Bạn đang xem bài viết ✅ Phản ứng tráng gương của Glucozơ Bài tập Hóa học 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phản ứng tráng gương của Glucozơ là tài liệu cực kì hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 9 tham khảo.

Tài liệu bao gồm lý thuyết, phương pháp giải, ví dụ minh họa kèm theo một số dạng bài tập về phản ứng tráng gương. Hi vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra một tiết, bài thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

1. Lý thuyết phản ứng tráng gương của Glucozơ

Phương trình phản ứng:

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

Nhớ: 2nC6H12O6 = nAg

Phương pháp chung:

+ Phân tích xem đề cho gìhỏi gì

+ Tính n của chất mà đề cho. Tính số mol của chất đề hỏi ⇒ khối lượng của chất đề hỏi

2. Ví dụ minh họa phản ứng tráng gương của Glucozơ

Ví dụ 1: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là bao nhiêu?

Gợi ý trả lời

Số mol của bạc là:

nAg = 15/108 mol

Phương trình phản ứng hóa học

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag (1)

Theo pt (1) ta có nC6H12O6 = ½.nAg = ½.(15/108) = 0,07 mol

mctC6H12O6 =0,07 .180 = 12,5 gam

Nồng độ của dung dịch glucozơ là

C% C6H12O6 = (12,5/250).100% = 5%

Ví dụ  2: Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là bao nhiêu (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi Giải toán trên Máy tính Casio cấp tỉnh Đồng Tháp môn Toán 12 (2009 - 2010) Sở GD&ĐT Đồng Tháp

Gợi ý trả lời

nglucozo = 36/180 = 0,2 mol

Phương trình phản ứng hóa học

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

0,2 …………….. →………………0,4 mol

mAg = 0,4.108 = 43,2g

Bảo toàn nguyên tố Ag ta có: nAgNO3 = nAg = 0,4 mol

mAgNO3 = 0,4.(108+14+16.3) = 68g

Ví dụ  3: Đun 10ml dung dịch glucozo với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được lượng Ag đúng bằng lượng Ag sinh ra khi cho 6,4g Cu tác dụng hết với dung dịch AgNO3. Nồng độ mol của dung dịch glucozo bao nhiêu?

Gợi ý trả lời

nCu = 6,4/64 = 0,1 mol

Phương trình phản ứng hóa học

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

0,1 → 0,2

C6H12O6 + Ag2O overset{NH3, to}{rightarrow} C6H12O7 + 2Ag

0,1 ← 0,2 mol

Nồng độ mol của dung dịch glucozo là:

CM(C6H12O6) = 0,1/0,01 = 10M

Ví dụ 4. Thực hiện phản ứng tráng gương 72 gam dung dịch glucozo 10% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, nếu hiệu suất là 40% thì khối lượng bạc kim loại tạo thành là:

Gợi ý đáp án

Số mol glucozo phản ứng là:

nGlucozo= 0,04 mol

=>nGlucozo phản ứng = 0,04.0,4 = 0,016 mol

=> nAg = 2 nGlucozo = 0,024 mol => mAg = 2,476 gam

Bài 5. Phân biệt dung dịch các hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học: Saccarozo, mantozo, glixerol, andehit axetic.

Gợi ý đáp án

Dùng phản ứng tráng gương ta chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: gồm Saccarozơ và glixerol không tạo kết tủa Ag.

Nhóm 2: gồm mantozơ và andehit axetic tạo kết tủa Ag.

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3+ H2O

C11H21O10−CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C11H21O10COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

Nhận biết nhóm 1:

Hai chất đem đun nóng với H2SO4, Saccarozơ sẽ thủy phân thành glucozơ và fructozơ. Tiếp tục tác dụng với AgNO3/NH3 thì các sản phẩm của saccarozơ tham gia phản ứng với phản ứng tráng gương còn glixerol thì không tham gia.

C12H22O11 + H2O overset{t^{o} }{rightarrow}C6H12O6 + C6H12O6

CH2OH−(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH(CHOH)4COONH4+ 2Ag + 3NH3+ H2O

Nhận biết nhóm 2: dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường mantozơ tạo được dung dịch màu xanh lam trong suốt còn andehit axetic không tạo được dung dịch màu xanh lam.

Ví dụ  6. Để phân biệt các chất: Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic, có thể chỉ dùng thuốc thử nào. Trình bày cách nhận biết các chất hóa học trên.

Tham khảo thêm:   Thông tư 11/2018/TT-BTC Hướng dẫn thu tiền thuê đất thuê mặt nước

Gợi ý đáp án

Ở dạng câu hỏi nhận biết này, bạn đọc có thể dễ dàng nhận thể ở đây chúng ta không thể sử dụng dung dịch AgNO3/NH3 để nhận biết được, vì có Glucozơ và anđehit axetic đều phản ứng và cho kết tủa giống nhau. Do đó thuốc thử được sử dụng ở đây chính là dung dịch Cu(OH)2.

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

Nhỏ dung dịch Cu(OH)2/OH- vào các ống nghiệm đựng sẵn mẫu thử được đánh số trước đó

Ống nghiệm nào thấy Cu(OH)2 tan ở nhiệt độ thường và tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng chính là glucozo

Khi cho Cu(OH)2 chỉ tan ở nhiệt độ thường đó chính là glixerol

Andehit axetic chỉ tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng

Lòng trắng trứng phản ứng màu biure tạo màu tím

Ống nghiệm không xảy ra phản ứng hiện tượng gì là Rượu etylic

3. Bài tập phản ứng tráng gương của Glucozơ

Câu 1. Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với dung dịch AgNO3 đủ phản ứng trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được

A. 10,8g

B. 20,6

C. 28,6

D. 26,1

Câu 2. Đun nóng dd chứa 36 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu đươc tối đa là:

A. 21,6g

B. 32,4

C. 19,8

D. 43,2

Câu 3. Đun nóng dd chứa m gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 32,4 g Ag .giá trị m là:

A. 21,6 gam

B. 108gam

C. 27 gam

D. Số khác

Câu 4. Đun nóng dung dịch chứa m g glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 16,2 Ag giá trị m là (H= 75%):

A. 21,6g

B. 18 g

C. 10,125g

D. số khác

Câu 5. Tính lượng kết tủa bạc hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18g glucozơ. (H=85%)

A. 21,6g

B. 10,8g

C. 18,36g

D. 2,16 g

Câu 6. Cho 200ml dung dịch glucozơ pứ hoàn toàn với dd AgNO3 trong NH3 thấy có 10,8g Ag tách ra. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch glucozơ đã dùng.

A. 0,25M

B. 0,05M

C. 1M

D. số khác

Câu 7. Đun nóng dung dịch chứa 54g glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 /NH3 thì lượng Ag tối đa thu đựơc là m gam. Hiệu suất pứ đạt 75%. Giá trị m là.

Tham khảo thêm:   Đáp án Skip Work - Game trốn việc vui nhộn (liên tục cập nhật)

A. 32,4

B. 48,6

C. 64,8

D. 24,3g

Câu 8. Cho 10,8 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag thu được là:

A.2,16 gam

B.3,24 gam

C.12,96 gam

D.6,48 gam

Câu 9. Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozo và saccarozo vào nước thu được 100ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozo trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 2,7 gam

B. 3,42 gam

C. 32,4 gam

D. 2,16 gam

Câu 10. Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

A. 11,4 %

B. 14,4 %

C. 13,4 %

D. 12,4 %

Bài 11: Cho thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn 3,06 gam dung dịch truyền huyết thanh glucozo thu được 0,1836 gam Ag. Nồng độ phần trăm của dung dịch truyền huyết thanh trên là:

A. 7,65%

B. 5%

C. 3,5%

D. 2,5

Bài 12: Đun nóng dung dich chứa 27 gam glucozo với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được:

A. 32,4 g.

B. 21,6 g.

C. 16,2 g.

D. 10,8 g.

Bài 13: Khối lượng kết tủa đồng (I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 9 gam glucozơ và lượng dư đồng (II) hiđroxit trong môi trường kiềm là bao nhiêu gam?

A. 1,44 g

B. 3,60 g

C. 7,20 g

D. 14,4 g

Bài 14: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M.

B. 0,10M.

C. 0,01M.

D. 0,02M.

Bài 15: Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 dư vào dd X và đun nhẹ, khối lượng Ag thu được là

A. 6,25 g

B. 6,75 g

C. 13,5 g

D. 8 g

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phản ứng tráng gương của Glucozơ Bài tập Hóa học 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *