phối hợp tổ chức hoạt động.

(8) Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, học liệu…

TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

…., ngày tháng năm 20…

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục III: Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNG: …………………………
TỔ: …………………………………

Họ và tên giáo viên: …………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC …………………….., LỚP…………

(Năm học 20….. – 20…..)

I. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

STT Bài học(1) Số tiết(2) Thời điểm(3) Thiết bị dạy học(4) Địa điểm dạy học(5)
1
2

2. Chuyên đề lựa chọn(đối với cấp trung học phổ thông)

STT Chuyên đề (1) Số tiết (2) Thời điểm (3) Thiết bị dạy học (4) Địa điểm dạy học (5)
1
2

(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.

(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài dạy/chuyên đề.

(3) Tuần thực hiện bài học/chuyên đề.

(4) Thiết bị dạy học được sử dụng để tổ chức dạy học.

(5) Địa điểm tổ chức hoạt động dạy học (lớp học, phòng học bộ môn, phòng đa năng, bãi tập, tại di sản, thực địa…).

2. Nhiệm vụ khác (nếu có): (Bồi dưỡng học sinh giỏi; Tổ chức hoạt động giáo dục…)

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

… ngày….. tháng…. năm……

GIÁO VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục IV: Khung kế hoạch bài dạy

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

Trường:……………….

Tổ:……………………….

Họ và tên giáo viên:

……………………

TÊN BÀI DẠY: …………………………………..

Môn học/Hoạt động giáo dục: ……….; lớp:………

Thời gian thực hiện: (số tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.

2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.

3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)

a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.

Tham khảo thêm:   Đọc: Người thầy đầu tiên của bố tôi - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 Bài 15

d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).

a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.

c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.

d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.

c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.

d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).

b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.

c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.

d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.

Ghi chú:

1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.

2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.

3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi – đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.

4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học

– Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.

– Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

– Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).

– Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./.

Mẫu kế hoạch giáo dục theo Công văn 5512

Phụ lục I

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNGTHCS ……………
TỔ: NGỮ VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGỮ VĂN, KHỐI LỚP 7

(Năm học 2022 – 2023)

I. Đặc điểm tình hình

1 Số lớp: 6; Số học sinh: 192; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):……………

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên:2; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0; Đại học: 2; Trên đại học: 0

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên : Tốt:1; Khá:1; Đạt: 0; Chưa đạt: 0.

3. Thiết bị dạy học:Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

Máy tính.

02

Dạy các bài/ chủ đề trong chương trình của bộ sách

Bài 1. Bầu trời tuổi thơ

Bài 2. Khúc nhạc tâm hồn

Bài 3. Cội nguồn yêu thương

Bài 4. Giai điệu đất nước

Bài 5. Màu sắc trăm miền

Bài 6. Bài học cuộc sống

Bài 7. Thế giới viễn tưởng

Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành

Bài 9. Hòa điệu với tự nhiên

Bài 10. Trang sách và cuộc sống

Máy tính cá nhân

2

Ti vi

02

Dạy các bài/ chủ đề trong chương trình của bộ sách

Bài 1. Bầu trời tuổi thơ

Bài 2. Khúc nhạc tâm hồn

Bài 3. Cội nguồn yêu thương

Bài 4. Giai điệu đất nước

Bài 5. Màu sắc trăm miền

Bài 6. Bài học cuộc sống

Bài 7. Thế giới viễn tưởng

Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành

Bài 9. Hòa điệu với tự nhiên

Bài 10. Trang sách và cuộc sống

Ti vi trong phòng học.

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Sân trường

1

Bài 5. Màu sắc trăm miền (Phần Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại)

Sân trường

2

Thư viện

1

Bài 10. Trang sách và cuộc sống (Phần Nói và nghe: giới thiệu sản phẩm sáng tạo từ sách).

Thư viện

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

STT

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

1

Bài 1.

Bầu trời tuổi thơ

13 tiết

1. Về năng lực:

– Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.

– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.

– Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.

– Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

2. Về phẩm chất:Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.

2

Bài 2.

Khúc nhạc tâm hồn

12 tiết

1. Về năng lực:

– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ, năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

– Nhận biết được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và hiểu được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ này.

– Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

– Biết trân trọng, vun đắp tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước.

2. Về phẩm chất:Biết trân trọng, vun đắp tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước.

3

Bài 3.

Cội nguồn yêu thương

15 tiết

1. Về năng lực:

– Nhận biết được tính cách nhân vật; nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.

– Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện.

– Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.

– Bước đầu biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng sự khác biệt.

2. Về phẩm chất: Biết bồi đắp, trân trọng tình yêu thương.

4

Ôn tập và kiểm tra giữa kì I

03 tiết

1.Vềnăng lực:

Biếtôn tập tổng hợp, kiểm tra đánh giá kĩ năng Đọc – hiểu, Viết.

– Ôn tập, củng cố kiến thức đã học; đánh giá được năng lực đọc hiểu, năng lực viết đoạn văn, bài văn về các thể loại/ chủ đề đã học (truyện kể theo ngôi 1 và ngôi 3, thơ bốn chữ, năm chữ); nắm được giá trị nội dung và hình thức của các văn bản, vận dụng vào thực tiễn.

– Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ, mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ, số từ, phó từ; cách sử dụng từ đơn, từ láy; nghĩa của từ ngữ; các biện pháp tu từ

– Viết được viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ; viết được bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

2. Về phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

– Có trách nhiệm trong việc làm bài kiểm tra; chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy lúc làm bài; thể hiện sự tôn trọng những bạn xung quanh.

5

Bài 4.

Giai điệu đất nước

12 tiết

1. Về năng lực:

– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

– Hiểu được khái niệm ngữ cảnh, nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh và biết vận dụng để dùng từ ngữ đúng với ngữ cảnh.

– Viết được bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

2. Về phẩm chất: Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

6

Bài 5.

Màu sắc trăm miền

15 tiết

1. Về năng lực:

– Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn và hiểu được chủ đề, thông điệp của văn bản.

– Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ các vùng miền.

– Viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách.

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

. 2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm. (Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền)

7

Ôn tập và kiểm tra cuối kì I.

03 tiết

1. Năng lực:

– Ôn tập, củng cố được kiến thức đã học; đánh giá được kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng viết đoạn văn, bài văn về các thể loại/ chủ đề đã học (thơ bốn chữ, năm chữ: bút kí, tản văn, văn bản tường trình); nhận biết và phân tích được giá trị nội dung và hình thức của các văn bản, vận dụng vào thực tiễn.

– Nhận biết nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, điệp ngữ); dấu câu (dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn); từ ngữ địa phương.

Viết được bài văn biểu cảm về con người hoặc sự vật.

2. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

– Có trách nhiệm trong việc làm bài kiểm tra; chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy lúc làm bài; thể hiện sự tôn trọng những bạn xung quanh.

8

Bài 6. Bài học cuộc sống

12 tiết

1. Về năng lực:

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề.

– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

– Hiểu được đặc điểm và chức năng của thành ngữ, đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá.

Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến của người viết; đưa ra lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

Biết kể lại được một truyện ngụ ngôn: kể đúng truyện gốc, có cách kể chuyện linh hoạt hấp dẫn.

2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm.

Có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian hay của người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm.

9

Bài 7. Thế giới viễn tưởng.

15 tiết

1. Về năng lực:

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

– Hiểu được đặc điểm và chức năng của liên kết và mạch lặc, công dụng của dấu chấm lửng trong văn bản.

– Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.

Biết thảo luận về một vấn đề gây tranh cãi, xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các ý kiến khi thảo luận.

Kể lại được một truyện cổ tích bằng lời kể của một nhân vật.

2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái: biết khát vọng và ước mơ; có ý chí biết khát vọng, ước mơ tốt đẹp thành hiện thực.

10

Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành

13 tiết

1. Về năng lực:

– Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện qua ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

– Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu hơn văn bản.

– Hiểu được các biện pháp và từ ngữ liên kết thường dùng trong văn bản; nhận biết và hiểu được đặc điểm, chức năng của thật ngữ.

– Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống; biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

2. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm: sống trung thực, thể hiện đúng suy nghĩ riêng của bản thân; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

11

Ôn tập, kiểm tra giữa kì II

03 tiết

1. Năng lực:

– Nhận biết và trình bày được đặc trưng của truyện ngụ ngôn, tục ngữ, khoa học viễn tưởng.

– Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện qua ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

– Nhận biết, biết cách sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ (nói quá), công dụng của dấu câu (dấu chấm lửng); hiểu được đặc điểm và chức năng của liên kết và mạch lạc.

Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả; viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

2. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

– Có trách nhiệm trong việc làm bài kiểm tra; chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy lúc làm bài; thể hiện sự tôn trọng những bạn xung quanh.

12

Bài 9. Hòa điệu với tự nhiên

15 tiết

1. Về năng lực:

Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin, vai trò của các chi tiết, cách triển khai, tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ; nêu được trải nghiệm giúp bản thân hiểu văn bản hơn.

– Nhận biết được đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

– Nhận biết và hiểu được đặc điểm, chức năng của cước chú và tài liệu tham khảo văn bản thông tin; hiểu được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó.

– Bước đầu biết viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Giải thích được (dưới hình thức nói) quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm: biết lựa chọn và trân trọng cách sống hài hòa với tự nhiên.

13

Bài 10. Trang sách và cuộc sống

08 tiết

1. Về năng lực:

– Phát triển kĩ năng tự đọc sách; đọc mở rộng văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin theo các chủ đề đã học.

– Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm và nội dung chính của văn bản với mục đích của nó.

Phát triển kĩ năng viết: viết về một nhân vật yêu thích.

Phát triển kĩ năng nói và nghe: trình bày, trao đổi về sách, nhân vật yêu thích và các đề tài có liên quan.

2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm: Yêu thích đọc sách, có ý thức giữ gìn sách và biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.

14

Ôn tập và kiểm tra cuối kì II.

03 tiết

1. Năng lực:

– Hiểu và trình bày được kiến thức về văn bản thông tin và văn bản nghị luận văn học; nhận biết và thực hành sử dụng thuật ngữ, cước chú, các yếu tố Hán Việt.

Viết được bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, viết được bài văn phân tích một nhân vật văn học trong cuốn sách đã đọc.

2. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

– Có trách nhiệm trong việc làm bài kiểm tra; chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy lúc làm bài; thể hiện sự tôn trọng những bạn xung quanh.

Tham khảo thêm:   KHTN 9 Bài 31: Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất Giải KHTN 9 Cánh diều trang 149, 150, 151, 152, 153

2. Chuyên đề lựachọn(đối với cấp trung học phổ thông)

STT Chuyên đề(1) Số tiết(2) Yêu cầu cần đạt(3)
1
2

(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề/chuyên đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.

(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài học/chủ đề/chuyên đề.

(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt theo chương trình môn học: Giáo viên chủ động các đơn vị bài học, chủ đề và xác định yêu cầu (mức độ) cần đạt.

3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian

(1)

Thời điểm

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Hình thức

(4)

Giữa Học kỳ 1

90 phút

Tuần 11

1. Năng lực:

Nhận biết được bài kiểm tra giữa kỳ I có hai phần:

– Phần đọc hiểu: Phần đọc hiểu nêu ý nghĩa của truyện kể theo ngôi 1 và ngôi 3, thơ bốn chữ, năm chữ); nắm được giá trị nội dung và hình thức của các văn bản, vận dụng vào thực tiễn. Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ, mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ, số từ, phó từ; cách sử dụng từ đơn, từ láy; nghĩa của từ ngữ; các biện pháp tu từ.

– Phần Viết: viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ; viết được bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy.

2. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm

Trắc nghiệm và tự luận. Viết trên giấy thi.

Cuối Học kỳ 1

90 phút

Tuần 18

1. Năng lực:

Nhận biết được bài kiểm tra cuối kỳ I có hai phần:

– Phần đọc hiểu : Phần đọc hiểu nêu ý nghĩa của truyện hoặc thơ thơ bốn chữ, năm chữ: bút kí, tản văn, văn bản tường trình); nhận biết và phân tích được giá trị nội dung và hình thức của các văn bản, vận dụng vào thực tiễn. Nhận biết nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, điệp ngữ); dấu câu (dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn); từ ngữ địa phương.

– Phần Viết: viết được bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc có bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy.

2. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm

Trắc nghiệm và tự luận. Viết trên giấy thi.

Giữa Học kỳ 2

90 phút

Tuần 29

1. Năng lực:

Nhận biết được bài kiểm tra giữa kỳ II có hai phần:

– Phần đọc hiểu: Nhận biết và trình bày được đặc trưng của truyện ngụ ngôn, tục ngữ, khoa học viễn tưởng. Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện qua ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Nhận biết, biết cách sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ (nói quá), công dụng của dấu câu (dấu chấm lửng); hiểu được đặc điểm và chức năng của liên kết và mạch lạc.

– Phần Viết: viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả; viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống có bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy.

2. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm

Trắc nghiệm và tự luận. Viết trên giấy thi.

Cuối Học kỳ 2

90 phút

Tuần 35

1. Năng lực:

Nhận biết được bài kiểm tra cuối kỳ I có hai phần:

– Phần đọc hiểu: hiểu và trình bày được kiến thức về văn bản thông tin và văn bản nghị luận văn học; nhận biết và thực hành sử dụng thuật ngữ, cước chú, các yếu tố Hán Việt.

– Phần viết thì viết được bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, viết được bài văn phân tích một nhân vật văn học trong cuốn sách đã đọc, có bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy.

2. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm

Trắc nghiệm và tự luận. Viết trên giấy thi.

Tham khảo thêm:   Mẫu bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết Bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi tiết

(1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.

(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.

(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).

(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.

III. Các nội dungkhác (nếu có):

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

……………, ngày tháng năm 2022

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục II

KHUNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNGTHCS ……………
TỔ: NGỮ VĂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Năm học 2022 – 2023)

I. Khối lớp: 7; Số học sinh:192

STT

Chủ đề

(1)

Yêu cầu cần đạt

(2)

Số tiết

(3)

Thời điểm

(4)

Địa điểm

(5)

Chủ trì

(6)

Phối hợp

(7)

Điều kiện thực hiện

(8)

1

Chủ đề.Bài 5. Màu sắc trăm miền (Phần Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại)

– HS trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại).

– Thể hiện tình yêu, lòng tự hào với nơi mình ở hoặc đã từng đến

1

Tuần 17, tháng 12 năm 2021

Sân trường

GVBM

TT, Tổng phụ trách

Âm thanh ngoài trời, phông, maket, phần thưởng

2

Chủ đề: Bài 10. Trang sách và cuộc sống (Phần Nói và nghe: giới thiệu sản phẩm sáng tạo từ sách).

– HS trình bày được quan điểm của mình về sự cần thiết phải đọc sách

– Biết cách giới thiệu sản phẩm sáng tạo từ sách

2

Tuần 34, tháng 05, năm 2022

Thư viện

GVBM

GV tổ Ngữ văn, Phụ trách thư viện

Âm thanh ngoài trời, một số sản phẩm sáng tạo từ sách, phần thưởng.

(1) Tên chủ đề tham quan, cắm trại, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.

(2) Yêu cầu (mức độ) cần đạt của hoạt động giáo dục đối với các đối tượng tham gia.

(3) Số tiết được sử dụng để thực hiện hoạt động.

(4) Thời điểm thực hiện hoạt động (tuần/tháng/năm).

(5) Địa điểm tổ chức hoạt động (phòng thí nghiệm, thực hành, phòng đa năng, sân chơi, bãi tập, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản, tại thực địa…).

(6) Đơn vị, cá nhân chủ trì tổ chức hoạt động.

(7) Đơn vị, cá nhân phối hợp tổ chức hoạt động.

(8) Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, học liệu…

TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

……………, ngày …tháng ………..năm 2023

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phụ lục Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH Biểu mẫu xây dựng kế hoạch giáo dục cấp THCS, THPT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *