Bạn đang xem bài viết ✅ Phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Cánh diều 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể? Là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 Tập 2.

Phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo mang đến 2 gợi ý tham khảo. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu ôn tập, trau dồi kiến thức, nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 4 trang 18 bài Đại cáo bình Ngô Ngữ văn 10 sách Cánh diều. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc tại đây.

Câu 4 trang 18 Ngữ văn 10 tập 2

Câu hỏi: Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể.

Trả lời câu 4 trang 18 Ngữ văn 10 tập 2

Gợi ý 1

– Cảm xúc đau đớn, tức giận:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ….”

– Cảm xúc hả hê, vui sướng

Tham khảo thêm:   Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào Soạn bài Dục Thúy sơn - Kết nối tri thức 10

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay…”

=> Yếu tố biểu cảm góp phần thể hiện tình cảm của người viết đối với nhân dân, đất nước, đem lại sự gần gũi, sức truyền cảm cao đối với bạn đọc

Gợi ý 2

– Vai trò của các yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo: giúp cho bài Đại cáo có hiệu quả thuyết phục hơn, vì nó tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tình cảm, cảm xúc của người nghe, người đọc.

– Dưới đây là một số dân chứng tiêu biểu, các em có thể lựa chọn phân tích:

+ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

….. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

→ Yếu tố biểu cảm giúp khẳng định lí tưởng nhân nghĩa và khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt ta.

“Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống”

→ Yếu tố biểu cảm giúp thể hiện hoài bão, lí tưởng của Lê Lợi.

+ “Lấy chí nhân để thay cường bạo

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”

→ Yếu tố biểu cảm giúp thể hiện chí khí, tinh thần đánh giặc của quân dân ta.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Cánh diều 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Truyện Chú mèo Đi Hia (Có file nghe MP3) Truyện cổ tích thế giới

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *