Bạn đang xem bài viết ✅ Nội dung mới và khó trong chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn 6, 7 Nội dung mới, khó môn Ngữ văn 6, 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nội dung mới và khó trong chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn 6, 7 giúp thầy cô tham khảo để tổng hợp lại những nội dung mới, khó của môn Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Thầy cô liệt kê những nội dung mới so với chương trình hiện hành, khó đối với giáo viên giảng dạy, rồi đưa ra những khó khăn trong quá trình giảng dạy như thiếu tài liệu, giáo viên chưa được cập nhật kiến thức, kĩ năng, yêu cầu quá cao so với học sinh chẳng hạn…. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết:

Nội dung mới và khó trong chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn 6, 7

Phòng GDĐT…………

Trường THCS xã…….

TỔNG HỢP NHỮNG NỘI DUNG MỚI, KHÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 KHỐI 6, 7
MÔN: NGỮ VĂN_TRƯỜNG THCS ……….

I. Lớp 6

Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

STT

Nội dung mới, khó

(mới so với chương trình hiện hành, mới, khó đối với giáo viên giảng dạy)

Vị trí trong sách giáo khoa (mục, phần, trang..)

Số trường xác định

Những khó khăn trong giảng dạy nội dung

(như thiếu tài liệu, giáo viên chưa được cập nhật kiến thức, kĩ năng, yêu cầu quá cao so với HS….)

Ghi chú

1

* Những nội dung mới, khó so với chương trình hiện hành:

– Những nội dung mới:

+ SGK Ngữ văn 6, trước khi trình bày từng bài cụ thể thì có “bài mở đầu”. Ở bài này, các tác giả đã giới thiệu nội dung SGK, cấu trúc, hướng dẫn cách học môn Ngữ văn,

+ Nội dung được trình bày khá khoa học theo từng bài, từng chủ đề với cấu trúc rõ ràng, hợp lý: Trong mỗi bài học cụ thể, SGK nêu rõ yêu cầu cần đạt về kiến thức và kỹ năng. Vì thế, có thể nói, SGK Ngữ văn 6 mới đã bày (show) mọi thứ ra, người học hoàn toàn có thể nắm được nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản từ việc tự đọc, tự học từ sách.

+ Nội dung của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Ngữ văn 6 lựa chọn kết hợp giữa trục chủ đề và trục thể loại. Trục chủ đề định hướng mục tiêu giáo dục phẩm chất, giá trị sống cho học sinh. Trục thể loại bám sát yêu cầu cần đạt về các thể loại văn bản của chương trình. Trong đó có 10 bài học đáp ứng đủ các yêu cầu về mã thể loại của chương trình, giúp học sinh cảm nhận đc những giá trị, ý nghĩa của tác phẩm văn học. Khi học về 1 thể loại, học sinh không chỉ học diễn đạt theo thể loại đó theo đề tài đó mà còn có cách biểu đạt khác, tạo ra sự linh hoạt, cởi mở cho tư duy học sinh.

+ Về cấu trúc của sách giáo khoa, mạch bài học của sách triển khai theo hướng phát triển năng lực, cấu tạo đi từ hoạt động đọc đến thực hành tiếng việt. Để hiểu sâu hơn về văn bản đọc đó, trên cơ sở các tri thức kỹ năng về phần đọc và tiếng việt từ đó thực hành viết. Mối quan hệ giữa hoạt động viết và đọc chặt chẽ về đặc điểm kiểu văn bản cũng như chủ đề, giúp đọc – viết gắn kết sâu sắc với nhau, đó là những gì trong bộ sách hiện hành chưa làm được. Giữa các đặc điểm thể loại văn bản, hoạt động viết được kết nối với văn bản đọc, trải nghiệm, nhân vật. Trên cơ sở các sản phẩm của phần viết, học sinh được định hướng để tổ chức các hoạt động nói – nghe tương tác một cách chủ động theo đề tài mà các em được tiếp cận ở phần đọc viết. Vì vậy, hoạt động đọc, viết, nói, nghe có mối quan hệ rất chặt chẽ.

+ Ở bộ sách này đặc biệt chú ý đến mối quan hệ làm sao tích hợp nhiều nhất không chỉ về thể loại mà còn đề tài chủ đề để học sinh vận dụng tri thức kỹ năng của năng lực đọc sang viết, nghe, nói hiệu quả hơn, giảm bớt khó khăn cho giáo viên cũng như học sinh trong quá trình thực hành viết, bởi thực hành viết là một thách thức trong quá trình học của các em học sinh.

+ Sách thiết kế đặc biệt:

. Ở phần “đọc hiểu văn bản (VB)” được trình bày/thiết kế theo 3 bước (tên gọi có khác nhau nhưng quy trình, nội dung giống nhau): 1. Trước khi đọc/Chuẩn bị/; 2. Đọc hiểu/Trải nghiệm cùng VB; 3. Sau khi đọc/Trả lời câu hỏi cuối bài/Suy ngẫm và phản hồi. Ở bước chuẩn bị, SGK đã hướng dẫn HS nên làm những gì trước khi đọc văn bản; trong đó có đặt ra các câu hỏi gợi ý để định hướng cho người học trong và sau khi đọc, cũng là cách để HS tìm hiểu VB. Ở bước 2, SGK không chỉ trình bày VB mà xen vào đó, có các câu hỏi nhỏ, được bôi màu dễ nhận biết. Những câu hỏi đó hoặc là yêu cầu HS chú ý, theo dõi, hoặc là phát hiện, dự đoán, hoặc là tưởng tượng, hoặc nhận xét, suy ngẫm, đánh giá về chi tiết, hình ảnh, về tính cách, phẩm chất nhân vật… Với HS trung bình và khá, các em có thể tự trả lời được 70-80% câu hỏi. Cách thiết kế như thế giúp HS động não, hạn chế được việc đọc mà trôi tuột đi, đọc mà không nghĩ, không hiểu. Sau khi đọc VB, HS sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi ở mức độ khó hơn. Như vậy, khả năng tự đọc hiểu của HS sẽ dần được nâng cao.

. Thứ hai là năng lực viết: So với SGK cũ, Ngữ văn 6 của chương trình mới, phần viết cũng được soạn theo tinh thần nhằm phát triển năng lực tự học cao hơn, giảm lý thuyết, tăng thực hành. Nội dung phần Viết, được thiết kế gồm: 1. Định hướng; 2. Thực hành; gồm các bước a). Chuẩn bị; b). Tìm ý và lập dàn ý; c) Viết, d). Kiểm tra và chỉnh sửa.

. Thứ ba là năng lực nói và nghe: Đây là nội dung có nhiều điểm mới nhất của SGK Ngữ văn 6 theo Chương trình giáo dục 2018 so với SGK hiện hành (cũ). Trong SGK cũ, ở mỗi kiểu bài tập làm văn chỉ có 2 tiết luyện nói, và chưa bao giờ dành cho luyện nghe. Còn ở SGK Ngữ văn mới, mỗi bài đều có phần nói và nghe. Phần này cũng được thiết kế rất cụ thể, chi tiết gồm: 1. Định hướng; 2. Thực hành, gồm các bước: a). Chuẩn bị; b). Tìm ý và lập dàn ý; c). Nói và nghe; d). Kiểm tra và chỉnh sửa: người nói và người nghe. SGK hướng dẫn rất cụ thể.

Người nói

– Kể về trải nghiệm theo dàn ý

– Sử dụng những từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến của sự việc; những từ ngữ phù hợp để tả các chi tiết về sự vật, hành động,…

– Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp lời nói và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh (nếu có sử dụng). Đảm bảo thời gian quy định.

– Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

Người nghe

– Lắng nghe chăm chú để hiểu thông tin được chia sẻ.

– Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

– Nêu câu hỏi để được người nói chia sẻ thêm về trải nghiệm (nếu em có mong muốn). (Ví dụ: Vì sao bạn cho đây là trải nghiệm đáng nhớ?).

Đây là kỹ năng mà chương trình giáo dục phổ thông (kể cả đại học) trước đây ít chú trọng, dẫn tới khả năng nói, khả năng trình bày bằng miệng của người học bị hạn chế. Với chương trình và SGK mới, hy vọng khả năng nói và nghe của HS sẽ được cải thiện trong quá trình học, đặc biệt sau khi tốt nghiệp phổ thông, HS có thể tự tin nói trước đám đông về một nội dung nào đó.

– Học sinh lớp 6 chuyển từ cấp tiểu học lên THCS phải tiếp cận ngay với chương trình giáo dục mới. Kiến thức bộ môn nặng hơn so với chương trình giáo dục phổ thông năm 2006.

– Dạy và học trong điều kiện dịch Covid-19 phức tạp

– Cở vật chất còn thiếu chưa đáp úng đủ cho việc học và giảng dạy.

– Giáo viên còn bỡ ngỡ khi triển khai dạy chương trình này, và khi giảng dạy, mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu, soạn bài giảng theo chương trình mới, việc kiểm tra, đánh giá cúng đòi hỏi cao hơn.

– Những nội dung khó:

Nhìn chung, kiến thức các phân môn Ngữ văn ở lớp 6 năm nay đều nặng hơn so với chương trình sách giáo khoa trước đây:

+ Phần đọc hiểu văn bản có nhiều tác phẩm mới, một số tác phẩm đang ở chương trình lớp 8, lớp 9 của chương trình 2006 được đưa xuống, nên học sinh rất khó cảm thụ hết cái hay, cái đẹp của văn bản.

Chẳng hạn như bài Mây và Sóng của R.Tagore đang được bố trí dạy ở giữa học kỳ II của lớp 9 nhưng sách Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống được bố trí ở ngay những bài đầu tiên của học kỳ I – khi mà học sinh mới bước vào cấp Trung học cơ sở.

Cho dù đây là một bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng nhưng lại là tác phẩm có nhiều tầng nghĩa khác nhau. Nhất là thể “thơ văn xuôi” nên hiện nay học sinh lớp 9 học cũng đang còn thấy khó tiếp cận thì đưa xuống lớp 6 liệu các em có thể học nổi không?

+ Phân môn tập làm văn cũng nặng vì nếu như chương trình 2006 thì lớp 6 chỉ học 3 phương thức biểu đạt chính là tự sự, miêu tả, hành chính công vụ thì chương trình 2018 có mặt thêm biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.

+ Song, có lẽ khó nhất, nặng nhất là phân môn Tiếng Việt ở lớp 6 được thiết kế chưa thực sự hợp lý, đánh đố cả thầy và trò.

Bởi thông thường, khi dạy Tiếng Việt thì việc đầu tiên là giáo viên phải hình thành kiến thức mới cho học trò, sau đó mới đến hoạt động luyện tập (thực hành). Thế nhưng, đối với những bài học về Tiếng Việt ở lớp 6 thì đã không thực hiện như vậy.

Phân môn Tiếng Việt đi vào thực hành ngay và bỏ qua bước hình thành kiến thức.

3

* Những nội dung mới, khó đối với giáo viên giảng dạy:

– Những nội dug mới:

+ Giáo viên được dạy bộ sách do chính mình lựa chọn,

+ Chương trình phù hợp nên giáo viên có thể đổi mới phương pháp dạy học một cách đa dạng, linh hoạt hơn.

+ Học sinh tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới với các bài học có nhiều hình ảnh đẹp, sinh động, hấp dẫn; kiến thức trong sách giáo khoa gần gũi, thân quen.

– Những khó khăn:

+ Bản thân khá bỡ ngỡ khi triển khai dạy chương trình này, và khi giảng dạy, mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu, soạn bài giảng theo chương trình mới, việc kiểm tra, đánh giá cúng đòi hỏi cao hơn.

+ Kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới gồm bốn hoạt động: Khởi động, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Vì vậy, ngay từ khâu soạn bài, giáo viên phải xác định được mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và sản phẩm đạt được để truyền đạt tới học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Đây không phải điều dễ dàng, nhất là đối với đội ngũ giáo viên vốn đã quen với cách dạy truyền thống. Tuy nhiên, nhờ được tập huấn kỹ, chuẩn bị tốt cho nên mọi việc cơ bản cũng đã bắt nhịp được

Tham khảo thêm:   Thông tư 18/2019/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện tiền lương, tiền hỗ trợ đối với vận động viên

Lớp 7

Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

STT

Nội dung mới, khó

(mới so với chương trình hiện hành, mới, khó đối với giáo viên giảng dạy)

Vị trí trong sách giáo khoa (mục, phần, trang..)

Số trường xác định

Những khó khăn trong giảng dạy nội dung

(như thiếu tài liệu, giáo viên chưa được cập nhật kiến thức, kĩ năng, yêu cầu quá cao so với HS….)

Ghi chú

1

* Những nội dung mới, khó so với chương trình hiện hành:

– Những nội dung mới:

Tiếp nối Ngữ văn 6, sách giáo khoa Ngữ văn 7 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ cùng các em học sinh tiếp tục hành trình khám phá thế giới phong phú của văn học và ngôn ngữ, giúp các em có được những trải nghiệm mới đầy thú vị về con người và cuộc sống để từng bước trưởng thành.

Các bài học trong Ngữ văn 7 được tổ chức theo cách lồng ghép hệ thống chủ đề với hệ thống loại, thể loại văn bản. Tương tự Ngữ văn 6, nội dung của mỗi bài học trong Ngữ văn 7 được thiết kế xoay quanh các hoạt động chính đọc, viết, nói và nghe. Những hoạt động này được tích hợp, kết nối chặt chẽ với nhau. So với Ngữ văn 6, các yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe trong Ngữ văn 7 được nâng cao hơn. Ngữ liệu kiến thức tiếng Việt và kiến thức văn học cũng có độ khó tương ứng với những yêu cầu cần đạt đó nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh.

– Những nội dung khó:

Nội dung kiến thức các phân môn Ngữ văn ở lớp 7 nặng hơn so với chương trình sách giáo khoa trước đây:

+ Phần đọc hiểu văn bản có nhiều tác phẩm mới, một số tác phẩm đang ở chương trình lớp 8, lớp 9 của chương trình 2006 được đưa xuống,

+ Phân môn tập làm văn cũng nặng vì nếu như chương trình 2006 thì lớp 7 chỉ học 3 phương thức biểu đạt chính là tự sự, miêu tả, nghị luận, hành chính công vụ thì chương trình 2018 có mặt thêm biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.

+ Tiếng Việt ở lớp 7 được thiết kế chưa thực sự hợp lý, đánh đố cả thầy và trò, đi vào thực hành ngay và bỏ qua bước hình thành kiến thức.

* Những nội dung mới, khó đối với giáo viên giảng dạy:

– Những nội dug mới:

+ Giáo viên được dạy bộ sách do chính mình lựa chọn,

+ Chương trình phù hợp nên giáo viên có thể đổi mới phương pháp dạy học một cách đa dạng, linh hoạt hơn.

+ Học sinh tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới với các bài học có nhiều hình ảnh đẹp, sinh động, hấp dẫn; kiến thức trong sách giáo khoa gần gũi, thân quen.

– Những khó khăn:

+ Bản thân khá bỡ ngỡ khi triển khai dạy chương trình này, và khi giảng dạy, mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu, soạn bài giảng theo chương trình mới, việc kiểm tra, đánh giá cúng đòi hỏi cao hơn.

+ Kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới gồm bốn hoạt động: Khởi động, kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Vì vậy, ngay từ khâu soạn bài, giáo viên phải xác định được mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và sản phẩm đạt được để truyền đạt tới học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Đây không phải điều dễ dàng, nhất là đối với đội ngũ giáo viên vốn đã quen với cách dạy truyền thống. Tuy nhiên, nhờ được tập huấn kỹ, chuẩn bị tốt cho nên mọi việc cơ bản cũng đã bắt nhịp được

– Học sinh lớp 7 chuyển từ cấp tiểu học lên THCS phải tiếp cận với kiến thức bộ môn nặng hơn so với chương trình giáo dục phổ thông năm 2006.

– Cở vật chất còn thiếu chưa đáp úng đủ cho việc học và giảng dạy.

– Giáo viên còn bỡ ngỡ khi triển khai dạy chương trình này, và khi giảng dạy, mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu, soạn bài giảng theo chương trình mới, việc kiểm tra, đánh giá cúng đòi hỏi cao hơn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) Văn mẫu lớp 9 KNTT

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nội dung mới và khó trong chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn 6, 7 Nội dung mới, khó môn Ngữ văn 6, 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *