Bạn đang xem bài viết ✅ Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Ngữ văn (3 bộ sách) Góp ý SGK lớp 9 năm 2024 – 2025 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Ngữ văn năm 2024 – 2025 gồm 3 bộ, giúp thầy cô đưa ra những lời nhận xét, đánh giá về 3 bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo.

Với những lời nhận xét, góp ý môn Văn 9 chi tiết từng nội dung, từng trang, từng dòng, cùng lý do đề xuất cụ thể sẽ góp phần cải thiện bộ sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 – 2025 trước khi đưa vào giảng dạy đại trà. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm góp ý SGK lớp 9 môn Lịch sử – Địa lí, Giáo dục thể chất, Công nghệ 9. Vậy mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Phiếu góp ý SGK lớp 9 môn Ngữ văn năm 2024 – 2025

Phiếu góp ý SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

ĐƠN VỊ…………………
TRƯỜNG THCS ……

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾUGÓPÝ BẢNMẪU SÁCHGIÁO KHOA
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP9
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC

Họ và tên giáo viên:………………………..

Đơn vị công tác: Trường THCS………

Nội dung góp ý

Tênbài

Trang/dòng

Nộidung

hiệntại

Đềnghị

chỉnhsửa

dođềxuất

Mục lục

Trang 5-6 (tập 1), trang 3-4 (tập 2).

Thực hành tiếng Việt

Nên thêm cụ thể nội dung phần tiếng Việt

Để dễ dàng nhận biết đơn vị kiến thức cần thực hành ở tùng chủ đề.

Văn bản 2: Lơ Xít

Trang 125

Thể hiện đấu tranh nội tâm của nhân vật, Các câu hỏi tập trung thể hiện bi kịch về lí do và hành động của Rô-dri-gơ sau khi giết cha của si-men.

Thay bằng tác phẩm khác cũng thiên về bi kịch nhưng không có tư tưởng tiêu cực là giết người.

Để nội dung mang tính giáo dục cao hơn.

Viết

tất cả các bài viết

Phần bài tham khảo mẫu

Phần bài tham khảo mẫu cần thêm các câu hỏi gợi ý phân tích bài mẫu.

Để bám sát thực tiễn và giúp HS hình dung rõ từng nội dung có ở bài mẫu

Bài 6: Giải mã những bí mật

Trang 30

Viết truyện ngắn sáng tạo

Bài phân tích mẫu tham khảo cần lấy những bài gần gũi, quen thuộc để học sinh hình dung. Bài “Con mèo Đại Úy” xa lạ, học sinh chưa hiểu nội dung và khó vận dụng thực hành tưởng tượng viết bài.

Nên lấy bài phân tích mẫu gần gũi, quen thuộc.

….…, ngày ….. tháng… năm……..
GIÁO VIÊN

Phiếu góp ý SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

ĐƠN VỊ…………………
TRƯỜNG THCS ……

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾUGÓPÝ BẢNMẪU SÁCHGIÁO KHOA
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP9
BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Họ và tên giáo viên:………………………..

Đơn vị công tác: Trường THCS………

Nội dung góp ý

Tênbài

Trang/dòng

Nộidung

hiệntại

Đềnghị

chỉnhsửa

dođềxuất

Tất cả các trang từ bài 1 ->10

Logo của sách

Nên bỏ các Logo ở từng trang của phần bài học

Mất thẩm mĩ, che mờ chữ của phần bài.

Tất cả tựa đề các văn bản 1, 2, 3

Tất cả các văn bản đọc

Đề bài chữ hơi nhỏ

Tựa đề các bài đọc cần lớn hơn

Làm nổi bật tên văn bản.

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

Trang 46

Phần Hộp thẻ hướng dân

Chữ đậm nhạt chưa đồng nhất

Điều chỉnh đậm hoặc nhạt cho phù hợp.

….…, ngày ….. tháng… năm……..
GIÁO VIÊN

Phiếu góp ý SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

ĐƠN VỊ…………………
TRƯỜNG THCS ……

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾUGÓPÝ BẢNMẪU SÁCHGIÁO KHOA
MÔN NGỮ VĂN; LỚP 9BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU

Họ và tên giáo viên:………………………..

Đơn vị công tác: Trường THCS………

Nội dung góp ý

Tênbài

Trang/dòng

Nộidung

hiệntại

Đềnghị

chỉnhsửa

dođềxuất

Bài 2: Truyện thơ Nôm

Trang 35-36

Số thứ tự phần tri thức Ngữ văn màu tím, nội dung màu đen đậm

Điều chỉnh để cùng một màu.

Đảm bảo tính thẩm mĩ.

Bài 3: Văn bản thông tin

Trang 73

Phần thực hành: nhạc sĩ Đỗ Nhuận

Từ “sĩ Nhuận” cần có khoảng cách

Khoảng cách 2 từ bị dính liền nhau

Viết

Trang 139, 14t cả các bài viết)

Các đề mục: 2.1 Thực hành viết theo các bước. 2.2 Rèn luyện kĩ năng viết…

Đề mục cần in đậm

Đề mục in đậm để học sinh dễ dàng nhận diện với các ý …có trong bài học.

Nói và nghe

Trang 33, 54, 80,… (tất cả các bài nói và nghe)

Các đề mục a. Chuẩn bị. b. Tìm ý và lập dàn ý…

Đề mục cần in đậm

Đề mục in đậm để học sinh dễ dàng nhận diện với các ý a, b, c…có trong bài học.

Bài Tổng kết về tiếng Việt

Trang 27/ HKII

Câu 1. Ai là người kể chuyện? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?

Ai là người kể chuyện? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?

Cho đặt câu hỏi xác định ngôi kể trước sau đó mới hỏi tới câu hỏi tiếp theo là tác dụng của ngôi kể.

….…,ngày ….. tháng… năm……..
GIÁO VIÊN

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Ngữ văn theo tiêu chí

Góp ý 3 bộ sách Văn 9 theo tiêu chí

TRƯỜNG …….
TỔ ………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Tiền Giang Đề thi minh họa môn Toán

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
(Phục vụ cho việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông)

Họ và tên: Chức vụ: Giáo viên

Môn dạy: Ngữ văn

Số điện thoại:. Địa chỉ email:

I. Nhận xét từng tiêu chí

Nội dung đánh giá

Bộ sách

Chân trời sáng tạo

Bộ sách Kết nối

tri thức

Bộ sách Cánh Diều

ĐT

Đ

K

ĐT

Đ

K

ĐT

Đ

K

Tiêu chí 1. Sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương

a) Ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp, gần gũi với văn hóa, lịch sử, địa lý tỉnh Hòa Bình; đảm bảo quy định chung về văn phạm, chính tả.

x

x

x

b) Cấu trúc, nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, logic; thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học (theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT);có tính mở tạo cơ hội để nhà trường, tổ/

nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục thích hợp, sát với thực tế của địa phương.

x

x

x

c) Các chủ đề/bài học trong sách giáo khoa khi triển khai phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học hiện tại của các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

x

x

x

d) Sách giáo khoa có giá hợp lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh Hòa Bình.

x

x

x

Tiêu chí 2. Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh

2.1. Phù hợp với điều kiện tổ chức học tập của học sinh

a) Nội dung các chủ đề/bài học trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp người học rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng năng lực phẩm chất, vận dụng kiến thức liên môn thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học.

x

x

x

b) Các hoạt động học tập trong sách giáo khoa phải có hướng dẫn rõ ràng giúp người học xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt.

x

x

x

c) Cấu trúc sách giáo khoa tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn kỹ năng hợp tác, phát triển tiềm năng và khả năng tư duy của người học.

x

x

x

d) Tăng cường các bài tập vận dụng, trải nghiệm thực tiễn, hình thành năng lực giải quyết vấn đề cuộc sống.

x

x

x

2.2. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của giáo viên

a) Chủ đề/bài học trong sách giáo khoa được thiết kế theo phương án mở, giúp giáo viên dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực; có thể bổ sung những nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa, phong tục tập quán; các nội dung về kinh tế, xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống trong một số môn học/bài học).

x

x

x

b) Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

x

x

x

c) Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên; đảm bảo mục tiêu phân hóa; xây dựng nhiều hình thức và phương pháp đánh giá tạo thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá năng lực học sinh.

x

x

x

d) Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

x

x

x

Tiêu chí 3. Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa

a) Đồng bộ với sách giáo khoa, có các website (cung cấp nguồn học liệu) hỗ trợ người học, phụ huynh học sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu; hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý trong việc thiết kế bài học; sử dụng các thiết bị, tài nguyên, tranh ảnh, thí nghiệm ảo phù hợp với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu kèm theo sách giáo khoa.

x

x

x

b) Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường trong việc sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

x

x

x

c) Tác giả viết sách giáo khoa là các nhà khoa học; chuyên gia đầu ngành; giảng viên sư phạm tham gia đào tạo sinh viên sư phạm, bồi dưỡng giáo viên phổ thông; giáo viên cốt cán năng lực chuyên môn tốt.

x

x

x

d) Chất lượng sách giáo khoa tốt (giấy in, khổ sách, cỡ chữ, phông chữ).

x

x

x

e) Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa đủ lớn, đáp ứng yêu cầu kịp thời.

x

x

x

II. Nhận xét chung

1. Bộ sách Chân trời sáng tạo

1.1. Ưu điểm

– Cách thiết kế bài học theo chủ đề có sáng tạo, mới mẻ, khơi gợi hứng thú đối với người học, nâng cao kĩ năng đọc, viết, nói, nghe.

– Đến với mỗi bài học, học sinh được mở rộng kiến thức về xã hội, thiên nhiên và về chính mình để từng bước hoàn thiện bản thân.

1.2. Hạn chế

– Các văn bản trong mỗi chủ đề không cùng thể loại sẽ hạn chế việc phân tích và hình thành kĩ năng cho học sinh theo đặc trưng thể loại.

– Việc sắp xếp các kiểu văn bản chưa thực sự phù hợp theo mức độ nhận thức của học sinh.

2. Bộ sách Kết nối tri thức

2.1. Ưu điểm

– Thiết kế bài học theo chủ đề có tạo hứng thú đối với người học, nâng cao kĩ năng đọc, viết, nói, nghe.

2.2. Hạn chế

– Việc sắp xếp các kiểu văn bản chưa thực sự phù hợp theo mức độ nhận thức của học sinh.

Tham khảo thêm:   File nghe tiếng Anh 12 - Chương trình mới Audio Tiếng Anh 12 (Cả năm)

3. Bộ sách Cánh Diều

3.1. Ưu điểm

– Bài học được thiết kế theo chủ đề có sáng tạo, mới mẻ, khơi gợi hứng thú đối với người học.

– Học sinh được mở rộng kiến thức về xã hội, thiên nhiên và về chính mình để từng bước hoàn thiện bản thân.

3.2. Hạn chế

– Các văn bản trong mỗi chủ đề không cùng thể loại sẽ hạn chế việc phân tích và hình thành kĩ năng cho học sinh theo đặc trưng thể loại.

……., ngày…. tháng…. năm….

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
(Ký và ghi rõ họ tên)

Góp ý SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo theo tiêu chí, minh chứng

TÊN SÁCH: NGỮ VĂN 9BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Lê Duy, Phan Mạnh Hùng, Dương Thị Hồng Hiếu, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Phan Thu Vân.

Tiêu chí (Theo TT 27/2023/TTBGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền… và phù hợp với địa bàn.

Sách Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo được biên soạn phù hợp với đặc điểm văn hoá, ngôn ngữ truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc ba miền: Bắc, Trung, Nam, ví dụ như văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ngọ Môn, Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp…).

Các văn bản đọc hiểu, ngữ liệu tiếng Việt, ngữ liệu viết trong Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo được lựa chọn, biên soạn đáp ứng yêu cầu của Chương trình Ngữ văn, có giá trị thẩm mĩ, giá trị nhân văn, phù hợp với lứa tuổi học sinh và nhất quán với triết lí biên soạn của bộ sách cũng như NXBGDVN.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo gồm 10 bài học, mỗi thể loại văn bản được bố trí trong một bài học, giúp giáo viên và học sinh dễ dàng thực hiện mục tiêu của Chương trình Ngữ văn 2018: hình thành kĩ năng đọc theo thể loại. Đây là những nét riêng của Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo.

Hệ thống câu hỏi, bài tập trong từng bài học được thiết kế bám sát các yêu cầu cần đạt mà Chương trình Ngữ văn 2018 đã đề ra đối với học sinh lớp 9, được thể hiện kết hợp bằng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,…). Giáo viên có thể thiết kế bổ sung các câu hỏi, bài tập gợi mở phù hợp với đối tượng học sinh đồng thời có thể lựa chọn thêm ngữ liệu cho HS thực hành.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

Sách Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo hiện có giá cực kì phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và có thể sử dụng lâu dài.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

Sách được biên soạn theo nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, vì vậy phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

Sách Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo đã được dạy thử nghiệm ở TP.HCM và một số tỉnh khác ở cả ba miền; đã chứng minh được tính phù hợp với việc tổ chức dạy học phát triển năng lực.

Cấu trúc sách, cấu trúc bài học của Ngữ văn 9 nhất quán với các bộ sách Ngữ văn 6, 7, 8, do vậy, thuận tiện cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học, các tri thức trong bài học được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với tầm nhận thức của học sinh lớp 9.

2.1.1. Cách thiết kế bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Sách Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo hỗ trợ tích cực cho giáo viên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: thảo luận nhóm, quan sát và phân tích mẫu, viết theo tiến trình, phương tiện trực quan, bảng kiểm,… Qua quá trình thực hiện các hoạt động, học sinh dễ dàng chiếm lĩnh tri thức, từ đó hình thành kĩ năng và phát triển năng lực.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Từng bài học trong Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo được thiết kế theo hướng tích hợp:

– Tích hợp chủ điểm – thể loại, 10 bài học gắn với ba mạch nhận thức tìm hiểu bản thân, tìm hiểu xã hội, tìm hiểu tự nhiên. Ba mạch nhận thức này không tách rời nhau mà gắn kết chặt chẽ với nhau trong từng bài học. Ví dụ: văn bản Quê hương (chủ điểm Thương nhớ quê hương) không chỉ giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của một làng chài ven biển, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả mà còn giúp học sinh yêu hơn quê hương của mình. Văn bản Những điều cần biết để an toàn trên không gian mạng (chủ điểm Những vấn đề toàn cầu) giúp học sinh không chỉ hiểu rõ những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn của không gian mạng mà còn học được cách sử dụng mạng sao cho an toàn, hiệu quả,… Như vậy, học sinh không chỉ học kiến được học kiến thức mà còn học kĩ năng sống

– Tích hợp các kĩ năng đọc – viết, nói – nghe, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, để học cách giao tiếp hiệu quả.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo hỗ trợ rất tốt cho giáo viên trong việc đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực. Bởi vì toàn bộ các câu hỏi, bài tập trong SGK được thiết kế dựa trên các yêu cầu cần đạt, do vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên bám sát các câu hỏi này thì sẽ đánh giá được thường xuyên mức độ đạt được các yêu cầu cần đạt mà chương trình đề ra đối với học sinh lớp 9. Đối với đánh giá định kì, giáo viên có thể dựa trên các bảng kiểm kĩ năng viết, kĩ năng nói – nghe trong sách giáo khoa để thiết kế tiêu chí (rubrics) đanh giá học sinh.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo có tính mở, tạo điều kiện tốt cho giáo viên và quản lí chuyên môn trong việc sáng tạo, tự chủ khi bổ sung các câu hỏi, bài tập, ngữ liệu đọc, viết và thực hiện các kế hoạch giáo dục.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh.

Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo có nội dung phù hợp, ngữ liệu sinh động, hình ảnh đẹp,… phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh ở mọi vùng miền.

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số HS ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi HS.

Kiến thức trong Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo được biên soạn rõ ràng, dễ hiểu, có các ví dụ cụ thể, phù hợp với tầm nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 9 ở các vùng miền.

Sách được in màu, kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hấp dẫn, bắt mắt, thân thiện với người đọc.

Các nhiệm vụ học tập được thiết kế ở nhiều mức độ, từ nhận biết đến hiểu, vận dụng, đánh giá, sáng tạo.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Mỗi bài học đều được trình bày theo cấu trúc Yêu cầu cần đạt – các tri thức (đọc, tiếng Việt, viết, nói – nghe) mà học sinh cần chiếm lĩnh, ôn tập các tr thức vừa học. Cấu trúc này đảm bảo học sinh định hướng và kiểm soát được mức độ đạt được yêu cầu cần đạt mà Chương trình 2018 đã đề ra đối với học sinh lớp 9.

Đầu sách có phần hướng dẫn sử dụng sách, giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu của từng mục trong sách.

Ở cuối sách, bên cạnh các phụ lục (tra cứu tiếng nước ngoài, tra cứu yếu tố Hán Việt) sách còn có bài Ôn tập cuối học kì, và bảng thống kê các tri thức về đọc, tiếng Việt, viết và nói nghe mà học sinh đã học từ lớp 6 đến lớp 9.

2.2.3. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

Sách được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hỗ trợ học liệu điện tử một cách tối đa trên website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

chantroisangtao.vn

Qua đó hỗ trợ tích cực và truyền cảm hứng sáng tạo cho việc học tập của học sinh và hoạt động giảng dạy của giáo viên.

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập…) của địa phương.

SGK Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo với cách thể hiện nội dung thú vị, gần gũi với HS, nhiều hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng,…) của trường lớp, địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

SGK Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo không cần sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học nằm ngoài Thông tư 44/2020/TT–BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Tham khảo thêm:   Đấu Rank trong game Crossfire Legends

KẾT LUẬN:

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 27/2023/TT–BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo do nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Lê Duy, Phan Mạnh Hùng, Dương Thị Hồng Hiếu, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Phan Thu Vân để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Ngữ văn (3 bộ sách) Góp ý SGK lớp 9 năm 2024 – 2025 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *