Bạn đang xem bài viết ✅ Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo trang 129 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 129→133.

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19 giúp các bạn học sinh hiểu được trách nhiệm của công dân và việc thực hiện pháp luật. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời Luyện tập GDKT&PL 10 Bài 19

Câu 1

Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

a. Mọi cá nhân, tổ chức đều được thực hiện pháp luật dưới hình thức áp dụng pháp luật.

b. Cấp dưỡng cho con sau li hôn là thi hành pháp luật.

c. Không kết hôn giữa những người chưa đủ tuổi theo quy định pháp luật là tuân thủ pháp luật.

d. Đi bầu cử khi đủ tuổi theo quy định pháp luật là sử dụng pháp luật

Gợi ý đáp án

  • Em đồng ý với các ý kiến b, c, d
  • Em không đồng ý với ý kiến a

* Giải thích: Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra các quyết định.

Câu 2

Em hãy cho biết các hành vi sau ứng với những hình thức thực hiện pháp luật nào. Vì sao?

Tham khảo thêm:   Mẫu hợp đồng trao đổi tài sản

a. Không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.

b. Thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.

c. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

d. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc.

đ. Thực hiện các quy định về phòng bệnh và khám, chữa bệnh.

e. Xét xử các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

g. Thực hiện quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

h. Không tàng trữ trái phép chất ma tuý.

Gợi ý đáp án

  • a. tuân theo pháp luật
  • b. thực hiện pháp luận
  • c. thi hành pháp luật
  • d. Sử dụng pháp luật
  • đ. Thực hiện pháp luật
  • e. Áp dụng pháp luật
  • g. Sử dụng pháp luật
  • h. Tuân theo pháp luật

Câu 3

Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

Anh N năm nay 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học và được Công ti A tuyển dụng với mức lương cao. Cùng lúc đó, anh N nhận được lệnh gọi nhập ngũ của Ban Chỉ huy quân sự địa phương. Anh N không biết phải xử lí như thế nào. Tâm sự với bạn thì nhận được lời khuyên:

– Theo mình, Anh N nên nhập ngũ. Vì đây là nghĩa vụ của công dân.

Sau vài ngày suy nghĩ, N quyết định sẽ lên đường nhập ngũ. Anh cho rằng đó vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự.

– Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự.

Gợi ý đáp án

– Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự (NVQS), thực hiện NVQS là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp … nhằm góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Những công dân đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự cần thực hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Mỗi gia đình cần động viên, khuyến khích con em mình tham gia thực hiện NVQS khi đến tuổi như pháp luật quy định.

Tham khảo thêm:   Công nghệ lớp 3 Bài 3: Sử dụng quạt điện Giải Công nghệ lớp 3 Cánh diều trang 15, 16, 17, 18, 19, 20

– Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự:

  • Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
  • Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.

– Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

– Độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

– Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Câu 4

Em hãy đóng vai và xử lí tình huống sau:

H và M là bạn thân học chung lớp 10B. Gần đây, H thấy M có các biểu hiện khác lạ thường xuyên bỏ học. Giờ ra chơi, H phát hiện M lén vào nhà vệ sinh để sử dụng chất kích thích. H lên tiếng khuyên can:

– Sao bạn lại làm thế, mình còn nhỏ, sử dụng những thứ này không tốt cho sức khoẻ đâu!

M đáp:

– Mình chỉ thử cho vui thôi. Không sao đâu!

H lo lắng nói:

– Mình thấy sức khoẻ bạn dạo này không ổn. Bạn hay nghỉ học, ngủ gật trong lớp nữa.

Nghe vậy, M tỏ vẻ khó chịu:

– Thôi không phải việc của bạn, bạn đừng nói nữa.

Gợi ý đáp án

Cách giải quyết:

– Nếu em là H, em sẽ tìm cách khuyên bảo M, nói cho M biết đây là hành động vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tương lai sau này của M.

– Nếu M vẫn không chịu thay đổi, em sẽ nói với lớp trưởng hoặc trực tiếp phản ánh với cô giáo chủ nhiệm để cô có biện pháp xử lí kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Trả lời Vận dụng GDKT&PL 10 Bài 19

Câu 1

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) để nhắc nhở bản thân nghiêm túc tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.

Tham khảo thêm:   Hoá học 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử Giải Hoá học lớp 10 trang 11 sách Cánh diều

Gợi ý đáp án

Văn hóa giao thông là tập hợp các cách thức ứng xử, sự tuân thủ, chấp hành các luật lệ cũng như các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp tới an toàn của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng khi di chuyển trên mọi phương thức vận tải, đặc biệt là đường bộ. Vậy nhưng, hiện nay, văn hóa giao thông của một bộ phận người Việt đang xuống dốc một cách nghiêm trọng. Trên đường, không khó để có thể bắt gặp hình ảnh người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ hay lạng lách đánh võng… Nghiêm trọng hơn, trong kì nghỉ lễ mùng 2 tháng 9 vừa rồi, dư luận đã lên án gay gắt vụ việc một người cố tình lái máy xúc vượt qua đường ray, khiến nó hư hại nghiêm trọng và gây nên tình trạng trì trệ trên tuyến đường sắt huyết mạch Bắc – Nam. Đứng trước hiện tượng này, thiết nghĩ, Nhà nước cần chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng những đồ án quy hoạch để giảm thiểu áp lực lên hệ thống đường xá nội đô, sử phạt nghiêm khắc những cá nhân vi phạm. Bên cạnh đó, tất cả chúng ta cần góp phần xây dựng văn hoá giao thông bằng những việc làm cụ thể như: đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông, không dàn hàng, dùng điện thoại, ô che khi điều khiển phương tiện giao thông… “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội”.

Câu 2

Em hãy đánh giá hành vi thực hiện pháp luật của bản thân trong thời gian vừa qua và đề ra ít nhất 03 điều cần phát huy, 03 điều cần thay đổi.

Gợi ý đáp án

Em tự thực hiện.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo trang 129 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *