Bạn đang xem bài viết ✅ Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 7 năm 2022 – 2023 (11 môn) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 năm 2022 – 2023 giúp thầy cô tham khảo những lời nhận xét, góp ý để cải thiện những nhược điểm và hạn chế của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống trước khi đưa vào giảng dạy cho học sinh.

Bộ phiếu góp ý SGK lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 11 môn: Khoa học tự nhiên, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Toán, Lịch sử – Địa lí, Giáo dục công dân, Tin học, Ngữ văn, Âm nhạc, Tiếng Anh, Công nghệ lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Phiếu góp ý SGK lớp 7 của các bộ sách khác. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí phiếu góp ý SGK lớp 7 Kết nối tri thức:

Phiếu góp ý sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023

PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7

Họ và tên người nhận xét đánh giá: …………………….

Trình độ chuyên môn: ………………… Chức vụ, đơn vị: …………………………

1. Thông tin về SGK

– Tên sách: Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống )

– Tác giả (chủ biên/tổng chủ biên): Tổng chủ biên Vũ Văn Hùng

Chủ biên: Mai Văn Hưng, Lê Kim Long, Bùi Gia Thịnh( Đồng chủ biên)

– Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

2. Nội dung nhận xét, đánh giá

Tiêu chuẩn Tiêu chí Nội dung tiêu chí Nhận xét, đánh giá Điểm tiêu chí
Ưu điểm Hạn chế

Tiêu chuẩn 1

Chất lượng nội dung, hình thức SGK phù hợp với năng lực học tập của

học sinh

(25 điểm)

1

Hình thức trình bày cân đối, hài hòa giữa

Cấu trúc các chương bài học, sách in 4 màu, thiết kế hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình

Giúp các em khám phá tính chất cơ bản của giới tự nhiên thông qua khái niệm định luật

Hình thức cân đối, hài hòa, có tính thẩm mĩ, tạo cơ hội cho Hs tự học

Bồi dưỡng năng lực giao tiếp và hợp tác

Hình thành phát triển nhận thức: KHTN, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức kỹ năng vào giải quyết vấn đề trong học tập và thực tế cuộc sống

5

2

Nội dung đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực; các hoạt động học tập được chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực tuân thủ Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Nội dung bài học bám sát TT 33/2017/TT BGDĐT, bám sát TT25/2020 BGDĐT

Hình thành phát triển nhận thức: KHTN, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức kỹ năng vào giải quyết vấn đề trong học tập và thực tế cuộc sống

10

3

Chú trọng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng nhận thức; thúc đẩy học sinh học tập tích cực; rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy độc lập, sáng tạo; vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn cuộc sống.

Nội dung cũng như bài học theo các chủ đề với tên gọi rất gần gũi, sáng tạo gợi hứng thú khám phá cho người học. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trải nghiệm của học sinh

Phản ánh những vấn đề của cuộc sống

Vận dụng giải quyết các vấn đề của cuộc sống

Chương I: Bài 2 Nguyên tử

Bài 3: Nguyên tố hóa học:

Nên để phần kiến thức bên lề bên trái thống nhất giữa các trang

9

Tiêuchuẩn 2

Nội dung tài liệu SGK hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.

(25 điểm)

4

Các bài học trong sách giáo khoa đều được thiết kế gồm hệ thống bài học thông qua các hoạt động đa dạng, có tác dụng kích thích tính tự chủ, tích cực của người học, giúp Hs phát triển phẩm chất năng lực.

Các bài học/ chủ đề thiết kế theo các kĩ năng cần hình thành cho HS trong dạy học bộ môn nên thuận lợi cho GV lựa chọn hình thức tổ chức cũng như PP, KT DH phát huy tính tích cực của HS

10

5

Thể hiện rõ, đầy đủ các yêu cầu về mức độ cần đạt, đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp và phân hóa đối tượng; giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Hệ thống câu hỏi, bài tập thể hiện rõ các mức độ yêu cầu cần đạt.

Đa dạng hóa các hình thức đánh giá,

Hs thực hành, thực học.

5

6

Tạo điều kiện để nhà trường, tổ chuyên môn, khối chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Tích hợp giữa các môn học và hoạt động giáo dục trong các cấp học. Vấn đề giáo dục STEM

10

Tiêuchuẩn 3

Nội dung phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương

(25 điểm)

7

Tăng cường kết nối giữa các lớp.

Tích hợp giữa các môn học và HĐGD trong các cấp học

Học sinh được tham gia thực hành học tập giúp kích thích Hs tích cực, hứng thú.

10

8

Tạo cơ hội để nhà trường và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp gắn với thực tế địa phương.

Tạo điều kiện cho GV bổ sung nội dung dạy học phù hợp với địa phương

5

9

Đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và năng lực học tập của các nhóm đối tượng học sinh tại địa phương.

GV có thể linh hoạt điều chỉnh thời lượng cho phù hợp thực tế, năng lực học tập của HS

10

Tiêuchuẩn 4

Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại các cơ sở giáo dục

(25 điểm)

10

Nội dung đảm bảo tính khả thi, phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; có thể triển khai tốt nhất với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học tại địa phương.

Nội dung đảm bảo tính khả thi, phù hợp năng lực GV, điều kiện dạy học tại địa phương

10

11

Sách giáo khoa có tính mở, có website hoặc phiên bản điện tử, tài liệu tham khảo hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng tối thiểu hoặc tối ưu theo đặc điểm vùng miền.

Nội dung gồm có 10 chương, tạo tính linh hoạt, sáng tạo cho GV trong xây dựng và thực hiện kế hoạch. Trong sách có giải thích các thuật ngữ rõ ràng

5

12

Có hoạt động trải nghiệm, từng bước hình thành năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn; phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh và tạo cơ hội cho tất cả học sinh được phát triển thông qua hoạt động thực hành.

Chương I: Nguyên tử, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chương II: Phân tử, liên kết hóa học.

Chương III: Tốc độ

Chương IV: Âm thanh

Chương V: Ánh sáng, Chương VI: Từ

Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở Sv

Chương VIII: Cảm ứng ở Sv

Chương IV: Sinh trưởng và phát triển ở SV

Chương X: Sinh sản ở sinh vật.

HS được trải nghiệm, liên hệ từ đó giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn

10

Đánh giá: 99 điểm

Phiếu góp ý sách giáo khoa Mĩ thuật 7 năm 2022 – 2023

STT Bộ sách Ưu điểm nổi bật Nội dung chưa phù hợp

1

Kết nối tri thức với cuộc sống

– Thể hiện đầy đủ yêu cầu cần đạt trong chương trình GDPT 2018.

– Nội dung sách phân chia rõ ràng theo các mạch nội dung.

– Các chủ đề bài học có tính liền mạch, thúc đẩy học sinh học tâp., kích thích tư duy sáng tạo độc lập của HS.

– Hình ảnh, ngữ liệu phong phú, đơn giản, dễ hiểu phù hợp với HS lớp 7.

– Phần hướng dẫn HS thực hiện chi tiết, có hình ảnh minh họa các bước thực hiện

– Các hoạt động học tập trong sách có hướng dẫn, gợi ý học sinh chuẩn bị và đánh giá kết quả. Tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các học sinh có thể phát triển và tư duy sáng tạo.

– Các chất liệu dễ tìm, dễ sử dụng.

– HS tự đánh giá kết quả của mình, của bạn.

– Nội dung chỉ phù hợp với HS vùng thuận lợi tuy nhiên sẽ hơi khó khăn với vùng không thuận lợi về vật liệu, dụng cụ học tập….

– Thời gian còn hạn chế, gây khăn cho GV khi thiết kế bài dạy.

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 hệ chuẩn và nâng cao - môn tiếng Pháp (Mã đề 517)

Phiếu góp ý sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2022 – 2023

Góp ý 1

Tên bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống;

Tổng chủ biên: Lưu Thu Thủy

Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

Tiêu chí đánh giá Nhận xét, đánh giá
Ưu điểm ND chưa phù hợp Ghi chú

Tiêuchísố 1: Sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng

(1). Đảm bảo tính kế thừa, phù họp với văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, lối sống của địa phương, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo của học sinh Hải Phòng.

– Nội dung sách giáo khoa phù hợp với văn hóa, khoa học, theo chương trình mới, sinh động và hấp dẫn.

(2). Nội dung hiện đại, hội nhập với khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh và giáo dục định hướng nghề nghiệp, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù họp với xu hướng phát triển của thành phố Hải Phòng.

– Sách giáo khoa có hệ thống bài học dể học, dễ hiểu, gắn với thực tiễn.

(3). Cấu trúc sách giáo khoa được thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội để người dạy có thế bổ sung những nội dung tích hợp gắn với thực tế địa phương.

– Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau.

Tiêu chí số 2: Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh

1. Tiêu chí về nội dung

(4). Nội dung sách giáo khoa phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trình độ của học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

– Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên

(5). Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học; chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tìm tòi kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh.

– Chương trình được xây dựng bám sát định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

(6). Sách giáo khoa được trình bày sinh động, cân đôi, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứatuổi học sinh.

– Hình thức trình bày tài liệu đẹp, hài hòa hệ thống nội dung bài học, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ; tranh, ảnh, hình vẽ phù hợp với và lứa tuổi học sinh.

2. Tiêu chí về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

(7). Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

– Nội dung sách giáo khoa chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tỏi kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực.

(8). Các chủ đề, bài học được thiết kế theo hướng tăng cường và đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện để giáo viên có thể điều chỉnh phù họp với nhiều đối tượng học sinh, đảm bảo tính phân hóa theo năng lực học sinh.

– Sách giáo khoa biên soạn dễ sử dụng, dễ học sinh động, tạo được sự hứng thú cho học sinh.

3. Tiêu chỉ về kiểm tra, đánh giá

(9) Hệ thống câu hỏi, bài tập được thể hiện đúng, đủ với với các yêu cầu cụ thể, các mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh đế tạo điều kiện cho giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chât, năng lực học sinh.

– Nội dung sách giáo khoa với các yêu cầu cụ thể, giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

(10). Các phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù họp lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh; người học có thể tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của bản thân.

– Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh.

4. Tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

(11). Đảm bảo triển khai phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục trung học cơ sở, trung học phố thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

– Nội dung sách giáo khoa có thể triển khai khá tốt với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu của nhà trường

(12). Có hệ thống học liệu bổ trợ (vở bài tập, đồ dùng học tập, học liệu điện tử,…) đầy đủ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho học sinh.

Nội dung sách giáo khoa có thể tạo điều kiện cho học sinh tham khảo hệ thống học liệu bổ trợ (vở bài tập, đồ dùng học tập, học liệu điện tử,…) đầy đủ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho học sinh.

Những nhận xét khác

Góp ý 2

STT Tên bộ sách Ưu điểm nổi bật Nội dung chưa phù hợp

1

Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

– Tên các chủ đề gần gũi với tâm lý lứa tuổi học sinh, nhiều chủ đề hướng đến bản thân học sinh phù hợp với học sinh đầu cấp. Hs được khám phá bản thân, có kỹ năng giáo tiếp, hình thành các mối quan hệ bạn bè rộng mở, bước đầu biết tự lập, biết điều chỉnh, làm chủ cảm xúc, hành vi để dễ dàng hợp tác, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.

– Nội dung phù hợp với học sinh. Các hoạt động của các chủ đề được thiết kế và triển khai theo tiếp cận của chu trình trải nghiệm gồm 4 giai đoạn: Khám phá kết nối – Rèn luyện kỹ năng – Vận dụng mở rộng – Tự đánh giá.

– Phần định hướng giới thiệu những nội dung cơ bản mà mỗi học sinh phải thực hiện để đạt được mục tiêu.

Chủ đề 4: rèn luyện bản thân. Phần rèn luyện thói quen gọn gàng và ngăn nắp, và quản lí chi tiêu lặp lại nhiều nội dung đã tìm hiểu ở lớp 6.

Phiếu góp ý sách giáo khoa Toán 7 năm 2022 – 2023

Chủ đề Đại số: Bài đại lượng tỉ lệ thuận

* Về mặt hình thức: Đẹp, gọn hơn so với toán 6 nhưng kênh hình giảm nhiều so với phiên bản cũ. thiếu sự phong phú

* Về mặt cấu trúc:

  • Phần khởi động giới thiệu một loại củ tốt cho sức khỏe (hay) nhưng nếu thêm một vài thông tin về món ăn hoặc thức uống được chế biến từ nó thì sẽ kĩ hơn.
  • So với phiên bản sách hiện hành đưa ra đến 2 ví dụ nhưng ở đây vẫn đưa ra chỉ một ví dụ nhưng nổi bật được công thức trong tính toán.
  • Cách xây dựng phần chú ý đơn giản, nhẹ nhàng.
  • So với sách cánh diều và CTST thì KNTT lại gộp chung phần tính chất vào định nghĩa. Nếu như không để ý kĩ thì khó nhận biết (cái này chắc có lẽ ý đồ tác giả đưa ra mỗi mục một tiết hay chăng. Tuy nhiên mình vẫn thích sự tường minh hơn. (KNTT mất điểm phần này)

* Về tính chất: Trình bày gọn gàng và sau đó đưa ra hai bài toán thực tế luôn. Tuy nhiên trong cả 3 sách thì chỉ có anh Cánh diều mới trình bày cách nhận biết tính chất 2. còn 2 sách còn lại thì lại không trình bày kĩ. (Chắc do bữa giờ đứt cáp quang nên anh KNTT bị mất tín hiệu đến tận Chân trời)

* Về giới thiệu dạng toán: Đã đưa ra được 2 bài toán áp dụng dãy tỉ số rất thực tế, nhưng ưu điểm ở KNTT là có 1 dòng giới thiệu về dạng toán chia một số theo tỉ lệ cho trước và sau đó cho luôn bài tập áp dụng ngay. (chỉ 1 dòng nhưng hơn hẳn 2 anh kia)

* Bài tập: Lượng bài tập đưa ra không nhiều, tuy nhiên mỗi bài mỗi dạng khác nhau để giới thiệu

Tham khảo thêm:   10 mẹo chơi Playerunknown's Battlegrounds cho người mới bắt đầu

KL chung: Có sự phối hợp được nhiều phương pháp tích cực trong hoạt động lĩnh hội tri thức với trẻ. Bài tập tuy ít nhưng phong phú về các dạng toán. Cách trình bày một số nội dung chưa hợp lí

Đánh giá 7.5đ

Chủ đề Hình học: Bài Tam giác cân

* Về mặt hình thức: Đẹp, gọn hơn so với toán 6 hình ảnh rõ ràng.

* Về mặt cấu trúc:

  • Phần khởi động giới thiệu hình ảnh về bản vẽ một ngôi nhà nhưng Gv soạn thì lại thay thế thành một hình ảnh chân thật về nhà Rông (một biểu tượng văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng tây nguyên) nhằm giới thiệu và quảng bá thêm nét đẹp truyền thống của các dân tộc VN. Gv tự thêm vào phần vẽ hình theo cách diễn đạt để rèn thêm kĩ năng vẽ hình cho Hs.
  • Từ phần khởi động trên là đi thẳng vào giới thiệu định nghĩa tam giác cân, tên gọi của các yếu tố trong tam giác cân và củng cố ngay bằng bài tập áp dụng định nghĩa để nhận biết tam giác cân như SGk cũ.
  • Cách xây dựng phần tính chất nhẹ nhàng hơn so với sách cũ bằng cách hoàn thành một chứng minh hình học đồng thời qua đó nhận biết tính chất và dấu hiệu nhận biết. hoàn toàn tương tự như phiên bản sgk cũ. Cuối hoạt động là một bài tập theo mức độ thông hiểu và qua đó giới thiệu được khái niệm tam giác đều. (tam giác vuông cân thì không được giới thiệu trong phần kiến thức của sách này – mà lại giới thiệu trong phần bài tập 4.26) nhưng về mặt trình bày phần định nghĩ và tính chất có sự phân định rạch ròi là hơn CTST rồi.
  • Thua so với sách cánh diều và sgk hiện hành ở chỗ chưa giới thiệu được cách vẽ tam giác cân, tam giác đều (chưa hiểu ý đồ tác giả). Dành cho các cháu về nhà tự tìm hiểu vậy (mục 4)

* Khác với Cánh diều và KNTT thì nội dung đường trung trực của một đoạn thẳng lại lồng ghép vào đây như thể vừa giới thiệu định nghĩa đường trung trực và vừa áp dụng kiến thức của tam giác cân vào đường trung trực của đoạn thẳng. (ở chủ đề này đang so sánh về tam giác đặc biệt nên tớ sẽ không đánh giá nội dung trên để tính điểm)

* Bài tập: Lượng bài tập đưa ra không nhiều nhưng đã thể hiện được nhiều dạng toán. Chỉ có điều thua so với Cánh diều và CTST thì KNTT chưa đưa ra được 2 dạng bài tập tính góc ở đỉnh và góc ở đáy (không hiểu ý đồ tác giả là gì?) Chưa có dạng toán áp dụng kiến thức vào thực tế (cái này theo mình đoán là do không đưa 2 dạng toán trên vào nên khó để ra được dạng toán thực tế).

KL chung: Sách viết theo lối nhẹ nhàng, dễ tiếp cận với người học và người dạy có thể linh hoạt trong quá trình truyền đạt với từng đối tượng hs. Giới thiệu được những dạng toán chứng minh hình học qua hệ thống bài tập nhưng chưa có bài toán thực tế. Tuy có rõ ràng về nội dung nhưng lại mang tính chất giới thiệu nặng về kiến thức hơn là chú trọng đến rèn luyện kĩ năng cho Hs.

Đánh giá: 6.5 đ

Chủ đề Thống kê xác xuất: Bài Làm quen với biến cố

* Về mặt hình thức: Màu mè và chữ chưa đẹp, chưa rõ – chắc là nguyên nhân do bản mẫu để điều chỉnh nhưng phần hình ảnh minh họa thì khá nghèo nàn.

* Về mặt cấu trúc:

  • Phần khởi động giới thiệu một câu trích dẫn cụt ngủn làm dễ quê độ chỗ này. Vì lí do đây là phần kiến thức khá mới với HS THCS và với người lâu năm quen và thuộc lòng với sách THCS mà quất câu lấp lửng cũng hơi chênh vênh xíu nhưng lấy lại thăng bằng ngay để tiếp tục soi.
  • Mở đầu khái niệm là đi vào 2 hoạt động khám phá mà nhìn vào và tinh ý một chút là thấy ngay hoạt động được thiết kế theo PP khăn trải bàn roài nên sẵn đó tớ quất luôn cái hình ảnh cho người đọc dễ hiểu. thông qua hai hoạt động là giới thiệu ngay khái niệm. và có một bài tập trả lời câu hỏi để củng cố khái niệm cho hoạt động 1 như vậy là khá ổn.
  • Hoạt động 2 đi sâu vào củng cố cho Hs về các khái niệm biến cố ngẫu nhiên/chắc chắn/không thể thông qua hai ví dụ và hai bài tập thực tế khá gần gũi như vậy là ổn.
  • Bài tập phần thử thách nhỏ sai đề.

* Bài tập: Với mức độ kiến thức của bài này thì chỉ dừng lại cấp độ nhận biết và thông hiểu nên với 3 bài tập sgk là khá ổn (chưa có thời gian giải)

KL chung: Sách viết khéo léo chèn vào PPDH hiện đại bên trong hoạt động và bố trí các hoạt động khá hợp lí. Lỗi kiến thức khi ra đề bài tập (cục sạn chà bá lửa – nhưng không đáng bị mất điểm phần này vì chỉ là bản mẫu còn góp ý và điều chỉnh.)

Đánh giá: 8.5 đ

Phiếu góp ý sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 năm 2022 – 2023

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
(Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
(Kèm theo Công văn số /SGDĐT-GDTH ngày /12/2021 của Sở GDĐT)

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất

Các bài

Tên đầu bài và các đề mục: màu tím nhạt

Chọn sang màu đỏ

Màu tím tối và mờ nhạt, không nổi bật được tên bài và đề mục

Các bài

Các câu hỏi trong phần hình thành kiến thức mới: chữ in đứng và màu xanh nhạt

Chọn sang mẫu chữ in nghiêng và chọn màu xanh đậm

Tạo sự nổi bật và khác biệt so với các nội dung khác

Ngày 16 tháng 12 năm 2021

NGƯỜI GÓP Ý

Phiếu góp ý sách giáo khoa Giáo dục công dân 7 năm 2022 – 2023

Phụ lục 3
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ; Lớp: 7

Họ tên:………………………………..

Đơn vị công tác:………………..

Nội dung góp ý:

– Nhìn chung cả ba bộ sách nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phù hợp, chính xác, khoa học.

– Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.

SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG, tác giả Nguyễn Thị Toan (tổng chủ biên), NXB Giáo Dục Việt Nam.

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 1. Tự hào về truyền thống quê hương.

Trang 6, 7

Tại mục 1. Một số truyền thống của quê hương.

Bổ sung thêm hình ảnh về truyền thống quê hương. Hạn chế kênh chữ quá nhiều.

Kênh thông tin về truyền thống quê hương còn ít.

Bài 2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trang 10

Đọc câu chuyện

Thay thế bằng câu chuyện có thật của Việt Nam.

Việt Nam có rất nhiều tấm gương về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Trang 11, 12

Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Bổ sung thêm ca dao, tục ngữ, danh ngôn.

Cho hs biết thêm về ý nghĩa của ca dao, tục ngữ, danh ngôn.

Bài 3. Học tập tích cực, tự giác

Trang 14

Biểu hiện của học tập tích cực, tự giác.

Bổ sung thêm một số hình ảnh chưa thể hiện học tập tự giác.

Phần biểu hiện chưa thấy làm rõ tinh thần chưa tự giác để giáo dục học sinh trong thực tế.

Bài 4. Giữ chữ tín.

Trang 21

Ý nghĩa của giữ chữ tín.

Bổ sung hình ảnh giữ chữ tín trong kinh doanh.

Qua đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của giữ chữ tín ảnh hưởng về tinh thần và kinh tế của bản thân và người khác.

Bài 5. Bảo tồn di sản văn hóa.

Trang 24

Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.

Bổ sung thêm thời gian di sản văn hóa được Unesco công nhận.

Chỉ đưa hình ảnh nhưng không nghi cụ thể thời gian được công nhận để cho học sinh biết.

Quản lí tiền

Trang 45

Tình huống phần 2: Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả: tác giả sử dụng từ “vay tiền”

Thay bằng “mượn tiền”

Dùng từ vay tiền đề ăn uống hằng ngày của HS là không hợp lí.

Người góp ý
(Kí và ghi rõ họ tên)

Phiếu góp ý sách giáo khoa Tin học 7 năm 2022 – 2023

PHIẾU GÓP Ý SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: TIN HỌC.

1. Sách: KNTT

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng

Hình minh họa 1 số các thiết bị máy tính bằng các hình vẽ màu đen.

Thay bằng: Ảnh chụp các thiết bị máy tính thực tế đang được sử dụng.

– Thẩm mỹ hơn

– Học sinh dễ quan sát.

– Sử dụng hình ảnh thật giúp HS nhận biết các thiết bị ngoài thực tế.

Phiếu góp ý sách giáo khoa Ngữ văn 7 năm 2022 – 2023

Mẫu 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
(BỘ KẾT NỐI TRI THỨCNhà xuất bản: NXBGDVN)
MÔN: Ngữ văn

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Đan-kô Phân tích hình tượng nhân vật Đan-kô

Họ và tên: ………………………..

Đơn vị công tác: Trường THCS …

Nội dung góp ý:

Tên bài

SGK Tập 1-2

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 1:

Bầu trời tuổi thơ

Tập 1

Tr10, dòng 19

Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ

Dùng từ, cụm từ mở rộng thành phần câu:

-Mở rộng thành phần chính của câu

-Mở rộng thành phần trạng ngữ của câu

Nội dung hiện tại thiếu tính khái quát ( thiếu trường hợp dùng TỪ mở rộng câu )

Bài 6:

Bài học cuộc sống phần Tri thức Ngữ văn

Tập 2

Tr5, dòng 12

Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu ngắn gọn, nhịp nhàng…

Tục ngữ thuộc loại sáng tác dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng…

Nội dung hiện tại thiếu tính khái quát, không rõ ràng (“là những câu ngắn gọn”) dẫn đến khó hiểu, khó nhớ.

Bài 6:

Bài học cuộc sống

Tập 2

Tr5, dòng 16

Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy…

Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh…

Nội dung hiện tại sử dụng cách diễn đạt mơ hồ gây khó hiểu cho học sinh (có nghĩa bóng bẩy). Đây là khái niệm về thành ngữ nên cần nêu khái quát và dễ hiểu.

……, ngày…..tháng…. năm 2021

Người góp ý

Mẫu 2

Phụ lục 2.
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN
SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 2 – Khúc nhạc tâm hồn

Trang 43/dòng 10

Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo)

chú thích lá cơm nếp

Học sinh không hiểu, biết về lá cơm nếp

Bài 5 – Màu sắc trăm miền, phần thực hành tiếng Việt

Trang 116, dòng 15

Từ địa phương: Tía, Từ toàn dân: Bố

Từ toàn dân: Cha

Cả từ tía bố đều là từ địa phương

Bài 5- Màu sắc trăm miền, phần chú thích

Trang 108, dòng cuối

Nhuy.

Nhụy

Sai vị trí dấu nặng

Bài 5- Màu sắc trăm miền, Chuyện cơm hến

Trang 111, dòng 4

mướp đắng

chú thích

(khổ qua)

Học sinh dễ hiểu

Bài 6- Bài học cuộc sống, thực hành tiếng Việt

Trang 11, dòng 29

Thành ngữ chuyển núi dời sông

Thay ví dụ khác

– Thành ngữ có nghĩa lạ cho dù đúng trong trường hợp cấu trúc của thành ngữ có thể bị phá vỡ (… dời sông) đúng là lấp sông, lấp bể…

– Là văn bản dịch

Bài 8 – Trải nghiệm để trưởng thành

Trang 60, dòng 6, 7

Con người và con đường. Đôi bạn này có chung một từ “con”.

(Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)

Khi ông cònnhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác.

( hoặc một ví dụ khác)

Tính liên kết vẫn đảm bảo, chỉ ra được phép liên kết thế. Tuy nhiên,hai câu ở nội dung hiện tại, khi tách khỏi văn bản khó hiểu, không hay

( xét về nghĩa), câu 1 là câu chưa đủ thành phần (xét về cấu trúc)

Người góp ý

Phiếu góp ý sách giáo khoa Âm nhạc 7 năm 2022 – 2023

SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất

Mục 2

Trang 6

Chữ không đều đậm nhạt

Chỉnh đậm nhạt

Chữ chưa đồng bộ

Bản nhạc bài: Tuổi đời mênh mông

Trang 8

Chữ không đều đậm nhạt

Chỉnh đậm nhạt

Chữ chưa đồng bộ

Hát: Lí kéo chài

Trang 31

Chú thích

Bổ sung chú thích nghĩa từ” xịa”

Bổ sung chú thích nghĩa từ” xịa”

Nhạc cụ

Trang 35

Luyện tập

Chọn nội dung đơn giản hơn

Nặng kiến thức với HS cả 2 nội dung kèn phím và Recorder

Hát: Mùa xuân ơi

Trang 38

Chữ không đều đậm nhạt

Chỉnh đậm nhạt

Chữ chưa đồng bộ

Lí thuyết âm nhạc

Trang 42

Dấu luyến để phần chú thích

Đưa vào nội dung

Đưa vào nội dung

Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ

Trang 48

Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ

Để 1 nội dung thuật ngữ về nhịp độ

Nặng kiến thức

Nhạc cụ

Trang 49

Luyện tập kèn phím và Recorder

Chọn nội dung đơn giản hơn

Nặng kiến thức với HS cả 2 nội dung kèn phím và Recorder

Luyện tập bài đọc nhạc

Trang 60

Đọc nhạc 2 bè

Bỏ bè

Nặng kiến thức

Nghe nhạc: Hè về

Trang 64

Chữ không đều đậm nhạt

Chỉnh đậm nhạt

Chữ chưa đồng bộ

Ngày 16 tháng 12 năm 2021

NGƯỜI GÓP Ý

Phiếu góp ý sách giáo khoa Tiếng Anh 7 năm 2022 – 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7
MÔN: TIẾNG ANH

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lý do đề xuất

UNIT 1: HOBBIES

Đồng ý với tác giả đã biên soạn nội dung chương trình phù hợp với đối tượng hs lớp 7.

Không

UNIT 2: HEALTHY LIVING

Kiến thức trong đơn vị bài học đã kết nối với cuộc sống thực tế.

Nên nhấn mạnh hơn tầm quan trọng về chế độ dinh dưỡng giúp học sinh tăng trưởng chiều cao.

Vì độ tuổi này là thời kỳ trẻ phát triển mạnh về chiều cao.

Nên đề cập điều kiện sống tinh thần cũng tác động đến sức khỏe con người.

Giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực hơn.

UNIT 3: COMMUNITY SERVICE

Looking Back (Trang 36)

– Phần Vocabulary và Grammar chỉ có 4 bài tập vận dụng.

– Bổ sung thêm bài tập phần grammar.

– Bài tập số 4 cần bổ sung thêm câu mẫu gợi ý cho học sinh.

– Giúp học sinh nắm rõ cách sử dụng dạng đúng của động từ sao cho phù hợp.

Unit 4: MUSIC AND ARTS

40-49

– Hình thức: Đảm bảo tính thẩm mĩ; hấp dẫn thu hút người đọc.

– Nội dung: Kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh khối 7, nội dung chi tiết, hướng dẫn tỉ mỉ giúp cho người học dễ tiếp thu.

Không

UNIT 5 : FOOD AND DRINK

– Trang 53 phần “A closer look 2”

Phần “Remember”

Nên bổ sung thêm phần ghi nhớ cách dùng “any”

Vì phần bài tập 2 có yêu cầu điền “any”.

Trang 58

Phần “Looking back”

Nên bổ sung thêm bài tập hỏi giá tiền.

Củng cố kiến thức cho học sinh trong phần “Communication

UNIT 6: A VISIT TO A SCHOOL

– Hệ thống kênh hình đẹp, sinh động giúp học sinh học từ vựng qua tranh hứng thú hơn.

– Mỗi đơn vị bài học đều phân chia thành các tiết có chú trọng phát triển từng kĩ năng rõ ràng

– Mỗi phần bài học là các dạng bài đa dạng giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng cụ thể, nội dung phù hợp với đối tượng hs – Qua mỗi đơn vị bài học sinh được trải nghiệm thực tế thông qua các sản phẩm thiết kế theo từng chủ đề bài học

– Không

UNIT 7: TRAFFIC

Trang 72/Getting started/Dòng 4 – Đoạn hội thoại

I’m fine.

I’m good.

Nên sử dụng những câu đáp lại lời chào hỏi “how are you” khác thông dụng hơn thay vì dùng “I’m fine” theo sách cũ, truyền thống.

Trang 74/Hoạt động 5/Câu 4

You have to get there in time for the train.

You have to get there on time for the train.

Nên sử dụng “on time” nói về việc đến đúng giờ thay vì “in time”.

UNIT 8: FILMS

Trang 84/ Hoạt động 2/ Câu 2

The film was so…that we almost fell asleep.

The plot of his film was so…that we all felt disappointed.

Trùng lặp với ý ở câu 4, hoạt động 4, trang 83.

Trang 84

– Chữ SKYFALI trong poster phim

– Sửa thành “SKYFALL”

Sai tên phim.

Trang 84

– Hình ảnh poster phim Skyfall hoạt họa

– Hình ảnh poster phim Skyfall do diễn viên Daneil Craig đóng vai chính

Học sinh dễ nhận ra phim hơn.

Trang 85/ Hoạt động 2/ Câu 3

really

actually…

Quá nhiều từ “really” trong bài.

Trang 85/ Hoạt động 3/ Câu 1

really

honestly…

Quá nhiều từ “really” trong bài.

UNIT 9: FESTIVALS AROUND THE WORLD

Trang 94

Pronunciation

Bổ sung thêm phần “Remember” cho phần Pronunciation về “quy tắc trọng tâm cho từ có 2 âm tiết”

Giúp học sinh nắm rõ quy tắc đặt trọng tâm

UNIT 10: ENERGY SOURCES

Trang 106

Pronunciation

Bổ sung thêm phần “Remember” cho phần Pronunciation về “quy tắc trọng tâm cho từ có 3 âm tiết”

Giúp học sinh nắm rõ quy tắc đặt trọng tâm

UNIT 11: TRAVELLING IN THE FUTURE

– Mục tiêu bài học rõ ràng, cụ thể

– Cách trình bày khoa học, dễ đọc.

– Sử dụng các hình ảnh sinh động cuốn hút người đọc

– Các hoạt động được thiết kế đa dạng với các mục tiêu cụ thể từ gợi ý dẫn dắt vào bài và củng cố, ôn tập kết thúc bài

– Các hoạt động chính cũng rất đa dạng với các mức độ từ cơ bản đến nâng cao.

– Không

UNIT 12: ENGLISH SPEAKING COUNTRY

Trang 127 phần “A closer look 2”

Phần “Remember”

Nên bổ sung thêm phần ghi nhớ cách dùng “a/ an”

Vì phần bài tập có yêu cầu điền “a/ an/ the”.

Trang 131 phần Skills 2

Phần Writing

Bài tập 5 nên để học sinh viết về một quốc gia hoặc thành phố nói tiếng Anh bất kì thay vì chỉ định viết về London.

Cho học sinh cơ hội tư duy, sáng tạo; tạo hứng thú học tập cho các em; giúp các em có cơ hội thể hiện vốn hiểu biết của mình. Tránh sự rập khuôn.

Phiếu góp ý sách giáo khoa Công nghệ 7 năm 2022 – 2023

*Sách: KNTT

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất
Bài 1.Giới thiệu về trồng trọt Từ trang 8 Phông chữ không đồng đều Đưa về cùng phông chữ Đảm bảo tính thẩm mỹ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 7 năm 2022 – 2023 (11 môn) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *