Bộ phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 năm 2022 – 2023 giúp thầy cô tham khảo những lời nhận xét, góp ý của cả 3 bộ Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống. Qua đó, giúp cải thiện những nhược điểm và hạn chế của các bộ sách trước khi đưa vào giảng dạy cho học sinh.
Phiếu góp ý SGK lớp 7 gồm 13 môn: Toán, Lịch sử – Địa lí, Giáo dục công dân, Tin học, Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Tiếng Anh, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Công nghệ, Mĩ thuật, Khoa học tự nhiên, Giáo dục địa phương 7 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học tới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm phiếu góp ý SGK lớp 3 năm 2022 – 2023. Chi tiết mời thầy cô cùng tải miễn phí góp ý SGK lớp 7:
Phiếu góp ý sách giáo khoa Toán 7 năm 2022 – 2023
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 7 MỚI
(Dựa trên 3 chủ đề: Số-Đại số; Hình học và Thống kê – xác xuất đã phân tích trước đó)
Sách | Sách KNTT | Sách CTST | Sách Cánh diều |
Chủ đề Đại số: Bài đại lượng tỉ lệ thuận |
* Về mặt hình thức: đẹp, gọn hơn so với toán 6 nhưng kênh hình giảm nhiều so với phiên bản cũ. thiếu sự phong phú * Về mặt cấu trúc: – Phần khởi động giới thiệu một loại củ tốt cho sức khỏe (hay) nhưng nếu thêm một vài thông tin về món ăn hoặc thức uống được chế biến từ nó thì sẽ kĩ hơn. – So với phiên bản sách hiện hành đưa ra đến 2 ví dụ nhưng ở đây vẫn đưa ra chỉ một ví dụ nhưng nổi bật được công thức trong tính toán. – Cách xây dựng phần chú ý đơn giản, nhẹ nhàng. – So với sách cánh diều và CTST thì KNTT lại gộp chung phần tính chất vào định nghĩa. Nếu như không để ý kĩ thì khó nhận biết (cái này chắc có lẽ ý đồ tác giả đưa ra mỗi mục một tiết hay chăng. Tuy nhiện mình vẫn thích sự tường minh hơn. (KNTT mất điểm phần này) – về tính chất: trình bày gọn gàng và sau đó đưa ra hai bài toán thực tế luôn. Tuy nhiên trong cả 3 sách thì chỉ có anh Cánh diều mới trình bày cách nhận biết tính chất 2. còn 2 sách còn lại thì lại không trình bày kĩ. (Chắc do bữa giờ đứt cáp quang nên anh KNTT bị mất tín hiệu đến tận Chân trời) – về giới thiệu dạng toán: đã đưa ra đc 2 bài toán áp dụng dãy tỉ số rất thực tế. nhưng ựu điểm ở KNTT là có 1 dòng giới thiệu về dạng toán chia một số theo tỉ lệ cho trước và sau đó cho luôn bài tập áp dụng ngay. (chỉ 1 dòng nhưng hơn hẳn 2 anh kia) + bài tập: Lượng bài tập đưa ra không nhiều, tuy nhiên mỗi bài mỗi dạng khác nhau để giới thiệu KL chung: Có sự phối hợp được nhiều phương pháp tích cực trong hoạt động lĩnh hội tri thức với trẻ. Bài tập tuy ít nhưng phong phú về các dạng toán. Cách trình bày một số nội dung chưa hơp lí Đánh giá 7.5đ |
* Về mặt hình thức: đẹp, gọn hơn so với toán 6 nhưng kênh hình giảm nhiều so với phiên bản cũ. thiếu sự phong phú * Về mặt cấu trúc: – Phần khởi động vẫn như phiên bản cũ là chỉ đưa ra câu hỏi lửng tạo cho người dạy hai định hướng trái chiều. người dễ tính sẽ nhận thấy là hay là dễ, nhưng người khó tính sẽ cảm nhận đó sẽ là gợi ý mà tha hồ thể hiện sự sáng tạo. không rập khuôn về hình thức (tớ thích cái này) – So với phiên bản sách hiện hành đưa ra đến 2 ví dụ nhưng ở đây vẫn đưa ra chỉ một ví dụ nhưng lợi dụng được tình huống đầu bài và hướng dẫn được học sinh nhận biết điểm giống nhau giữa hai công thức để từ đó nhận biết và tổng quát được khái niệm (tớ đánh giá cao về điểm này) – Cách xây dựng tính chất và giới thiệu phần chú ý là đánh đố người đọc, người học cũng như người dạy (kém – trừ mất điểm) nhưng ưu điểm bù lại vẫn là cách giới thiệu dạng toán điền khuyết. (đánh giá cao – xem như bù lỗ) – về tính chất: trình bày gọn gàng, dễ nhận biết tính chất và đưa ra được 2 ví dụ khá sát, dễ hiểu, dễ áp dụng vào phần bài tập – về giới thiệu dạng toán: đã đưa ra đc 2 dạng toán áp dụng tính chất và áp dụng dãy tỉ số rất thực tế. tuy nhiên vẫn chưa thuyết phục ở điểm trong cả 2 ví dụ về tỉ số bằng nhau chỉ xây dựng được tỉ lệ thức nhưng chưa giải thích được căn cứ áp dụng tỉ số bằng nhau (xác nhận rằng thiếu luận cứ khoa học = trừ điểm cơ bản quánh giá vì đó là cục sạn to chà bá lửa) Bởi lẽ Hs học từ tỉ số và từ căn cứ a+b+c hoặc từ a+b-c hoặc a-b-c để áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhàu cho phù hợp nhưng sách này chỉ mô tả thiếu luận cứ toán học (mất điểm trầm trọng) + bài tập: lượng bài tập tự luyện khá phong phú, đáp ứng được trong vấn đề rèn luyện kĩ năng người học và mô phỏng được nhiều bài toán liên hệ thực tế sát thực (đánh giá cao) KL chung: Có sự phối hợp được nhiều phương pháp tích cực trong hoạt động lĩnh hội tri thức với trẻ. Nhiều hoạt động rõ ràng, mạch lạc. tuy nhiên còn quá nhiều hạn chế về dạng toán và sự logic trong cách trình bày bài toán theo đúng nghĩa logic Đánh giá: 6.5đ |
* Về mặt hình thức: đẹp, gọn hơn so với toán 6 và hình ảnh nhẹ nhàng hơn so với toán 6 cùng phiên bản. * Về mặt cấu trúc: – Phần khởi động đưa ra ví dụ nhưng chưa thực tế, khó nhận biết nên em đã đổi thành bài toán khác mang tính thời sự hơn và dễ hiểu hơn – So với phiên bản sách hiện hành đưa ra đến 2 ví dụ nhưng ở cánh diều chỉ 1 ví dụ về đại lượng nên chưa đủ sự phong phú và thuyết phục người học để tổng quát thành định nghĩa. – về tính chất: trình bày gọn gàng, dễ nhận biết tính chất và đưa ra được 2 ví dụ khá sát, dễ hiểu, dễ áp dụng vào phần bài tập – về giới thiệu dạng toán: đã đưa ra đc 2 dạng toán áp dụng tính chất và áp dụng dãy tỉ số rất thực tế. KL chung: có sự thay đổi đẹp về hình thức và chất lượng hơn so với bộ toán 6 cùng loại. Đánh giá: 8đ |
Chủ đề Hình học: Bài Tam giác cân |
* Về mặt hình thức: đẹp, gọn hơn so với toán 6 hình ảnh rõ ràng. * Về mặt cấu trúc: – Phần khởi động giới thiệu hình ảnh về bản vẽ một ngôi nhà nhưng Gv soạn thì lại thay thế thành một hình ảnh chân thật về nhà Rông (một biểu tượng văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng tây nguyên) nhằm giới thiệu và quảng bá thêm nét đẹp truyền thống của các dân tộc VN. Gv tự thêm vào phần vẽ hình theo cách diễn đạt để rèn thêm kĩ năng vẽ hình cho Hs. – Từ phần khởi động trên là đi thẳng vào giới thiệu định nghĩa tam giác cân, tên gọi của các yếu tố trong tam giác cân và củng cố ngay bằng bài tập áp dụng định nghĩa để nhận biết tam giác cân như SGk cũ. – Cách xây dựng phần tính chất nhẹ nhàng hơn so với sách cũ bằng cách hoàn thành một chứng minh hình học đồng thời qua đó nhận biết tính chất và dấu hiệu nhận biết. hoàn toàn tương tự như phiên bản sgk cũ. Cuối hoạt động là một bài tập theo mức độ thông hiểu và qua đó giới thiệu được khái niệm tam giác đều. (tam giác vuông cân thì không được giới thiệu trong phần kiến thức của sách này – mà lại giới thiệu trong phần bài tập 4.26) nhưng về mặt trình bày phần định nghĩ và tính chất có sự phân định rạch ròi là hơn CTST rồi. – Thua so với sách cánh diều và sgk hiện hành ở chỗ chưa giới thiệu được cách vẽ tam giác cân, tam giác đều (chưa hiểu ý đồ tác giả). Dành cho các cháu về nhà tự tìm hiểu vậy (mục 4) * Khác với Cánh diều và KNTT thì nội dung đường trung trực của một đoạn thẳng lại lồng ghép vào đây như thể vừa giới thiệu định nghĩa đường trung trực và vừa áp dụng kiến thức của tam giác cân vào đường trung trực của đoạn thẳng. (ở chủ đề này đang so sánh về tam giác đặc biệt nên tớ sẽ không đánh giá nội dung trên để tính điểm) * Bài tập: Lượng bài tập đưa ra không nhiều nhưng đã thể hiện được nhiều dạng toán. Chỉ có điều thua so với Cánh diều và CTST thì KNTT chưa đưa ra được 2 dạng bài tập tính góc ở đỉnh và góc ở đáy (không hiểu ý đồ tác giả là gì?) Chưa có dạng toán áp dụng kiến thức vào thực tế (cái này theo mình đoán là do không đưa 2 dạng toán trên vào nên khó để ra được dạng toán thực tế). KL chung: Sách viết theo lối nhẹ nhàng, dễ tiếp cận với người học và người dạy có thể linh hoạt trong quá trình truyền đạt với từng đối tượng hs. Giới thiệu được những dạng toán chứng minh hình học qua hệ thống bài tập nhưng chưa có bài toán thực tế. Tuy có rõ ràng về nội dung nhưng lại mang tính chất giới thiệu nặng về kiến thức hơn là chú trọng đến rèn luyện kĩ năng cho Hs. Đánh giá: 6.5 đ |
* Về mặt hình thức: đẹp, gọn hơn so với toán 6 hình ảnh rõ ràng. * Về mặt cấu trúc: – Phần khởi động giới thiệu hình ảnh về nhà Ga xe lửa Đà Lạt nhưn rất sơ sài. Gv lấy thêm thông tin trên mạng xuống để bổ sung cho phần khởi động thêm phong phú. Gv tự thêm vào phần vẽ hình theo cách diễn đạt để rèn thêm kĩ năng vẽ hình cho Hs. – So với phiên bản sách hiện hành là giới thiệu ngay định nghĩa nhưng sách mới thì cho Hs nhận biết một cách trực quan qua hình ảnh bằng hoạt động cắt giấy để nhận biết định nghĩa. cách giới thiệu tên gọi các yếu tố trong tam giác. cân được giới thiệu cụ thể, tường minh như Sgk cũ. (cái này hay hơn so với cánh diều) và củng cố ngay bằng bài tập áp dụng định nghĩa để nhận biết tam giác đều như SGk cũ. – Cách xây dựng phần tính chất nhẹ nhàng hơn so với sách cũ bằng hoạt động điền khuyết vào phiếu học tập hoàn thành một chứng minh hình học đồng thời qua đó nhận biết tính chất và dấu hiệu nhận biết. Sau mỗi mục là có bài tập áp dụng. Qua bài tập Áp dụng, Hs cũng được giới thiệu 2 dạng tính toán số đo góc ở đỉnh và góc ở đáy của tam giác cân qua phần thực hành. Tuy nhiên ở đây Gv tự đưa thêm phần nhận xét công thức tính góc ở đỉnh và góc ở đáy vào để Hs dễ dàng hơn cho phần vận dụng 1; Về định nghĩa và tính chất của tam giác vuông cân và tam giác đều được giới thiệu lồng ghép trong phần củng cố. (cái này mình vẫn thích cách trình bày của cánh diều hơn). Vẫn đề cao cách trình bày của cánh diều ở chỗ phân định rạch ròi về tính chất và dấu hiệu nhận biết thành 2 mục riêng biệt, còn ở đây thì gộp. Nếu Gv để ý thì mới thấy và chia hoạt động. (soạn bài thôi đã khổ rồi mà còn phải đọc kĩ mới hiểu ý đồ tác giả nữa cũng nhọc nhỉ) – Thua so với sách cánh diều và sgk hiện hành ở chỗ chưa giới thiệu được cách vẽ tam giác cân, tam giác đều (chưa hiểu ý đồ tác giả). Dành cho các cháu về nhà tự tìm hiểu vậy (mục 4) * Bài tập: Giới thiệu được nhiều dạng bài tập khác nhau và có nhiều dạng bài toán thực tế hơn so với cánh diều. KL chung: Sách viết theo lối nhẹ nhàng, dễ tiếp cận với người học và người dạy có thể linh hoạt trong quá trình truyền đạt với từng đối tượng hs. Giới thiệu được nhiều dạng toán qua từng hoạt động và có nhiều bài tập ứng dụng thực tế hơn so với cánh diều. tuy nhiên nhược điểm ở phần dùng từ ngữ diễn đạt định nghĩa tam giác vuông cân chưa tường minh so với sgk cũ và cánh diều. Cách trình bày các nội dung chưa được logic như cánh diều. Đánh giá: 8.0 đ |
* Về mặt hình thức: đẹp, gọn hơn so với toán 6 hình ảnh rõ ràng. * Về mặt cấu trúc: – Phần khởi động giới thiệu hình ảnh về cầu Long Biên nhưng em đổi thành cầu Nhật Tân cho nó hoành tráng. Gv tự thêm vào phần vẽ hình theo cách diễn đạt để rèn thêm kĩ năng vẽ hình cho Hs. – So với phiên bản sách hiện hành là giới thiệu ngay định nghĩa nhưng sách mới thì cho Hs nhận biết một cách trực quan qua hình ảnh hoặc qua đo đạc (gv tự yêu cầu) để nhận biết định nghĩa. tuy nhiên sách cũ vẫn tường minh hơn ở cách giới thiệu tên gọi các yếu tố trong tam giác. – Cách xây dựng phần tính chất nhẹ nhàng hơn so với sách cũ (hay). Mục giới thiệu định nghĩa tam giác vuông cân và tính chất của tam giác vuông cân nhẹ nhàng hơn sgk bằng một ví dụ vì nếu đối tượng Hs khá giỏi thì Gv yêu cầu Hs tự thực hiện còn với Hs tb yếu thì chỉ cần hướng dẫn Hs đọc hiểu, phân tích để xây dựng. Cũng qua ví dụ này, tác giả đã giới thiệu dạng toán tính số đo của góc ở đỉnh khi biết số đo góc ở đáy (Đánh giá cao ở điểm này) – Tương tự như tính chất thì dấu hiệu nhận biết cũng nhẹ nhàng và lồng ghép được dạng toán tính số đo của góc ở đáy khi biết số đo của góc ở đỉnh trong ví dụ 3 sgk và giới thiệu định nghĩa và dấu hiệu nhận biết tam giác đều qua ví dụ 4. – Giới thiệu gọn gàng cách vẽ tam giác cân (để người học dễ quan sát hơn, người soạn đã edit lại hình ảnh cho tường minh hơn) * bài tập: Giới thiệu được nhiều dạng bài tập khác nhau và có 1 bài toán thực tế. KL chung: Sách viết theo lối nhẹ nhàng, dễ tiếp cận với người học và người dạy có thể linh hoạt trong quá trình truyền đạt với từng đối tượng hs. Giới thiệu một cách khéo léo 2 dạng toán thông qua từng hoạt động học. Chưa có nhiều bài tập ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đánh giá 8.5 đ |
Chủ đề Thống kê xác xuất: Bài Làm quen với biến cố |
* Về mặt hình thức: màu mè và chữ chưa đẹp, chưa rõ – chắc là nguyên nhân do bản mẫu để điều chỉnh nhưng phần hình ảnh minh họa thì khá nghèo nàn. * Về mặt cấu trúc: – Phần khởi động giới thiệu một câu trích dẫn cụt ngủn làm dễ quê độ chỗ này. Vì lí do đây là phần kiến thức khá mới với HS THCS và với người lâu năm quen và thuộc lòng với sách THCS mà quất câu lấp lửng cũng hơi chênh vênh xíu nhưng lấy lại thăng bằng ngay để tiếp tục soi. – Mở đầu khái niệm là đi vào 2 hoạt động khám phá mà nhìn vào và tinh ý một chút là thấy ngay hoạt động được thiết kế theo PP khăn trải bàn roài nên sẵn đó tớ quất luôn cái hình ảnh cho người đọc dễ hiểu. thông qua hai hoạt động là giới thiệu ngay khái niệm. và có một bài tập trả lời câu hỏi để củng cố khái niệm cho hoạt động 1 như vậy là khá ổn. – Hoạt động 2 đi sâu vào củng cố cho Hs về các khái niệm biến cố ngẫu nhiên/chắc chắn/không thể thông qua hai ví dụ và hai bài tập thực tế khá gần gũi như vậy là ổn. -Bài tập phần thử thách nhỏ sai đề. * bài tập: Với mức độ kiến thức của bài này thì chỉ dừng lại cấp độ nhận biết và thông hiểu nên với 3 bài tập sgk là khá ổn (chưa có thời gian giải) KL chung: Sách viết khéo léo chèn vào PPDH hiện đại bên trong hoạt động và bố trí các hoạt động khá hợp lí. Lỗi kiến thức khi ra đề bài tập (cục sạn chà bá lửa – nhưng không đáng bị mất điểm phần này vì chỉ là bản mẫu còn góp ý và điều chỉnh.) Đánh giá: 8.5 đ |
* Về mặt hình thức: Đẹp, rõ chữ. * Về mặt cấu trúc: – Phần khởi động giới thiệu một tình huống thực tế và gần gũi (trọng tài tung đồng xu trong trận đá bóng) cái này chắc Hs đa số sẽ thích vì liên quan đến thể thao. – Mở đầu khái niệm là đi vào hoạt động khám phá mà hình thức ở đây chỉ là các trường hợp của tung đồng xu. so với sách KNTT thì đưa ra nhiều ví dụ thực tế liên quan đến tích hợp GD đạo đức Hs nhiều hơn thông qua những vấn đề vật lý, địa lý và trò chơi xúc xắc. như vậy thì phần này CTST thua so với KNTT ở điểm này. – Hoạt động 2 đi sâu vào củng cố cho Hs về các khái niệm biến cố ngẫu nhiên/chắc chắn/không thể thông qua ba ví dụ và hai bài thực hành và 2 bài tập thực tế khá gần gũi như vậy sẽ giúp Hs, đặc biệt là Hs yếu kém, sẽ có nhận thức sâu hơn về các khái niệm cần củng cố. * bài tập: Với mức độ kiến thức của bài này thì chỉ dừng lại cấp độ nhận biết và thông hiểu nên với 4 bài tập sgk là khá ổn (chưa có thời gian giải) KL chung: tuy về mặt lí thuyết còn ít nhưng chỉ tập trung vào giới thiệu được khái niệm và có nhiều bài tập để tập trung vào rèn kĩ năng cho người học như vậy là khá ổn. Đánh giá: 9.0 đ |
* Về mặt hình thức: Đẹp, rõ chữ. * Về mặt cấu trúc: – Phần khởi động giới thiệu một tình huống về trò chơi rút thẻ từ trong hộp để dẫn dắt vào bài giống như cho có. Thua xa so với sách CTST là tạo được tình huống động não thật sự. – Khác hẳn so với 2 bộ sách viết về chủ đề cùng loại trước đó thì anh cánh diều lại chỉ tập trung vào giới thiệu về biến cố ngẫu nhiên chứ không động chạm đến biến cố chắc chắn và biến cố không thể (cái này thì không rõ lắm về mục tiêu của chương trình nên k dám quánh giá ở đây) Cả 2 hoạt động (2 trò chơi) được sắp xếp giống nhau về mặt phương pháp và bố cục. Thông qua nhận xét 2 hoạt động khám phá để nhận biết thế nào là biến cố ngẫu nhiên, củng cố bằng 1 ví dụ sgk và 1 bài tập cho mỗi hoạt động. * bài tập: Với mức độ kiến thức của bài này thì chỉ tập trung vào rèn kĩ năng liệt kê ra tập hợp các kết quả sự kiện và xác định biến cố ngẫu nhiên nên có phần nhẹ hơn so với hai bộ sách có cùng chủ đề. KL chung: Không đặt nặng về giới thiệu nhiều khái niệm như 2 bộ sách trước mà chỉ tập trung vào rèn kĩ năng liệt kê tập hợp và xác định biến cố ngẫu nhiên thôi nên cũng tạm chấp nhận được Đánh giá: 8.0 đ |
Phiếu góp ý sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 năm 2022 – 2023
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
(Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
(Kèm theo Công văn số /SGDĐT-GDTH ngày /12/2021 của Sở GDĐT)
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Các bài |
Tên đầu bài và các đề mục: màu tím nhạt |
Chọn sang màu đỏ |
Màu tím tối và mờ nhạt, không nổi bật được tên bài và đề mục |
|
Các bài |
Các câu hỏi trong phần hình thành kiến thức mới: chữ in đứng và màu xanh nhạt |
Chọn sang mẫu chữ in nghiêng và chọn màu xanh đậm |
Tạo sự nổi bật và khác biệt so với các nội dung khác |
Ngày 16 tháng 12 năm 2021 NGƯỜI GÓP Ý |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
(Bộ sách Cánh Diều)
(Kèm theo Công văn số /SGDĐT-GDTH ngày /12/2021 của Sở GDĐT)
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Phụ lục |
Phụ lục để phần cuối sách |
Phụ lục bố trí chuyển lên đầu sách |
Thuận lợi cho việc sử dụng sách |
|
Các bài |
Phần Luyện tập và vận dụng không có tiêu đề, để trong ô có màu rất nhạt |
Phần Luyện tập và vận dụng nên đặt tiêu đề, tăng thêm màu trong ô đó lên |
Tạo sự rõ ràng và nổi bật so với các nội dung khác |
|
Các bài |
Hệ thống câu hỏi trong phần Hình thành kiến thức mới: 2 màu xanh khác nhau |
Hệ thống câu hỏi trong phần Hình thành kiến thức mới: cần chọn 1 màu xanh đậm |
Do không đồng nhất về màu sắc trong cùng một nội dung. |
Ngày 16 tháng 12 năm 2021 NGƯỜI GÓP Ý |
Phiếu góp ý sách giáo khoa Giáo dục công dân 7 năm 2022 – 2023
Phụ lục 3
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ; Lớp: 7
Họ tên:………………………………..
Đơn vị công tác:………………..
Nội dung góp ý:
– Nhìn chung cả ba bộ sách nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phù hợp, chính xác, khoa học.
– Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.
1. SÁCH CÁNH DIỀU, Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (tổng chủ biên), NXB Đại học Huế.
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương. |
Trang 7 |
Trường hợp 1 |
Thay thế bằng tình huống việc làm hay hình ảnh minh hoạt gây ảnh hưởng đến truyền thống quê hương. |
Chưa làm rõ được những việc làm cụ thể ảnh hưởng đến truyền thống quê hương. |
Bài 2. Bảo tồn di sản văn hóa |
Trang 12 |
Hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi. |
Bổ sung thêm hình ảnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với thế giới như lễ hội Festival huế hoặc áo dài Việt Nam được các nguyên thủ quốc gia mặc áo dài dự APEC. |
Thông tin chưa làm nổi bậc giá trị của việc kế thừa, giữ gìn và phát triển các di sản văn hóa của dân tộc. |
Bài 3. Quan tâm, thông cảm và chia sẻ. |
Trang 18 |
Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. |
Bổ sung những hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, thông cảm và chia sẽ. |
Hoạt động khám phá chưa thấy những hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, thông cảm và chia sẽ để giáo dục học sinh. |
Bài 5. Giữ chữ tín |
Trang 26 |
Ý nghĩa của việc giữ giữ chữ tín. |
Bổ sung thêm một số tranh ảnh về giữ chữ tín trong kinh doanh. Phân biệt vai trò quan trọng của giữ chữ tín ảnh hưởng về mặt tin thần và về mặt vật chất. |
Cần mở rộng thêm vai trò của giữ chữ tín để học biết được giữ chư tín có ý nghĩa rất quan trọng. |
Bài 9. Ứng phó với bạo lực học đường. |
Trang 47 |
Mục b. Ứng phó với bạo lực học đường. Tại hình ảnh 1 |
Cần thay đổi hình ảnh theo hướng có giải quyết. |
Hình ảnh gây khó cho học sinh. Vì nếu bạn muốn đánh thì dù đi hay ở lại cũng sẽ có bạo lực xảy ra. |
Bài 10. Phòng chống tệ nạn xã hội |
Trang 53 |
Hậu quả của tệ nạn xã hội. |
Cần bổ sung những quy định của pháp luật; ngày phòng, chống ma túy. |
Tệ nạn xã hội cũng liên quan đến những quy định của pháp luật. |
Bài 11: Thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội |
Trang 57 Thông tin 3 |
Pháp lệnh phòng chống mại dâm… |
Có thể thay bằng quy định về quyền trẻ em… |
HS còn nhỏ mà nói đến vấn đề mua dâm, bán dâm… không phù hợp |
2. SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, tác giả Huỳnh Văn Sơn (tổng chủ biện), NXB Giáo Dục Việt Nam.
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương. |
Trang 5, 6 |
1. Em hãy đọc các thông tin và trả lời câu hỏi sau. |
Bổ sung thêm tranh ảnh. Các tiêu đề mục khám phá. |
Kênh chữ quá nhiều. |
Trang 5, 6, 7, 8. |
1. Em hãy đọc các thông tin và trả lời câu hỏi sau. 2. Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu. 3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. |
Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt. |
Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng. |
|
Bài 2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. |
Trang 11, 12, 13. |
1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi. 2. Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi. 3. Quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu. |
Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt. |
Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng. |
Trang 13 |
3. Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu. |
Bổ sung tranh ảnh chưa thể hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ. |
Chưa có tranh ảnh thể hiện rõ yêu cầu cần đạt về phê phán thái độ ích kỉ, thờ ơ. |
|
Bài 3. Học tập tích cực, tự giác |
Trang 16, 17, 18. |
1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi. 2. Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi. 3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. |
Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt. |
Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng. |
Bài 4. Giữ chữ tín. |
Trang 21, 22, 23. |
1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi. 2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi. 3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. |
Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt. |
Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng. |
Trang 22. |
2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi. |
Bổ sung tranh ảnh chưa giữ chữ tín. |
Chưa có tranh ảnh thể hiện rõ yêu cầu cần đạt về phê phán thái độ chưa giữ chữ tín. |
|
Bài 5. Bảo tồn di sản văn hóa. |
Trang 28, 29, 30. |
1. Em hãy kể tên các di sản văn hóa ứng với các hình sau. Em biết gì về các di sản văn hóa đó? 2. Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi. 3. Em hãy đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu. 4. em hãy thảo luận về các hành vi sau theo yêu cầu dưới đây. |
Cần ghi đề mục rõ ràng dựa theo yêu cầu cần đạt. |
Tiêu đề mỗi hoạt động không rõ ràng. |
Trang 29. |
3. Em hãy đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu. Trích điều 14 luật di sản văn hóa 2001 |
Bổ sung thông tin những di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Trích luật di sản văn hóa 2013. |
Nội dung bài chưa thấy đề cập. Cập nhật luật |
|
Bài 7. Ứng phó với tâm lí căng thẳng. |
Trang 37. |
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi. |
Bổ sung thêm hình ảnh về những căng thẳng trong học tập, cuộc sống. |
Kênh thông tin còn quá ít chưa làm nổi bậc các tình huống căng thẳng. |
3. SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG, tác giả Nguyễn Thị Toan (tổng chủ biện), NXB Giáo Dục Việt Nam.
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương. |
Trang 6, 7 |
Tại mục 1. Một số truyền thống của quê hương. |
Bổ sung thêm hình ảnh về truyền thống quê hương. Hạn chế kênh chữ quá nhiều. |
Kênh thông tin về truyền thống quê hương còn ít. |
Bài 2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. |
Trang 10 |
Đọc câu chuyện |
Thay thế bằng câu chuyện có thật của Việt Nam. |
Việt Nam có rất nhiều tấm gương về sự quan tâm, cảm thông và chia sẽ. |
Trang 11, 12 |
Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẽ. |
Bổ sung thêm ca dao, tục ngữ, danh ngôn. |
Cho hs biết thêm về ý nghĩa của ca dao, tục ngữ, danh ngôn. |
|
Bài 3. Học tập tích cực, tự giác |
Trang 14 |
Biểu hiện của học tập tích cực, tự giác. |
Bổ sung thêm một số hình ảnh chưa thể hiện học tập tự giác. |
Phần biểu hiện chưa thấy làm rõ tinh thần chưa tự giác để giáo dục học sinh trong thực tế. |
Bài 4. Giữ chữ tín. |
Trang 21 |
Ý nghĩa của giữ chữ tín. |
Bổ sung hình ảnh giữ chữ tín trong kinh doanh. |
Qua đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của giữ chữ tín ảnh hưởng về tinh thần và kinh tế của bản thân và người khác. |
Bài 5. Bảo tồn di sản văn hóa. |
Trang 24 |
Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam. |
Bổ sung thêm thời gian di sản văn hóa được Unesco công nhận. |
Chỉ đưa hình ảnh nhưng không nghi cụ thể thời gian được công nhận để cho học sinh biết. |
Quản lí tiền |
Trang 45 |
Tình huống phần 2: Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả: tác giả sử dụng từ “vay tiền” |
Thay bằng “mượn tiền” |
Dùng từ vay tiền đề ăn uống hằng ngày của HS là không hợp lí. |
Người góp ý
(Kí và ghi rõ họ tên)
Phiếu góp ý sách giáo khoa Tin học 7 năm 2022 – 2023
PHIẾU GÓP Ý SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: TIN HỌC.
1. Sách: KNTT
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng |
Hình minh họa 1 số các thiết bị máy tính bằng các hình vẽ màu đen. |
Thay bằng: Ảnh chụp các thiết bị máy tính thực tế đang được sử dụng. |
– Thẩm mỹ hơn – Học sinh dễ quan sát. – Sử dụng hình ảnh thật giúp HS nhận biết các thiết bị ngoài thực tế. |
2. Sách Cánh Diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng |
-Thứ tự bài 1,2 chưa hợp lý(Bài 1 học về TB vào-ra của máy tính cá nhân, bài 2 mới học về khái niệm TB vào-ra) – Nội dung kiến thức giới thiệu về TB vào-ra được chia quá nhỏ, không cần thiết |
– Có thể đổi thứ tự 2 bài 1 và 2. – Có thể gộp bài 1,2 thành 1 bài. |
– Hợp lý, khoa học về thứ tự và nội dung mạch kiến thức. – Giảm áp lực về số lượng bài trong 1 chủ đề |
Phiếu góp ý sách giáo khoa Ngữ văn 7 năm 2022 – 2023
Mẫu 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: Ngữ Văn
1. Bộ Chân trời sáng tạo.
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 2 |
Tr 36 |
-Tên gọi văn bản 2: Những tình huống hiểm nghèo. – Viết: Yêu cầu viết một sự việc có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. |
– Những tình huống nguy hiểm – Yêu cầu viết một sự việc, nhân vật đã được học |
– Từ hiểm nghèo thường nói về bệnh tật nhiều hơn là những tình huống trong cuộc sống. – Chủ đề 2 “Bài học cuộc sống” (Truyện ngụ ngôn) nên phần yêu cầu viết một sự việc có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là chưa phù hợp. |
Bài 4 |
Tr 86 |
Câu 1,3 Thực hành Tiếng Việt |
Nội dung câu hỏi 1,3 không thuộc phần Thực hành Tiếng Việt |
Nội dung câu hỏi 1,3 thuộc phân môn Làm Văn |
Bài 5 |
Tr 107 |
Thuật ngữ |
Yêu cầu cao đối với học sinh lớp 7 |
– Phần Tiếng Việt: Trong chương trình Ngữ Văn 7 không còn mảng văn học cổ, nhưng phần Tiếng Việt có phần về từ Hán Việt. Như vậy sẽ gây khó khăn cho học sinh trong quá trình tìm hiểu.
– Phần Tập làm văn đưa phần nghị luận văn học vào chương trình lớp 7 không mang tính vừa sức.
2. Bộ Cánh Diều: Văn bản nghị luận, kiến thức còn cao so với trình độ của học sinh trung bình, yếu.
3. Bộ kết nối tri thức: Các tác phẩm văn học hay, phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 7.
……, ngày….. tháng…. năm 2021
Trưởng nhóm
Mẫu 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
(BỘ KẾT NỐI TRI THỨCNhà xuất bản: NXBGDVN)
MÔN: Ngữ văn
Họ và tên: ………………………..
Đơn vị công tác: Trường THCS …
Nội dung góp ý:
Tên bài |
SGK Tập 1-2 |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Bài 1: Bầu trời tuổi thơ |
Tập 1 |
Tr10, dòng 19 |
Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ |
Dùng từ, cụm từ mở rộng thành phần câu: -Mở rộng thành phần chính của câu -Mở rộng thành phần trạng ngữ của câu |
Nội dung hiện tại thiếu tính khái quát ( thiếu trường hợp dùng TỪ mở rộng câu ) |
Bài 6: Bài học cuộc sống phần Tri thức Ngữ văn |
Tập 2 |
Tr5, dòng 12 |
Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu ngắn gọn, nhịp nhàng… |
Tục ngữ thuộc loại sáng tác dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng… |
Nội dung hiện tại thiếu tính khái quát, không rõ ràng (“là những câu ngắn gọn”) dẫn đến khó hiểu, khó nhớ. |
Bài 6: Bài học cuộc sống |
Tập 2 |
Tr5, dòng 16 |
Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy… |
Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh… |
Nội dung hiện tại sử dụng cách diễn đạt mơ hồ gây khó hiểu cho học sinh (có nghĩa bóng bẩy). Đây là khái niệm về thành ngữ nên cần nêu khái quát và dễ hiểu. |
……, ngày….. tháng…. năm 2021
Người góp ý
Mẫu 3
Phụ lục 2
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN
SÁCH CÁNH DIỀU
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Bài 6- Truyện ngụ ngôn và tục ngữ |
Trang 3 |
Phần yêu cầu cần đat: Không có yêu cầu nào về thành ngữ |
Bổ sung yêu cầu nhận biết về đặc điểm thành ngữ, nội dung phân biệt tục ngữ, thành ngữ |
Học sinh có thể phân biệt tục ngữ, thành ngữ. |
Bài 9- Tùy bút và tản văn |
Trang 53, dòng 11, 15, 16, 17 |
Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí |
– … là tiểu loại của kí (nếu đúng) – Khái niệm: Tản văn là loại văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. |
Khái niệm chưa thống nhất với 2 bộ sách hiện hành. |
Bài 10- VĂN BẢN THÔNG TIN |
Trang 75, dòng 7 |
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết thuật ngữ và nghĩa của thuật ngữ |
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết thuật ngữ và đặc điểm của thuật ngữ |
– Phần nội dung nêu khái niệm và đặc điểm thuật ngữ. – Chưa thống nhất yêu cầu cần đạt với 2 bộ sách hiện hành |
Người góp ý
Phụ lục 2.
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN
SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1- Tiếng nói của vạn vật, phần hướng dẫn quy trình viết |
Trang 26/dòng 26, 27, 28 |
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ |
Viết đoạn văn khoảng 100 chữ |
Qúa cao so với học sinh lớp 7 |
Bài 2 Bài học cuộc sống, phần sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe |
Trang 52, dòng 26, 27, 28, 29, 30 |
Ví dụ chơi chữ – Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa |
Cho ví dụ khác |
Không thấy có từ đồng âm khác nghĩa. |
Bài 5 – Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát ( Y Phương), phần chú thích |
Trang 108, dòng cuối |
nhái: hàng nhái… |
nhái: hàng giả, giả mạo |
tránh giải thích có từ nhái |
Bài 7- Trí tuệ dân gian |
Trang 28, dòng 4 |
bút sa gà chết |
– Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. – Trẻ cậy cha, già cậy con |
bút sa gà chết là thành ngữ, không phải tục ngữ. |
Người góp ý
Phụ lục 2.
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN
SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Bài 2 – Khúc nhạc tâm hồn |
Trang 43/dòng 10 |
Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo) |
chú thích lá cơm nếp |
Học sinh không hiểu, biết về lá cơm nếp |
Bài 5 – Màu sắc trăm miền, phần thực hành tiếng Việt |
Trang 116, dòng 15 |
Từ địa phương: Tía, Từ toàn dân: Bố |
Từ toàn dân: Cha |
Cả từ tía và bố đều là từ địa phương |
Bài 5- Màu sắc trăm miền, phần chú thích |
Trang 108, dòng cuối |
Nhuy. |
Nhụy |
Sai vị trí dấu nặng |
Bài 5- Màu sắc trăm miền, Chuyện cơm hến |
Trang 111, dòng 4 |
mướp đắng |
chú thích (khổ qua) |
Học sinh dễ hiểu |
Bài 6- Bài học cuộc sống, thực hành tiếng Việt |
Trang 11, dòng 29 |
Thành ngữ chuyển núi dời sông |
Thay ví dụ khác |
– Thành ngữ có nghĩa lạ cho dù đúng trong trường hợp cấu trúc của thành ngữ có thể bị phá vỡ (… dời sông) đúng là lấp sông, lấp bể… – Là văn bản dịch |
Bài 8 – Trải nghiệm để trưởng thành |
Trang 60, dòng 6, 7 |
Con người và con đường. Đôi bạn này có chung một từ “con”. (Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường) |
Khi ông cònnhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. ( hoặc một ví dụ khác) |
Tính liên kết vẫn đảm bảo, chỉ ra được phép liên kết thế. Tuy nhiên,hai câu ở nội dung hiện tại, khi tách khỏi văn bản khó hiểu, không hay ( xét về nghĩa), câu 1 là câu chưa đủ thành phần (xét về cấu trúc) |
Người góp ý
Phiếu góp ý sách giáo khoa Âm nhạc 7 năm 2022 – 2023
1. SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Mục 2 |
Trang 6 |
Chữ không đều đậm nhạt |
Chỉnh đậm nhạt |
Chữ chưa đồng bộ |
Bản nhạc bài: Tuổi đời mênh mông |
Trang 8 |
Chữ không đều đậm nhạt |
Chỉnh đậm nhạt |
Chữ chưa đồng bộ |
Hát: Lí kéo chài |
Trang 31 |
Chú thích |
Bổ xung chú thích nghĩa từ” xịa” |
Bổ xung chú thích nghĩa từ” xịa” |
Nhạc cụ |
Trang 35 |
Luyện tập |
Chọn nội dung đơn giản hơn |
Nặng kiến thức với HS cả 2 nội dung kèn phím và Recorder |
Hát: Mùa xuân ơi |
Trang 38 |
Chữ không đều đậm nhạt |
Chỉnh đậm nhạt |
Chữ chưa đồng bộ |
Lí thuyết âm nhạc |
Trang 42 |
Dấu luyến để phần chú thích |
Đưa vào nội dung |
Đưa vào nội dung |
Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ |
Trang 48 |
Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ |
Để 1 nội dung thuật ngữ về nhịp độ |
Nặng kiến thức |
Nhạc cụ |
Trang 49 |
Luyện tập kèn phím và Recorder |
Chọn nội dung đơn giản hơn |
Nặng kiến thức với HS cả 2 nội dung kèn phím và Recorder |
Luyện tập bài đọc nhạc |
Trang 60 |
Đọc nhạc 2 bè |
Bỏ bè |
Nặng kiến thức |
Nghe nhạc: Hè về |
Trang 64 |
Chữ không đều đậm nhạt |
Chỉnh đậm nhạt |
Chữ chưa đồng bộ |
2. SÁCHCÁNH DIỀU
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Thường thức âm nhạc |
Trang 8 – 9 |
Một số thể loại bài hát. |
Bổ sung thể loại ca khúc thiếu nhi, vui chơi. |
Chưa giới thiệu đầy đủ các thể loại bài hát. |
Thường thức âm nhạc |
Trang 14 -15 |
Dân ca một số vùng miền. |
Bổ sung ví dụ tên một số bài dân ca ở mục 1,2. |
Thiếu dữ liệu thông tin. |
Lí thuyết âm nhạc |
Trang 20 – 21 |
Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc. |
Đưa vào nội dung. |
Đưa vào nội dung. |
Bài đọc nhạc số 6 |
Trang 42 – 43 |
Để hai bè. |
Để 1 bè. |
Nặng kiến thức. |
Lí thuyết âm nhạc: Một số thuật ngữ, kí hiệu về nhịp độ, sắc thái cường độ |
Trang 48 |
Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ. |
Để 1 nội dung thuật ngữ về nhịp độ. |
Nặng kiến thức. |
Bài đọc nhạc số 8 |
Trang 55 – 56 |
Để hai bè. |
Để 1 bè. |
Nặng kiến thức. |
3. SÁCHCHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Lí thuyết âm nhạc: Nhịp lấy đà. |
Trang 22 |
Nhịp lấy đà là ô nhịp ở đầu bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. |
Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. |
Nội dung khái niệm nhịp lấy đà chưa đầy đủ |
Ngày 16 tháng 12 năm 2021 NGƯỜI GÓP Ý |
Phiếu góp ý sách giáo khoa Giáo dục thể chất 7 năm 2022 – 2023
*Sách Cánh Diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
– Hình thức: Đảm bảo tính thẩm mĩ, hấp dẫn, thu hút người đọc. Hình ảnh đẹp, rõ nét. – Nội dung: + Kiến thức: Phù hợp với đối tượng học sinh lớp 7. + Nội dung các bài rất chi tiết, hướng dẫn tỉ mỉ dễ cho người học tiếp thu. + Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: Mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp học sinh dễ dàng học tập và thực hành |
– Không |
Phiếu góp ý sách giáo khoa Tiếng Anh 7 năm 2022 – 2023
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Unit 2. Health Lesson 5. Skills 1 |
23 – 24 |
– Hình thức: Đảm bảo tính thẩm mĩ; hấp dẫn thu hút người đọc. – Nội dung: Kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh khối 7, nội dung chi tiết, hướng dẫn tỉ mỉ dễ cho người học tiếp thu. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2022 – 2023
* Sách Cánh Diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ đề 2: Em đang trưởng thành |
18 |
– Thiếu hình ảnh minh họa |
– Nên cho thêm hình ảnh minh họa Sinh hoạt dưới cờ |
– Nên cho thêm hình ảnh minh họa Sinh hoạt dưới cờ để cho hs hình dung dễ dàng hơn. |
* Sách Kết nối tri thức
STT | Tên bộ sách | Ưu điểm nổi bật | Nội dung chưa phù hợp |
1 |
Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) |
– Tên các chủ đề gần gũi với tâm lý lứa tuổi học sinh, nhiều chủ đề hướng đến bản thân học sinh phù hợp với học sinh đầu cấp. Hs được khám phá bản thân, có kỹ năng giáo tiếp, hình thành các mối quan hệ bạn bè rộng mở, bước đầu biết tự lập, biết điều chỉnh, làm chủ cảm xúc, hành vi để dễ dàng hợp tác, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè. – Nội dung phù hợp với học sinh. Các hoạt động của các chủ đề được thiết kế và triển khai theo tiếp cận của chu trình trải nghiệm gồm 4 giai đoạn: Khám phá kết nối – Rèn luyện kỹ năng – Vận dụng mở rộng – Tự đánh giá. – Phần định hướng giới thiệu những nội dung cơ bản mà mỗi học sinh phải thực hiện để đạt được mục tiêu. |
Chủ đề 4: rèn luyện bản thân. Phần rèn luyện thói quen gọn gàng và ngăn nắp, và quản lí chi tiêu lặp lại nhiều nội dung đã tìm hiểu ở lớp 6. |
* Sách Chân trời sáng tạo;
- Tổng chủ biên: Đinh Thị Kim Thoa; Vũ Quang Tuyên
- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Tiêu chí đánh giá | Nhận xét, đánh giá | ||
Ưu điểm | ND chưa phù hợp | Ghi chú | |
Tiêu chí số 1: Sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng |
|||
(1). Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, lối sống của địa phương, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo của học sinh Hải Phòng. |
Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, phù hợp với văn hóa |
||
(2). Nội dung hiện đại, hội nhập với khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh và giáo dục định hướng nghề nghiệp, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù họp với xu hướng phát triển của thành phố Hải Phòng. |
– Nội dung từng bài có sự gắn kết cuộc sống. |
||
(3). Cấu trúc sách giáo khoa được thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội để người dạy có thế bổ sung những nội dung tích hợp gắn với thực tế địa phương. |
Nội dung bố cục từng bài học trong sách giáo khoa có tính mở giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo. |
||
Tiêu chí số 2: Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh |
|||
1. Tiêu chí về nội dung |
|||
(4). Nội dung sách giáo khoa phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trình độ của học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục. |
– Nội dung sách giáo khoa phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên |
||
(5). Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học; chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tìm tòi kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh. |
– Cấu trúc sách, bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các phần bằng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá. |
||
(6). Sách giáo khoa được trình bày sinh động, cân đôi, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. |
Nội dung bố cục từng bài học trong sách giáo khoa có sự kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đặc biệt kênh hình giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo |
||
2. Tiêu chí về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học |
|||
(7). Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. |
– Cách viết, trình bày rõ ràng, khoa học, gần gũi với học sinh lớp 7. |
||
(8). Các chủ đề, bài học được thiết kế theo hướng tăng cường và đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện để giáo viên có thể điều chỉnh phù họp với nhiều đối tượng học sinh, đảm bảo tính phân hóa theo năng lực học sinh. |
Nội dung các bài học thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, tư duy sáng tạo đảm bảo phân hóa được năng lực học sinh. |
||
3. Tiêu chỉ về kiểm tra, đánh giá |
|||
(9) Hệ thống câu hỏi, bài tập được thể hiện đúng, đủ với với các yêu cầu cụ thể, các mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh đế tạo điều kiện cho giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chât, năng lực học sinh. |
– Nội dung có xây dựng kế hoạch theo từng học kì để đánh giá kết quả học tập của học sinh. |
||
(10). Các phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù họp lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh; người học có thể tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của bản thân. |
– Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh. |
||
4. Tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học |
|||
(11). Đảm bảo triển khai phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục trung học cơ sở, trung học phố thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng. |
– Nội dung sách giáo khoa có thể triển khai với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu của nhà trường. |
||
(12). Có hệ thống học liệu bổ trợ (vở bài tập, đồ dùng học tập, học liệu điện tử,…) đầy đủ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho học sinh. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa Công nghệ 7 năm 2022 – 2023
*Sách: KNTT
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1.Giới thiệu về trồng trọt | Từ trang 8 | Phông chữ không đồng đều | Đưa về cùng phông chữ | Đảm bảo tính thẩm mỹ. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa Mĩ thuật 7 năm 2022 – 2023
* Sách Cánh Diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 6: Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trung đại thế giới |
24 |
– Hình ảnh minh họa hơi nhỏ – Tranh minh họa của nghệ thuật phương Đông còn ít. |
– Hình ảnh minh họa cần to hơn – Thêm tranh minh họa của nghệ thuật phương Đông |
– Làm cho bài học sinh động hơn. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023
* Sách: Cánh diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ đề 1: Nguyên tử. Nguyên tố hóa học | Trang 10 | Nội dung bài chi tiết, hướng dẫn tỉ mỉ, dễ cho người học tiếp thuHình thức trình bày chưa mang tính thống nhất giữa các trang. | Nên để phần kiến thức bên lề trái thống nhất giữa các trang |
Để đảm bảo tính thống nhất giữa các trang. |
Phiếu góp ý Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7
TRƯỜNG THCS……..
TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 7 TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
(Kèm theo Côngvănsố/PGD&ĐT,ngày /12/2021 của Phòng GD&ĐT…..)
Phần | Sốtiết/phần | Bài | Nội dung góp ý | |||||||
Mục tiêu bài dạy | Nội dung kiến thức | Hình ảnh | Câu hỏi bài tập | |||||||
Phù hợp | Chưa phù hợp, (ghi rõ nội dung chỉnh sửa) | Phù hợp | Chưa phù hợp, (ghi rõ nội dung chỉnh sửa) | Phù hợp | Chưa phù hợp, (ghi rõ nội dung chỉnh sửa) | Phù hợp | Chưa phù hợp,(ghi rõ nội dung chỉnh sửa) | |||
Mỹ thuật |
03 |
Bài: 21 |
x |
x |
x |
x |
||||
Bài:25 |
x |
x |
x |
x |
Những ý kiến góp ý khác: Không
HIỆU TRƯỞNG |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 (Các môn) Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 7 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.