Bạn đang xem bài viết ✅ Những mở bài hay nhất về các tác phẩm Văn học ôn thi THPT Quốc gia 2023 TOP 641 mẫu mở bài hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 641 Mở bài thi THPT Quốc gia hay nhất siêu hay trong bài viết dưới đây giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu tự học một cách thuận lợi, làm phong phú thêm tư duy sáng tạo và nâng cao kỹ năng viết văn được tiến bộ hơn.

Mở bài môn Ngữ văn thi THPT Quốc gia gồm cả cách mở bài trực tiếp, gián tiếp mở bài bằng lý luận văn học qua đó giúp cho việc dẫn dắt người đọc vào vấn đề nghị luận trong phần mở bài được trọng tâm, mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn hơn. Ngoài ra để học tốt Ngữ văn 12 các em tham khảo thêm Sơ đồ tư duy môn Ngữ văn 12, mở bài hay nhất về các tác phẩm Văn học ôn thi THPT Quốc gia.

Mở bài hay nhất về các tác phẩm Văn học

  • Mở bài về Tây Tiến – Quang Dũng
  • Mở bài Việt bắc – Tố Hữu
  • Mở bài Sóng – Xuân Quỳnh 
  • Mở bài truyện ngắn Chí Phèo

Mở bài về Tây Tiến – Quang Dũng

Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến

Mở bài mẫu 1

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”.

Mở bài mẫu 2

Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.

Mở bài mẫu 3

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Mở bài mẫu 4

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

Mở bài mẫu 5

Bài thơ “Tây Tiến” có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

Mở bài mẫu 6

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa kiên cường dũng cảm vừa hào hoa phong nhã. Có thể thấy rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được coi là kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1947 khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.

Mở bài mẫu 7

Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông từng tham gia hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, chính những trải nghiệm cùng sống, cùng chiến đấu trong những ngày tháng gian khổ ấy đã để lại những miền kí ức không bao giờ quên trong tâm hồn của nhà thơ. Hơn nữa, trải nghiệm về chiến tranh, cuộc sống người lính cũng chính là chất liệu, cảm hứng quan trọng trong những sáng tác thơ ca của Quang Dũng. Ông đã có rất nhiều bài thơ hay viết về đề tài chiến tranh, người lính, trong đó Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho tài năng, phong cách và con người của Quang Dũng. Được sáng tác năm 1947, Tây Tiến của Quang Dũng không chỉ tái hiện không khí kháng chiến ác liệt, nhiều gian khổ mà còn dựng lên bức chân dung về người lính với những vẻ đẹp đáng trân trọng.

………….

Mở bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

Mở bài mẫu 1

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét về bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

Mở bài mẫu 2

Chiến tranh đã qua đi, những hạt bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, họ đã dùng máu và nước mắt của mình tô lên hai chữ “độc lập” của dân tộc. Tây Tiến là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử khốc liệt những 1945 – 1954. Qua bài thơ này, Quang Dũng đã dùng bút lực của mình để vẽ lên thi đàn văn chương một bức tượng đài người lính Tây Tiến vừa lãng mạn hào hoa, vừa hào hùng bi tráng.

Mở bài mẫu 3

Vào một đêm cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, cái làng nhỏ nằm ven bờ con sông Đáy, Quang Dũng bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm còn tươi nguyên. Năm ấy Quang Dũng là đội trưởng đoàn quân Tây Tiến làm nhiệm vụ phối hợp với bộ đội lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh địch trên tuyến đường rừng núi Tây Bắc từ Lai Châu đến bắc Thanh Hóa. Những người lính của trung đoàn Tây Tiến sống vô cùng thiếu thốn khổ cực, vì rừng thiêng nước độc, sốt rét hoành hành, thuốc men ít ỏi, vì dưới hành quân là trập trùng núi rừng hoang vu, hiểm trở.

Mở bài mẫu 4

Trong nền văn học nước nhà, thơ ca Cách Mạng Việt Nam luôn được coi là tài sản vô giá của dân tộc, bởi chúng phản ánh cả một giai đoạn lịch sử đấu tranh hào hùng của đất nước và con người Việt. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến, với cảm hứng yêu nước, thi ca đã thực sự hun đúc nên tượng đại của những chiến sĩ anh hùng, những “Thạch Sanh của thế kỉ XX”. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trở thành hình tượng đẹp nhất, đáng tự hào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Họ là những người sống có lí tưởng sẵn sàng lấy máu mình để tô thắm lá cờ cho Tổ quốc, đồng thời đó cũng tràn đầy tâm hồn lãng mạn hào hoa. Qua việc tìm hiểu hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Tây Tiến”, một bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, chúng ta có thể thấy rõ.

Mở bài mẫu 5

Một trong những bài thơ hay mà cho tới tận hôm nay, những vần thơ ấy vang lên vẫn giống như một khúc ca đi cùng năm tháng, Tây Tiến đã trở thành một hiện tượng trong thơ Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính. Những câu thơ mang một vẻ hào hoa, mang một phong cách hồn hậu, phóng khoáng. Không những thế qua bài thơ Tây Tiến chúng ta thấy được vẻ đẹp bi tráng của những người lính Tây Tiến và về một thời hào hùng đã qua đi.

Mở bài mẫu 6

Thơ ca cách mạng là một chủ đề lớn trong kho tàng thơ ca Việt Nam. Những bài thơ, ca khúc đã đi sâu vào trái tim của triệu triệu đồng bào về một thời khói lửa chiến tranh. Hình ảnh những người lính bước vào trang thơ cũng rất tự nhiên và gần gũi, là một đề tài quen thuộc trong thơ cách mạng. Nhà thơ Quang Dũng cũng góp vào kho tàng ấy một tiếng thơ đẹp Tây Tiến về hình ảnh người lính xuất thân là những người thanh niên trí thức Hà thành. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn và cũng rất dũng cảm, ngàng tàng cùng vẻ đẹp bi tráng.

Mở bài mẫu 7

Quang Dũng là một nhà thơ chiến sĩ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu của một con người tài hoa, đa tài. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, là kết tinh của những trải nghiệm trong cuộc đấu tranh chống Pháp cùng những người đồng đội trong binh đoàn Tây Tiến. Thành công nổi bật của của bài thơ là xây dựng được hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang dáng dấp của những người chiến sĩ thuở trước, vừa mang những vẻ đẹp hiện đại của những người chiến sĩ chống Pháp, kiên cường nhưng cũng rất đỗi hào hoa, phong nhã.

Mở bài mẫu 8

Bài thơ Tây Tiến ra đời vào năm 1948, khi mà cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cam go và ác liệt nhất. Nhà thơ Quang Dũng bằng tài năng và trái tim thương nhớ đồng đội cũ đã khắc họa nên những nét chân thực nhất về hình ảnh người lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp với hình tượng bi tráng hào hùng.

Mở bài mẫu 9

Quang Dũng một gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến Việt Nam. Tác phẩm ông để lại không nhiều, nhưng gây ấn tượng sâu sắc, đậm nét trong lòng bạn đọc, đặc biệt là tác phẩm Tây Tiến. Người đọc ngoài ấn tượng về khung cảnh núi non hùng vĩ, vừa mơ mộng của nơi núi rừng còn ấn tượng bởi hình tượng người lính kiên cường, anh dũng, lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh cho đất nước. Hình tượng người lính trong tác phẩm Tây Tiến mang một vẻ đẹp rất riêng, rất lạ, đặc trưng cho phong cách thơ Quang Dũng.

Mở bài mẫu 10

Quang Dũng đã dựng bức tượng đài về người lính vô danh trong khổ thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến. Ta có thể xem khổ thơ thứ ba này là những nét bút cuối cùng hoàn thiện bức tượng đài về chân dung người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa.

Mở bài mẫu 11

Nhắc đến kháng chiến chống Pháp, ta sẽ nhớ ngay những người lính nông dân trong Đồng Chí, Chính Hữu: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Và cũng không thể không nhắc đến người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Quang Dũng. Bằng ngòi bút vừa hiện thực, vừa lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài bất tử về những người lính vô danh mà anh dũng, kiên cường.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến

Mở bài mẫu 1

“Đường lên Tây Bắc vút xa mờ. Đường lên Tây Bắc mây trắng bồng bềnh như mơ… Gặp lại dấu chân cha ông, gặp lại chín năm gian khổ”. Những giai điệu trong bài hát Hành quân lên Tây Bắc của nhạc sĩ Nguyễn An Thuyên đã hơn một lần đưa ta ngược về thời gian, vượt qua khoảng cách không gian về với núi rừng Tây Bắc của một thời đạn lửa. Giữa rất nhiều tác phẩm văn chương nói chung và văn học thời kì kháng chiến chống Pháp nói riêng in đậm dấu ấn vùng cao Tây Bắc, Tây Tiến của Quang Dũng là bài thơ có vị trí đặc biệt. Đọc Tây Tiến người ta không chỉ thấy hiện lên sừng sững bức tượng đài người lính mà còn ấn tượng sâu sắc về bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn.

Mở bài mẫu 2

Thế giới được tạo lập không phải một lần nhưng mỗi lần người nghệ sĩ xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập. Cỏ cây hoa lá vẫn ở đó, vẫn là cuộc sống thường ngày xung quanh ta nhưng sao khi vào những trang thơ, áng văn lại trở nên đẹp đến lạ kỳ! Hình ảnh thiên nhiên vùng Tây Bắc luôn làm chúng ta bất ngờ như thế qua từng câu chữ của “Tây Tiến”.

Mở bài mẫu 3

Trong cuộc đời mỗi người đã từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành những kỉ niệm những dấu ấn khó quên. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã từng trải qua cảm xúc ấy. Thiên nhiên miền Tây Bắc đã để lại trong nhà thơ những cảm xúc riêng để rồi bức tranh ấy đã được tạc lại đầy hào hùng và thơ mộng trong bài thơ “Tây Tiến”.

Mở bài mẫu 4

Mỗi một vùng đất mà con người có cơ hội đặt chân đến ắt hẳn sẽ ít nhiều để lại trong lòng họ những ấn tượng khó phai. Với Quang Dũng thì Tây Bắc – nơi đoàn binh của ông đã từng sống và hoạt động không chỉ là một miền nhớ dạt dào bởi ở đó có bóng dáng của những người đồng đội thân thương mà nó còn để lại trong tâm trí nhà thơ những dấu ấn về hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên ấy, tuy hoang sơ, xa xôi, hùng vĩ và dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng và trữ tình. Những kí ức tươi đẹp về thiên nhiên của vùng đất Tây Bắc đầy kỉ niệm của một thời lính trẻ sẽ được Quang Dũng thể hiện trong những vần thơ của thi phẩm “Tây Tiến”.

Mở bài mẫu 5

Thơ Quang Dũng vừa có hơi hướng cổ điển vừa mới mẻ hiện đại. Ông có một hồn thơ tài hoa, tinh tế đa cảm. “Tây tiến” là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng. Bài thơ thể hiện nỗi nhơ thương da diết cháy bỏng về đồng đội Tây Tiến hào hoa kiêu dũng chiến đấu giữa miền tây hùng vĩ lệ.Bài thơ thành công một phần là là nhờ cách xây dựng hình tượng núi rừng Tây bắc hùng vĩ diễm lệ.

Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến

Mở bài mẫu 1

Quang Dũng là nhà thơ lãng mạn, tài hoa. Bài thơ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Quang Dũng. Quang Dũng viết Tây Tiến vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một làng ven con sông Đáy hiền hòa. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ đồng đội thân yêu, nhớ đoàn binh Tây Tiến, nhớ bản mường và núi rừng miền Tây, nhớ kỉ niệm đẹp một thời trận mạc. Nói về nỗi nhớ ấy, bài thơ đã ghi lại hào khí lãng mạn của tuổi trẻ Việt Nam, của “bao chiến sĩ anh hùng” trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ mà vinh quang. Tây Tiến là tên gọi của một đơn vị bộ đội hoạt động tại biên giới Việt – Lào, miền Tây tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Quang Dũng là một cán bộ đại đội của “đoàn binh không mọc tóc” ấy, đã từng vào sinh ra tử với đồng đội thân yêu.

Mở bài mẫu 2

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc nhưng thành công nhất là thơ. Ông là nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp với một hồn thơ lãng mạn, tài hoa, thơ giàu chất nhạc, chất họa, được mệnh danh là nhà thơ của “Xứ Đoài mây trắng” với những tác phẩm nổi tiếng như: “ Mây đầu ô”, “Thơ văn Quang Dũng”…Trong đó tiêu biểu là bài thơ “Tây Tiến”. Bài thơ không chỉ là nỗi nhớ của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến mà còn khắc họa rõ nét cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội qua đoạn thơ:

Mở bài mẫu 3

Tây Tiến được xem là đứa con đầu lòng tráng kiện và tài hoa của Quang Dũng và của cả nền thơ kháng chiến của văn học Việt Nam, đặc biệt là của những năm đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Những chàng thư sinh áo trắng, rời bỏ bút mực xanh lên đường đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc, quê hương tha thiết, vì nền hòa bình của dân tộc, họ đi với trái tim kiêu hùng, anh dũng nhưng vẫn mang những nét lãng mạn, hào hoa của lớp trẻ tri thức Hà Nội. Điều ấy đã được nhà thơ Quang Dũng tái hiện một các xuất sắc trong bài thơ Tây Tiến bằng ngòi bút phóng khoáng, hồn hậu và rất mực tài hoa lãng mạng. Với khổ thơ đầu, nhà thơ đã hướng về nội tâm của người lính chiến, cũng chính là bản thân tác giả với những nỗi nhớ tha thiết miền đất Tây Bắc và vẻ đẹp vượt vượt lên khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến.

Mở bài mẫu 4

Ra đời từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, cùng một đề tài người lính với Nhớ của Nguyên Hồng, Đồng chí của Chính Hữu, nhưng Tây Tiến của Quang Dũng vẫn có một gương mặt riêng thật khó quên, mang đậm hào khí lãng mạn của một thời, gắn với một giai đoạn lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc.

Tây Tiến không có một sáng tạo gì khác thường, đột xuất mà vẫn là sự tiếp tục của dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất mới và rất trẻ khác hẳn với những tiếng thơ bi lụy, não nùng trước đó. Tây Tiến nhắc nhở một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng được thể hiện theo cách riêng đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng với tâm trạng cụ thể: nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ máu thịt và niềm tự hào chân thành của Quang Dũng về những người đồng đội của ông là âm hưởng chủ đạo của bài thơ, khiến cho người đọc cảm động sâu xa.

Mở bài mẫu 5

Và cũng có một bài thơ như thế, những năm tháng như thế, khắc sâu vào tiềm thức bao nhiêu thế hệ người Việt ngày hôm qua, hôm nay và cả ngày mai. Đó là những ngày tháng kháng chiến chống Pháp, điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước và cả sự chiến đấu và hy sinh cao cả, trong đó đẹp nhất là hình ảnh người lính. Có rất nhiều bài thơ khai thác đề tài này, và bài “Tây Tiến” của Quang Dũng được coi là một trong những thi phẩm đặc sắc nhất. Bài thơ là nỗi nhớ về một thời chiến đấu gian khổ nhưng anh hùng của chính nhà thơ bên cạnh đoàn quân Tây Tiến.

Tham khảo thêm:   Thông báo về việc hóa đơn không còn giá trị sử dụng Ban hành Thông tư số 215/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Mở bài mẫu 6

Tây Tiến bài thơ được viết trong giai đoạn nước nhà căng mình để chiến đấu chống thực dân Pháp. Bài thơ giúp người đọc cảm nhận được tình đồng đội trong thời chiến, nhớ binh đoàn hùng mạnh Tây Tiến đặc biệt là trong đoạn đầu tiên.

⇒ Xem thêm:Phân tích khổ 1 Tây Tiến

Mở bài phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến

Mở bài mẫu 1

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng thốt lên khi ông cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước ta. Vẻ đẹp ở đây không chỉ ở những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát hay những bờ biển rì rào cát trắng mà nó còn ở trong chính con người Việt Nam ta. Cùng đề tài ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người, Quang Dũng đã khắc họa tài tình vẻ đẹp vùng núi Tây Bắc và phẩm chất của những người lính qua tác phẩm “Tây Tiến”. Ông sáng tác bài thơ vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh sau khi ông rời đơn vị cũ. Quang Dũng gửi gắm mọi tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ da diết của mình vào Tây Tiến, nổi bật hơn hết là những kỉ niệm đẹp cùng với hình ảnh đêm hội liên hoan và buổi chiều sương được thể hiện tinh tế qua đoạn thơ thứ 2.

Mở bài mẫu 2

Trong tác phẩm “Tây Tiến”, Quang Dũng đã thể hiện những nỗi niềm, tình cảm của mình về vùng đất Tây Bắc – nơi mà đoàn binh Tây Tiến của ông đã có rất nhiều những kỉ niệm tươi đẹp với đất, với người. Ngay từ khi đọc những dòng thơ đầu của tác phẩm có lẽ người đọc đã thấy ấn tượng về thiên nhiên Tây Tiến với sự hùng vĩ, hoang sơ và có lúc thật dữ dội, nguy hiểm khiến bước chân của người lính cũng trở nên mỏi mệt, rã rời. Thế nhưng, đến khổ thơ thứ hai, những mỏi mệt, rã rời ấy như lùi ra xa nhường chỗ cho không khí tươi mới của một đêm liên hoan ấm tình quân dân nhưng cũng chất chứa những suy tư chính ở nơi doanh trại.

Mở bài mẫu 3

Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – nở ra từ một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, hào hoa, một ngòi bút tinh tế và lãng mạn – được coi là bông hoa đầu mùa vừa đẹp vừa lạ. Bài thơ không chỉ khắc họa thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở hay những gian khó trập trùng nơi núi cao vực sâu mà bên cạnh đó, ta cũng có cơ hội được cảm nhận bức tranh thiên nhiên gợi cảm, nên thơ cùng những giờ phút liên hoan tưng bừng, lãng mạn giữa những tháng năm khói lửa hào hùng. Và 8 câu thơ ở khổ thơ thứ hai là những vần thơ đã khắc họa rõ nhất vẻ đẹp lãng mạn ấy.

Mở bài mẫu 4

Quang Dũng là một hồn thơ lãng mạn, tài hoa, là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, là nghệ sĩ của những vần thơ giàu chất nhạc, chất họa. “Tây Tiến” là thi phẩm nổi tiếng nhất của ông, được bao nhiêu thế hệ bạn đọc yêu mến. Cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ trải theo những cung đường dãi dầu mà mỹ lệ nơi đoàn binh Tây Tiến đã đi qua và để lại bao kỉ niệm đẹp. Có những kỉ niệm thật dữ dội nhưng cũng có những kỉ niệm thật êm đềm. Kỉ niệm êm đềm ấy giúp ta cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp lãng mạn của những người lính Tây Tiến thuở nào:

Mở bài mẫu 5

Thơ ca muôn đời nay luôn là tiếng lòng của người nghệ sĩ, là cây đàn muôn điệu đa bậc nhiều cung cảm xúc khác nhau. Thơ ca cũng là cầu nối giữa trái tim đến với trái tim, đi tìm chân trời của một người đến chân trời của triệu người. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng đã thực sự trở thành tiếng nói tri âm của độc giả. Đọc đoạn 2 của bài thơ ta ấn tượng sâu sắc về những kỉ niệm và nỗi nhớ qua đó tác giả thể hiện sinh động vẻ đẹp lãng mạn hào hoa của chiến sĩ Tây Tiến.

Mở bài mẫu 6

Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm (1921-1988). Là nhà thơ với một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu và tài hoa. Trong thơ Quang Dũng thường kết hợp hiện thực và chất men say lãng mạn tại nên nét độc đáo trong thơ ông. Chính vì vậy ông được mệnh danh là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”. Trong sự nghiệp sáng tác của mình Quang Dũng để lại nhiều bài thơ có giá trị trong đó phải kể đến “Tây Tiến”. Bài thơ không chỉ khắc họa thành công bức chân dung người lính Tây Tiến mà còn là vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi vùng núi Tây Bắc được thể hiện rõ nét qua đoạn thơ thứ 2.

⇒ Xem thêm:Phân tích đoạn 2 Tây Tiến

Mở bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến

Mở bài mẫu 1

Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Ở trong thơ Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian.

Mở bài mẫu 2

Những bài thơ hay thường tạo nên nhiều kiểu rung cảm thẩm mĩ nơi người đọc, thậm chí còn gây nên nhiều tranh luận xung quanh các câu chữ, hình ảnh, cảm xúc… Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những bài thơ như thế. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, Tây Tiến không chỉ đứng vững mà còn có sức sống kì diệu. Trong tâm hồn thi nhân, Tây Tiến là một thời để thương, để nhớ, nhớ những kỉ niệm của người chiến binh trong những ngày tháng sống và chiến đấu cùng binh đoàn, nhớ cảnh rừng núi Tây Bắc vừa hiểm trở vừa hùng vĩ vừa không kém phần thơ mộng, nhớ những tháng ngày hành quân gian khổ, nhớ những kỉ niệm đẹp đẽ, những thời khắc nghỉ lại bản làng đầm ấm, thắm thiết tình quân dân…

Mở bài mẫu 3

“Tây Tiến” là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút viết về “anh bộ đội Cụ Hồ” trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ – chiến sĩ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đoàn binh Tây Tiến thân yêu của mình. Thơ của Quang Dũng nóng bỏng hào khí chiến trường. Sau một thời gian xa đơn vị và đồng đội, ông viết bài thơ Tây Tiến này vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một địa điểm bên bờ sông Đáy hiền hòa. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây xa xôi. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi” bao kỉ niệm đẹp và cảm động một thời trận mạc đầy gian khổ, hi sinh. Đây là đoạn thơ thứ ba trong bài “Tây Tiến”, đã khắc hoạ khí phách anh hùng và tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trong máu lửa.

Mở bài mẫu 4

Theo dòng kí ức, ngược về quá khứ, ta đã bắt gặp không biết bao nhiêu hồn thơ khiến mỗi chúng ta đắm say mê mẩn như lạc vào thế giới đó. Quang dũng cũng là một nhà thơ như vậy. Ông là người tài hoa, vẽ tài hát giỏi, thơ hay. Ông để lại cho đời nhiều bài thơ với những âm hưởng đặc sắc. Tiêu biểu là bài thơ Tây Tiến mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn mà ta được học ở chương trình phổ thông. Có thể nói, cả bài thơ là nỗi nhớ về Tây Tiến, về những người đồng đội nhưng nỗi nhớ da diết, lắng đọng nhất lại được nhà thơ tập trung thể hiện rõ nhất ở việc khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ ở khổ 3 của bài thơ.

⇒ Xem thêm:Phân tích đoạn 3 Tây Tiến

Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến

Mở bài mẫu 1

Mọi thứ có thể bị lãng quên nhưng những người con đã hi sinh vì đất nước, vì dân tộc thì mãi mãi được khắc ghi, sống mãi với thời gian. Những người lính vĩ đại của dân tộc được khắc họa trong những áng văn thơ cũng sẽ là những bức tượng đài uy nghiêm trường tồn mãi mãi với thời gian. Những người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến cũng là những người như vậy. Khổ cuối bài thơ một lần nữa khắc họa lên những đặc điểm đáng quý của những người lính đó.

Mở bài mẫu 2

Một bản nhạc hay là một bản nhạc không chỉ đoạn điệp khúc hay đoạn mở đầu hay mà đoạn cuối cũng phải hay, một tác phẩm văn học hay là một tác phẩm không chỉ hay phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc cũng mang tính gợi mở hay hướng người đọc tưởng tượng đến một viễn cảnh nọ. Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có những đoạn nói về những cuộc hành quân gian khổ, những đêm liên hoan văn nghệ hay bức tượng đài người lính Tây Tiến rất ý nghĩa, rất hay. Thế nhưng lại có rất ít người biết rằng bốn câu thơ cuối bài thơ cũng rất đáng được chú ý. Bởi đây là một đoạn thơ thể hiện được tấm lòng của nhà thơ dành cho Tây Tiến.

Mở bài mẫu 3

Bài thơ “Tây Tiến” là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Quang Dũng mà người đọc ấn tượng nhất. Bài thơ viết năm 1948. Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ. Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài thơ, ông cũng không quên lột tả trần trụi những gian khổ hi sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều nó thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng tráng. Khổ cuối bài thơ cũng rất đặc sắc, gói gọn tình cảm của nhà thơ vào những câu chữ:

Mở bài mẫu 4

Tây Tiến là một trong những bài thơ được xem là hay nhất của Quang Dũng. Bài thơ được viết năm 1984, ở làng Phù Lưu Chanh khi ông tạm xa đơn vị một thời gian. Đoàn quân Tây Tiến được thành lập mùa xuân năm 1947, chiến sĩ của đơn vị phần đông là người Hà Nội. Nội dung chủ yếu của bài thơ khắc họa người lính hào hoa và vẻ đẹp bi tráng. Đoạn cuối bài thơ Tây Tiến thể hiện cảm nghĩ của tác giả về đoàn quân và tình cảm đồng đội trong những ngày tháng chiến đấu đầy kỉ niệm.

Mở bài Việt bắc – Tố Hữu

Mở bài cảm nhận bài thơ Việt Bắc

Mở bài mẫu 1

Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được biết đến với tiếng thơ mang đậm tính trữ tình – chính trị. Những vấn đề mang tính lịch sử khi đi vào thơ ông đều mang âm hưởng của sự ngọt ngào, tha thiết. Điều này đã được thể hiện rõ qua tác phẩm “Việt Bắc” – một bài ca về tình quân dân gắn bó thủy chung, son sắt.

Mở bài mẫu 2

Tố Hữu là người đại diện xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam và cũng là nhà thơ có phong cách riêng trong sáng tác. Tố Hữu có giọng thơ trữ tình đằm thắm, các sáng tác của ông luôn gắn liền với các chặng đường quan trọng của lịch sử dân tộc. Vì vậy, thơ Tố Hữu vừa đậm đà tính dân tộc nhưng không tách rời tính hiện đại. Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Mở bài mẫu 3

Tố Hữu được coi là cây đại thụ của làng thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ ca của ông phần nhiều gắn bó sâu sắc với cách mạng và kháng chiến với những tác phẩm có sự hòa quyện chặt chẽ và sâu sắc giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc. Việt Bắc là một trong những bài thơ có độ phổ biến với công chúng bạn đọc nhiều nhất của ông. Qua bài thơ bạn đọc có thể cảm nhận được một thời đại cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Thấy rõ nội dung bài thơ đậm tính dân tộc, làm dào dạt thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

Mở bài mẫu 4

Việt Bắc là bài thơ trữ tình đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thuỷ chung của tác giả – người cán bộ sắp rời Việt Bắc về miền xuôi – đối với căn cứ địa cách mạng của cả nước. Đây là một tác phẩm thơ trường thiên dài được Tố Hữu hoàn thành vào tháng 1 năm 1954, đúng vào thời điểm Đảng và Nhà nước ta sắp rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.

Mở bài phân tích bài thơ Việt Bắc

Mở bài mẫu 1

Trong nền văn học cách mạng Việt Nam, chúng ta từng xúc động khi nghe những câu thơ dậy sóng của Phan Bội Châu, những vần thơ thép của Hồ Chí Minh. Và những vần thơ bom đạn phá cường quyền của Sóng Hồng. Nhưng có lẽ phải đến thơ Tố Hữu, dòng văn học cách mạng Việt Nam mới thực sự đạt đến trình độ “trữ tình”. Trong đó, bài thơ Việt Bắc được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Bằng tài năng nghệ thuật của mình, Tố Hữu đã cấy chất họa, chất nhạc vào thơ để tạo nên những vần thơ tuyệt bút.

Mở bài mẫu 2

Có một nhà thơ lớn để lại những cảm xúc không thể nào quên trong lòng độc giả. Đó là nhà thơ Tố Hữu. Những vần thơ của ông mãi là áng văn ca trữ tình dạt dào cảm xúc nhất. Với chất thơ chính trị kết hợp với trữ tình, ông luôn đề cập đến những vấn đề lớn có ý nghĩa lịch sử của dân tộc. Nhân vật trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho ý chí, tinh thần, tình cảm của cộng đồng giai cấp. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi đại diện, đứng trên lập trường của dân tộc để ngợi ca hay phê phán. Cả bài thơ là nỗi nhớ của người miền ngược nhớ người miền xuôi khi phải chia tay. Để đáp lại tình cảm đó cán bộ kháng chiến cũng dành tình cảm yêu thương cho người miền ngược chung thủy, trọng tình nghĩa.

Mở bài mẫu 3

Chiến tranh luôn hằn sâu trong mỗi chúng ta là đau khổ, hy sinh, mất mát. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 đã chứng kiến rất nhiều những gian khổ, đớn đau đó. Để rồi hào hùng có, bi tráng có, in lại nỗi nhói đau trong tim của biết bao nhiêu người lính. Nhưng thực sự đến khi Việt Bắc ra đời thì nó mới xứng đáng là một mảnh “trữ tình”, thổi làn gió mới vào những trái tim đau thương bấy lâu nay. Sau sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ làm nên lịch sử lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, người lính Tố Hữu phải rời xa chiến khu. Trong giây phút quyến luyến chia tay, ông đã viết bài thơ để gửi gắm nỗi niềm thương nhớ tới những con người đậm đà tình nghĩa. Qua đó cũng là cách ông tự hào về dân tộc, về chiến thắng oanh liệt của dân ta.

Mở bài mẫu 4

Cổ nhân có nói “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”. Một tác phẩm thơ ca giàu chất nhạc làm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ. Gợi ra những điều từ ngữ không nói hết. Một tác phẩm thơ ca giàu chất họa giúp cho người đọc cảm nhận rõ hơn bức tranh đời sống và tâm hồn con người. Việt Bắc là một tác phẩm hội tụ đầy đủ những điều đó. Với đứa con tinh thần này, chất họa chất nhạc được kết hợp nhuần nhuyễn làm cho nỗi nhớ niềm thương được bộc lộ một cách chân thực và tự nhiên nhất. Đó cũng là sự tìm tòi, sáng tạo công phu của người nghệ sĩ, làm cho tác phẩm sống mãi trong lòng độc giả.

Mở bài mẫu 5

Trong những năm tháng oanh liệt của chiến tranh, thơ ca Việt Nam được thổi một luồng cảm hứng sử thi hào hùng. Đặc biệt là niềm tự hào dân tộc và niềm vui chiến thắng. Vì vậy, khuynh hướng sử thi là một trong những điểm nổi bật của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Đó cũng chính là đặc điểm phong cách nghệ thuật nổi bật của Tố Hữu. Từ tập thơ Việt Bắc trở đi, Tố Hữu lấy cảm hứng từ sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Thơ ông tập trung đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử có tính chất toàn dân. Có thể nói bài thơ Việt Bắc được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca của ông. Bài thơ này, song song với dòng chảy trữ tình dào dạt của nỗi nhớ niềm thương. Ta còn bắt gặp cái dòng cháy quặn xiết hào hùng đậm chất sử thi trong bức tranh ra trận của toàn dân tộc.

Mở bài mẫu 6

Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Dù là nói chuyện mình hay kể chuyện người thì nhà thơ cũng chỉ hướng đến nguồn cảm xúc lớn lao về đời sống chính trị cách mạng của dân tộc. Và ông làm thơ bằng những rung động của trái tim. Ông từng tâm sự “Tôi đã phải lòng nhân dân, đất nước mình cho nên khi nói về nhân dân, đất nước tôi như đang nói chuyện với người đàn bà mình yêu”. Nội dung chính trị kết hợp với chất tâm tình là nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. Bài thơ Việt Bắc là một tác phẩm đậm chất trữ tình của nhà thơ khi mượn hình tượng “mình – ta ” để bộc lộ nỗi nhớ sau chiến thắng phải chia xa.

Mở bài mẫu 7

Khi nhắc tới Tố Hữu, không ai không nhớ tới bài thơ Việt Bắc. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ “nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”, hòa bình được lặp lại ở miền Bắc. Từ thủ đô kháng chiến gió ngàn, Trung ương Đảng và Chính phủ trở về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Tố Hữu là một người chiến sĩ cách mạng từng sống một quãng đời với Việt Bắc, gửi một phần tâm hồn mình nơi Việt Bắc. Nay phải rời xa chiến khu, trong tâm trạng bịn rịn, nhớ thương của người đi kẻ ở, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ là cả nỗi niềm chất chứa, nhớ nhung của nhân vật trữ tình dành cho những con người trọn tình trọn nghĩa nơi Việt Bắc dấu yêu.

Mở bài mẫu 8

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.

Mở bài mẫu 9

Tố Hữu được mệnh danh là nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Các tác phẩm thơ của ông có thể coi như bản lịch sử về thơ ghi chép lại những biến cố, những sự kiện trọng đại của lịch sử nước nhà. Việt Bắc là một trong vô số những bài thơ như vậy, khi lại những tình cảm của kẻ ở người đi, của mười lăm năm kháng chiến trường kì của dân tộc đã kết thúc thắng lợi.

Mở bài mẫu 10

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới (Dàn ý + 3 Mẫu) Kỳ thị người khác giới

Tố Hữu là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam nói chung và trong mảng văn học cách mạng nói riêng, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Ở Tố Hữu có sự thống nhất hài hòa giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chính vì vậy có thể nói rằng, qua các tác phẩm của ông, ta không chỉ thấy được thế giới tâm hồn tình cảm, thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của ngòi bút thơ Tố Hữu mà qua đó dường như nhà văn đã phản ánh một cách rõ nét nhất những dấu mốc lịch sử quan trọng xuyên suốt quá trình kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc, người đọc vì thế mà có thể thấy được trọn vẹn những trang sử vẻ vang của đất nước như những thước phim quay chậm. Cùng phân tích bài thơ Việt Bắc bạn sẽ rõ.

Mở bài mẫu 11

Đất nước Việt Nam đã trải qua những năm đấu tranh kháng chiến để giữ gìn độc lập tự do, có những con người thầm lặng góp sức tinh thần trong chiến đấu qua những lời thơ, lời văn thể hiện. Trong các tác phẩm văn chương đó có thể kể đến bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Tác phẩm là tấm chân tình trong buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tình cảm giữa nhân nhân Việt Bắc và cán bộ cách mạng.

Mở bài mẫu 12

Thơ Tố Hữu là những vần thơ thể hiện tiếng nói của dân tộc, của tâm hồn những con người gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng, với quê hương, với đất nước. Trong những vần thơ ấy ta sẽ bắt gặp những tình cảm mến thương sâu sắc, trữ tình, xuất phát từ một trái tim trung thành với dân tộc với nhân dân và tiêu biểu hơn cả là bài thơ Việt Bắc, một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu.

Mở bài mẫu 13

Tố Hữu được biết đến là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Hồn thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chính vì vậy mà đọc các tác phẩm thơ của Tố Hữu người đọc có thể thấy được những dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Nói về các tác phẩm thơ Tố Hữu có người đã ví nó như một thước phim quay chậm những trang sử vẻ vang của dân tộc. “Việt Bắc” là một trong những bài thơ như thế.

Mở bài mẫu 14

Tố Hữu nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Các bài thơ của ông luôn hừng hực không khí chiến đấu, bám sát từng sự kiện lịch sử. Việt Bắc chính là một trong những bài thơ như vậy.

Mở bài mẫu 15

Tố Hữu một hồn thơ dân tộc, một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt nam. Có thể nói những tác phẩm của ông không chỉ thể hiện tư tưởng, lẽ sống của bản thân mình mà qua đó ta còn thấy được những sự kiện quan trọng của cách mạng nước nhà.

Mở bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Mở bài mẫu 1

Sống ân nghĩa, thủy chung chính là một lối sống văn hóa đẹp đẽ từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Nét đẹp đó đã được lưu giữ trong rất nhiều tác phẩm văn học khác nhau và một trong số đó ta không thể không kể đến bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu.

Mở bài mẫu 2

Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu cho nền văn Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà thơ với tư tưởng cộng sản, một nhà thơ lớn, thơ ông gắn liền với cách mạng. Tố Hữu còn gắn bó với dân sâu sắc. Vì vậy mà trong các tác phẩm của ông luôn gần gũi với nhân dân. Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú, giàu giá trị với phong các trữ tình – chính trị sâu sắc đậm đà bản sắc dân tộc. Tiêu biểu là bài Việt Bắc. Có thể nói, kết tinh của tác phẩm được lắng đọng trong mười câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc hòa quyện thành bức tranh tứ bình.

Mở bài mẫu 3

Nhắc đến những nhà văn, nhà thơ cách mạng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, ta không thể không nhắc đến Tố Hữu với một giọng thơ đầy tính chiến đấu, đầy lý tưởng, một phong cách thơ trữ tình chính trị. Tuy nhiên, trong những bài thơ ấy vẫn chất chứa những hình ảnh đậm chất trữ tình, giàu chất thơ, mượt mà và tươi sáng. Bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc chính là minh chứng tiêu biểu.

Mở bài mẫu 4

Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”, chính những niềm thương, là những nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi thơ ca đã trào ra bao niềm thương nỗi nhớ vô vàn. Việt Bắc chính là những rung động mãnh liệt ấy của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ là kết tinh, là di sản của “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” giữa những cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc. Tác phẩm là một khúc tình hào hùng về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ Việt Bắc được viết ra như lời hát tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa những con người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua lăng kính trữ tình và chính trị, đậm tính dân tộc và ngòi bút phiêu cảm xúc của thi nhân.

Mở bài mẫu 5

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu của phong trào thơ ca Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Những tác phẩm của ông như một vũ khí nhằm chống lại quân xâm lược, động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân. Bài thơ “Việt Bắc” được tác giả viết trong những ngày tác giả đóng quân ở vùng Việt Bắc. Bài thơ thể hiện tình quân dân gắn bó, thiết tha sâu sắc, khi chia tay kẻ ở người đi biết bao lưu luyến, lúc chia tay được tác giả viết lên thành những vần thơ nhiều cảm xúc, nghẹn ngào tâm tư tình cảm.

Mở bài mẫu 6

“Việt Bắc” – bài thơ lục bát mang tầm vóc một trường ca dài 150 câu thơ, cảm xúc dâng lên mênh mông dào dạt. Bài thơ ra đời vào tháng 10 năm 1054, ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội. Qua bài thơ, Tố Hữu nói lên một cách thiết tha mặn nồng mối tình Việt Bắc, mối tình cách mạng và kháng chiến.

Mở bài phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc

Mở bài mẫu 1

Bài thơ “Việt Bắc” không chỉ là khúc hùng ca hoành tráng về những người anh hùng dân tộc mà còn là bản tình ca sâu sắc, mặn nồng giữa đồng bào chiến khu với cán bộ cách mạng. Đồng thời, đó cũng là bản tổng kết lịch sử kéo dài suốt 15 năm cách mạng mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân”:

Mở bài mẫu 2

Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Ông để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú, giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình sâu sắc, đậm đà, tính dân tộc. Tiêu biểu cho những tìm tòi, sáng tạo không ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc không chỉ là khúc ca ân tình mà còn là bản tổng kết 15 năm cách mạng. Bên cạnh những đoạn trữ tình ngọt ngào, ta lại gặp những khúc ca hùng ca đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân” hào hùng.

Mở bài mẫu 3

Nguyễn Đình Thi từng nói, đại ý, trọn đời, Tố Hữu là nhà thơ và làm thơ về cách mạng, và thơ Tố Hữu luôn thiết tha, dịu dàng với quê hương đất nước và con người của đất nước quê hương. Ngày Tố Hữu ra đi, Nguyễn Đình Thi từng nói vậy, và ta cảm thấy thật xúc động, tự hào vì điều đó. Ngay cả trong những vần thơ nói về khí thế ra trận, miêu tả cảnh hùng hồn, hào hùng của dân tộc, ta vẫn luôn cảm thấy chút dịu dàng rất Huế anh gửi gắm vào người Việt Nam mình. Và thật đặc biệt khi ta tìm ra điều đó, được viết trong khổ thơ đặc tả khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc.

Mở bài mẫu 4

Ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sắp đi vào giai đoạn quyết liệt mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử, Tố Hữu được coi là điển hình của một tuổi trẻ không ngại gian khổ hy sinh, hăng hái dấn thân vào sự nghiệp giải phóng đất nước bằng cả con tim sục sôi và cả sinh mệnh của đời mình.

Mở bài mẫu 5

Nhà văn Tố Hữu, lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, đã từng chia sẻ: Tôi phải lòng đất nước và nhân dân mình và cũng đã nói nhiều về đất nước và nhân dân mình như người đàn bà mình yêu. Có thể nói, thơ Tố Hữu là bản tình ca về đất nước và con người Việt Nam. Trong số những bản tình ca ấy, ta không thể không nói kể tới “Việt Bắc” – đỉnh cao của Tố Hữu, là tác phẩm xuất sắc trong văn học kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc không chỉ là bản tình ca sâu sắc mặn nồng giữa kẻ ở người đi mà còn là khúc hùng ca về những người anh hùng dân tộc. Bên cạnh những vần thơ trữ tình ngọt ngào, ta còn bắt gặp những vần thơ tràn đầy khí thế chiến thắng của quân và dân ta:

Mở bài mẫu 6

Tố Hữu được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn học Việt Nam, ông để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú, giàu giá trị và một phong cách nghệ thuật độc đáo mang tính trữ tình chính trị sâu sắc, đậm đà tính dân tộc. Việt Bắc là bản tổng kết một chặng đường lịch sử gian lao và anh dũng của cuộc kháng chiến chống Pháp suốt 15 năm. Bên cạnh những đoạn thơ trữ tình ngọt ngào sâu lắng, ta lại gặp những khúc ca hùng ca đầy khí thế chiến thắng của quân ta mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân” hào hùng.

Mở bài mẫu 7

Bài thơ Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp, thông qua cuộc đối đáp có tính chất tưởng tượng của kẻ ở người đi đầy lưu luyến vấn vương thương nhớ. Bài thơ không chỉ ngợi ca những tình cảm điển hình của con người kháng chiến mà còn làm tái hiện lại một cách chân thực và sinh động bức tranh “Việt Bắc ra trận” rất hùng vĩ qua những vần thơ đầy hào hùng:

……………………

Mở bài Sóng – Xuân Quỳnh

Mở bài phân tích bài thơ Sóng

Mở bài mẫu 1

Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn học, nghệ thuật; là nguồn cảm hứng bất tận của người nghệ sĩ thiết tha với đời, với người. Có thể nói rằng từ khi có con người thì đã có tình yêu và con người còn tồn tại thì tình yêu còn bất diệt. Lịch sử thơ ca nhân loại từ xưa đến nay đã có biết bao bài thơ tình nổi tiếng khắp Đông, Tây ca ngợi tình yêu của con người và đã từng làm xúc động biết bao trái tim của nhiều thế hệ. Ở Việt Nam chúng ta, những năm tháng chống Mỹ cứu nước, tuy phạm vi thơ ca chủ yếu mở rộng về phía tình cảm lớn như tình yêu Tổ quốc, đất nước, nhân dân, cách mạng nhưng thơ ca vẫn dành một khoảng nhất định cho tình cảm riêng tư. Nhiều bài thơ ca ngợi tình yêu nam nữ ra đời trong thời kỳ này còn mãi làm xúc động trái tin bao thế hệ sau này. “Sóng” của Xuân Quỳnh – một nhà thơ nữ tài hoa – là một bài thơ như thế.

Mở bài mẫu 2

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ nổi tiếng của nền văn học hiện đại nước ta. Tuy bà hưởng thọ không nhiều do tai nạn quá đột ngột nhưng những tác phẩm bà để lại vẫn để lại những tiếng vang lớn, có sức lay động lòng người. Trong thơ Xuân Quỳnh đề tài tình yêu luôn chiếm đa số. Tình yêu trong thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh mang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, khi thì dịu dàng, e ấp, nhưng có lúc lại vô cùng mãnh liệt, dữ dội. Khi thì thật gần nhưng nhiều lúc cũng thật xa xôi, mang tới cho người đọc nhiều tâm trạng bồi hồi xao xuyến khác nhau. Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh là một bài thơ vô cùng độc đáo thể hiện tâm trạng của một người con gái đang yêu. Những hờn giận vu vơ, tủi hờn, ghen tuông rất phụ nữ, được tác giả Xuân Quỳnh gửi hồn trong thơ khiến khiến người đọc, người nghe thổn thức theo từng câu thơ của bà.

Mở bài mẫu 3

Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ của nữ sĩ dễ đi vào lòng người với vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm. Trong đó, “Sóng” là thi phẩm nổi bật của đời thơ Xuân Quỳnh.

Mở bài mẫu 4

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là “Nữ hoàng của thi ca tình yêu”. Thơ của chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. Sóng là bài thơ được làm năm 1967 nhân chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền. Bài thơ sau đó được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Sóng là bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Quỳnh.

Mở bài mẫu 5

Ta từng biết đến những vần thơ yêu đương vội vàng, hối hả của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu: “Đã hôn rồi hôn lại/ Cho đến mãi muôn đời/ Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt”. Nhưng cũng không thể không nhắc đến một Xuân Quỳnh với tình yêu dịu dàng, nhưng đậm sâu, khắc khoải, điển tình của người con gái. Tình yêu ấy đã được thể hiện đầy đủ và trọn vẹn nhất trong bài: “Sóng”.

Mở bài mẫu 6

Mười bảy, cảm nhận được chút man mác và làm du dương tâm hồn, chút bồi hồi xao xuyến và khát vọng về những điều xa xôi dường như vô hình, trái tim trẻ trong ta không thôi đập những nhịp thổn thức vì cảm giác khó hiểu, lúc dâng lên mãnh liệt, lúc lắng xuống dịu dàng nhưng vẫn âm thầm chảy mãi như những con sóng miệt mài đi tìm lí lẽ của trái tim trước biển đời mênh mông. Và khi những lời thơ của Xuân Quỳnh chợt ngân lên bằng tất cả sự tinh tế, nhạy cảm, “Sóng” làm ta có cảm giác như trong đó là một phần tâm sự tình yêu của chính mình.

Mở bài mẫu 7

Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ của nữ thi sĩ dễ đi vào lòng người đọc với vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm. Đó là những tâm tình, suy tư của người phụ nữ luôn khao khát được yêu thương. Trong đó, “Sóng” là một thi phẩm nổi bật của thơ Xuân Quỳnh. Đặc biệt là những dòng thơ đầu : “Dữ dội và dịu êm…Khi nào ta yêu nhau”.

Mở bài mẫu 8

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng ví von “Yêu là chết trong lòng một tí”, Đỗ Trung Quân cũng từng thốt lên rằng “Anh đã thấy một điều mong manh nhất – Là tình yêu, là tình yêu ngát hương” và cũng không quên nhắc đến “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.

Mở bài mẫu 9

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng thơ vừa dịu dàng vừa sâu lắng vừa dữ dội lại vừa thiết tha. Nhớ tới chị chúng ta càng thêm trân trọng những thi phẩm đặc sắc của chị. Cùng với “Thuyền và biến”, “Sóng” là những bài ca không thể nào quên của tuổi trẻ và tình yêu. Xin cảm ơn nữ thi sĩ đã hiến dâng cho đời những vần thơ đẹp về tình yêu con người và cuộc sống.

Mở bài mẫu 10

Trong số các nhà thơ thuộc “thế hệ chống Mĩ”, Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viết nhiều và rất hay về tình yêu. Thơ tình của chị đậm nét tự truyện. Vẫn là những chuyện muôn thuở của tình yêu nhưng bao giờ chúng cũng có vẻ như là chuyện riêng của Xuân Quỳnh, không quá thật thà nhưng xa lạ với những xốn xang, những sự “réo rắt” quá độ. Sóng là một bài thơ hay của chị, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Ở đây, khát vọng tình yêu, dù hình tượng mà Xuân Quỳnh mượn làm ẩn dụ vốn chẳng xa lạ gì với các nhà thơ viết về tình yêu kim cổ.

Mở bài mẫu 11

Đã có bao nhiêu người đã yêu, bao nhiêu người đang yêu và bao nhiêu thơ tình yêu trên thế gian này! Vậy mà mỗi ngày lại mới. Tình yêu không có tuổi thơ tình lại càng không có tuổi bao giờ. Trên thế giới có biết bao nhà thơ nổi tiếng: Rimbô, Véclen rồi Puskin, Bairơn… và mỗi người một vẻ một sắc thái. Từ thuở thơ Đường thơ Tống, từ thuở Nguyễn Du rồi Thế Lữ, Xuân Diệu và đến chúng ta ngày nay…, tình yêu vẫn là cái gì khiến người ta đam mê, khao khát. Xuân Quỳnh – nhà thơ của nỗi niềm yêu thương với bài Sóng đã thể hiện được nhiều cung bậc tình yêu. Bìa thơ của Xuân Quỳnh cháy lên tình yêu nồng nàn của tuổi trẻ và khát vọng của con người đến với tình yêu. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không còn dừng lại ở tình yêu buổi đầu giản đơn, hò hẹn non nớt, ngọt ngào mà là tình yêu hạnh phúc gắn với cuộc sống chung.

Mở bài mẫu 12

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc đời thường. Trong các nhà thơ nữ Việt Nam, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu. Bà viết nhiều, viết hay về tình yêu nhưng có lẽ Sóng là bài thơ đặc sắc hơn cả. Bởi nó nói lên được một tâm hồn khao khát yêu đương, một tình yêu vừa hồn nhiên chân thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ.

Mở bài mẫu 13

Tình yêu là một đề tài quen thuộc của thi ca nhân loại. Mỗi thi nhân khi cầm bút, có lẽ không thể không viết những vần thơ tình đằm thắm của riêng chính con tim mình. Ta đã từng biết đến những vần thơ tình của Puskin, Xuân Diệu thì không thể không đắm mình trước giọng thơ đầy nữ tính của Xuân Quỳnh với bài thơ “Sóng” một thi phẩm tình yêu rất đặc sắc của thơ ca Việt Nam.

Mở bài mẫu 14

Đọc thơ của Xuân Quỳnh lúc nào cũng thấy tình yêu của nữ sĩ mãnh liệt đậm sâu lắm. Có lúc như thuyền với biển chẳng chia lìa, đôi khi lại nhẹ nhàng man mác trong cái gió lạnh mùa thu. Sóng cũng vậy, cả bài thơ là thứ tình yêu mãnh liệt sâu sắc, đọc bài ta như chìm trong những cơn sóng tình yêu dạt dào, đôi lúc lại ngơ ngác, hồn nhiên, như tấm lòng người con gái trẻ tràn đầy hi vọng về một tình yêu vĩnh cửu, ngọt ngào.

Mở bài mẫu 15

Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ tài hoa của nền văn học Việt Nam, với tư duy mới mẻ, phóng khoáng của mình, bà đã thổi 1 luồng gió mới vào kho tàng thơ văn. Nổi bật trong những sáng tác của của bà là bài thơ Sóng

Mở bài mẫu 16

“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”

(Bài thơ tuổi nhỏ – Xuân Diệu)

Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận với nhiều thi nhân. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn từng viết về tình yêu trong đó không thể không kể đến cây bút thơ tình xuất sắc của nền văn học Việt Nam – Xuân Quỳnh – nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người con gái qua bài thơ “Sóng”.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2012 - 2013 môn Toán khối 9 Sở GD&ĐT Long An

Mở bài phân tích hai khổ thơ đầu

Mở bài mẫu 1

“Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chẳng được yêu”

Tình yêu luôn là những cung bậc cảm xúc rất khó định hình, khó diễn tả. Tình yêu cho người ta cảm nhận rõ nhất những hỉ, nộ, ái, ố ở đời. Yêu là vui vẻ, đắm say, yêu là cả buồn đau, tủi hờn. Tiếng lòng tình yêu đã được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh khắc họa rõ nét qua bài thơ Sóng, đặc biệt là trong hai khổ thơ đầu của bài thơ.

Mở bài mẫu2

Văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ đã để lại nhiều tác phẩm mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn viết về đề tài đất nước. Thế nhưng đâu đó trên bước đường hành quân vẫn có những vần thơ tươi xanh vẫn có những đóa hoa nở dọc chiến hào cất lên bao lời ca say đắm về tình yêu đôi lứa. Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh sẽ đưa người đọc vào thế giới của tình yêu và cảm nhận những nét đặc sắc trong thế giới thơ tình của Xuân Quỳnh. Hai khổ thơ đầu bài thơ là những cảm nhận tinh tế sâu sắc của một trái tim yêu.

Mở bài mẫu 3

Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương, đặc biệt ghi dấu ấn ở thể loại thơ. Nói về tình yêu, mỗi nhà thơ có một sắc thái riêng. Nếu Xuân Diệu là mạnh mẽ sôi trào thì Xuân Quỳnh lại chọn cho mình sự da diết lắng sâu. Điều này thể hiện rất rõ qua tác phẩm “Sóng”, một tiếng thơ về tình yêu đậm chất Xuân Quỳnh. Bài thơ là những khám phá của tác giả về tình yêu, tìm ra được quy luật của tình yêu. Đó cũng là nội dung của hai đoạn trích sau:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Mở bài mẫu 4

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng cũng yêu anh cả khi chết đi rồi”

Đó là lời thơ Xuân Quỳnh viết về niềm hạnh phúc đắm say của một người phụ nữ khi được yêu và hết lòng với người mình yêu trong “Tự hát”. Trong vốn thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp rất nhiều bài thơ viết về những trăn trở, suy tư thổn thức của nữ sĩ về tình yêu. Bên cạnh những dòng thơ dạt dào xúc cảm trong “Tự hát”, “Sóng” cũng được xem là một bài thơ ấn tượng nhà thơ dùng hình tượng sóng để gửi gắm quan niệm về tình yêu. Hai khổ đầu bài thơ đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều cảm xúc và nghĩ suy.

Mở bài mẫu 5

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trẻ xuất sắc trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ và là một trong số ít những nhà thơ nữ viết rất nhiều và rất thành công về đề tài tình yêu. Một trong những thành công xuất sắc về đề tài này của nữ sĩ là bài thơ “Sóng”.

Mở bài mẫu 6

Đã có biết bao nhiêu thi nhân lựa chọn hình ảnh sóng làm hình tượng chính trong những tác phẩm của mình, bởi một lẽ đây là hình tượng động, cũng giống như: “Tình yêu muôn thuở/Có bao giờ đứng yên.” Nếu như ông hoàng thơ tình Việt Nam – Xuân Diệu lựa chọn hình ảnh sóng để biểu hiện cho tình yêu của anh dành cho em, một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, muốn ôm trọn em vào lòng, muốn hôn lấy em.. thì Xuân Quỳnh, lại lựa chọn hình tượng này, viết về sóng để gửi gắm tình yêu của trái tim người phụ nữ.

Mở bài mẫu 7

Đại văn hào Mác-két đã từng nói rất hay về tình yêu: “Con bướm phải mất 180 triệu năm mới cất cánh bay lên được. Con người phải mất bằng ấy năm mới biết khóc, biết cười và biết chết cho tình yêu”. Tình yêu là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Đó cũng là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các văn nghệ sĩ. Nói đến thơ tình Việt Nam hiện đại, người đọc không thể không nhắc đến nữ hoàng tình yêu Xuân Quỳnh – người đã đem đến cho làng thơ Việt Nam một tình yêu nồng nhiệt, táo bạo mà thiết tha, dịu dàng, hồn nhiên, giàu tự cảm mà lắng sâu những trải nghiệm suy tư. “Sóng” là một trong áng tình ca hay nhất của Xuân Quỳnh

Mở bài mẫu 8

Xuân Quỳnh là gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bằng tâm hồn nhạy cảm, nữ tính Xuân Quỳnh đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho thơ tình Việt Nam, đặc sắc nhất trong những sáng tác của bà có thể kể đến bài thơ “Sóng”.

Mở bài mẫu 9

Không biết từ bao giờ nhịp sóng vỗ ngoài đại dương không chỉ làm thổn thức biển cả mà còn làm rung động biết bao trái tim người thi sĩ để làm nên con sóng nơi “gió cuốn mặt duềnh” mang bao dự cảm bất an trong thơ Nguyễn Du, “tiếng sóng cuốn bờ mây” của cuộc sống mới ấm no, bình an trong thơ Huy Cận (“Tiếng biển về khuya”), là tiếng lòng da diết của người con trai trong tình yêu trong cái nhìn Xuân Diệu (“Biển”),… Và càng không thể thiếu tiếng sóng vỗ nghìn đời như nhịp đập bền bỉ của người con gái khi yêu trong những câu thơ đầy nữ tính của Xuân Quỳnh- “Sóng”.

Mở bài mẫu 10

Tình yêu – một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân lên thành biết bao lời thơ nhân loại. Mỗi một nhà thơ tìm đến 1 cách biểu hiện khác nhau:một tình yêu mang yếu tố triết lí trong thơ Tago, một tình yêu nồng nàn đắm say trong thơ Puskin, một tình yêu rạo rực tràn đầy cảm xúc trong thơ Xuân Diệu và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ta bắt gặp 1 cảm xúc tình yêu đầy trăn trở, khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

Mở bài mẫu 11

Trong nền thơ ca Việt Nam nếu người ta thường nhắc Xuân Diệu trong danh xưng là ông hoàng thơ tình thì Xuân Quỳnh chính là bà hoàng thơ tình. Ở Xuân Quỳnh luôn đem đến cho độc giả những cái nhìn sâu sắc về tình yêu, nhà thơ thổn thức những lời thơ chân thành, có chút hồn nhiên, da diết của một trái tim khao khát yêu đương. Bài thơ Sóng không chỉ thành công trong cách truyền đạt ngôn ngữ mà còn ở việc nhà thơ tạo nên nhịp điệu riêng để thơ đi vào lòng người đọc một cách thú vị. Một người phụ nữ luôn da diết yêu và được yêu được nhà thơ mượn hình tượng sóng cùng nhịp điệu của sóng để nói về tiếng lòng mình. Vì thế mà bao trùm toàn bộ bài thơ là hình ảnh ẩn dụ độc đáo “Sóng”.

Mở bài mẫu 12

Xuân Quỳnh vẫn qua từng câu thơ, từng điệu hồn mà khát mong được đồng cảm, đồng điệu với tâm hồn của người đọc muôn thế hệ, và Sóng dường như là tiếng thơ tha thiết nhất chị gửi lại trước khi rời xa, là tiếng thơ mang đậm dấu ấn tâm hồn chị, và hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng chính là những khát khao cháy bỏng, chảy tràn tự nhiên từ hồn thơ của nữ sĩ về khát vọng được khám phá, được thấu hiểu bản thể, và đồng thời bày tỏ chân lí về quy luật bất tử của tình yêu của tâm hồn trẻ tuổi.

Mở bài mẫu 13

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trẻ xuất sắc trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ và là một trong số ít những nhà thơ nữ viết rất nhiều và rất thành công về đề tài tình yêu. Một trong những thành công xuất sắc về đề tài này của nữ sĩ là bài thơ “Sóng”, hai khổ thơ đầu bài thơ nữ thi sĩ viết:

…………

Mở bài truyện ngắn Chí Phèo

Mở bài phân tích truyện ngắn Chí Phèo

Mở bài mẫu 1

Nam Cao – cây bút cuối của văn học giai đoạn 1930 – 1945. Nhưng nhờ có ông và các phẩm xuất sắc của mình, Nam Cao đã làm bừng sáng cả một giai đoạn văn học, ông đã góp phần không nhỏ vào mảng tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng. Hai đề tài chủ yếu của ông gồm người nông dân và người trí thức, trong đó đề tài người nông dân là nổi bật hơn cả. Với đề này truyện ngắn Chí Phèo đã trở thành áng văn bất hủ của Nam Cao nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung.

Mở bài mẫu 2

Viết về đề tài người nông dân đã có rất nhiều nhà văn thành công trong đó có nhà văn Nam Cao với kiệt tác “Chí Phèo”. Truyện tập trung khắc họa tình cảnh và số phận của nhân vật chính bị đẩy vào mức đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn mất nhân hình và nhân tính. Đồng thời đã tố cáo hiện thực xã hội cũ và thể hiện tư tưởng nhân đạo, quan điểm nghệ thuật của nhà văn.

Mở bài mẫu 3

“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng thời khắc họa thành công hình ảnh người nông dân bị bần cùng hóa.

Mở bài mẫu 4

“Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn của Nam Cao viết về đề tài nông dân, nhưng lại trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất. Có thể nói rằng, “Chí Phèo” là một bản án cáo trạng đanh thép đối với một xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa trước Cách mạng.

Mở bài mẫu 5

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là truyện ngắn Chí Phèo. Qua truyện ngắn này, nhà văn đã khái quát nên một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng – người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa. Truyện ngắn Chí Phèo chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Mở bài mẫu 6

“Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao viết về người nông dân. Họ là những con người lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Từ đó, nhà văn đã gửi gắm những bài học nhân sinh sâu sắc.

Mở bài mẫu 7

Nam Cao được biết đến là một cây bút tài hoa trên diễn đàn văn học Việt Nam, những tác phẩm ra đời mang màu sắc hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông mang cái nhìn về thời đại và cuộc sống hoàn toàn mới, cũng như hình ảnh trong các tác phẩm cũng đa dạng và phong phú,mang những mảng tính cách mà sự pha trộn sáng tối lại như được tương phản rõ rệt. Chí Phèo là một tác phẩm điển hình khi nhắc tới Nam Cao. Đây là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao, câu chuyện cũng gợi một những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Mở bài mẫu 8

Chỉ là một truyện ngắn, lại là truyện ngắn sáng tác sớm của Nam Cao về đề tài nông dân, nhưng Chí Phèo là sự tổng hợp, sự kết tinh của ngòi bút Nam Cat về đề tài này. Nếu như Nam Cao có thể được coi là “nhà văn của nông dân” , cùng với Ngô Tất Tố, thì trước hết vì ông có Chí Phèo.

Mở bài mẫu 9

“Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, người ta mới thấy đây là hiện thân đầy đủ nhất cho những gì gọi là cùng khổ của người dân cày trong một xã hội thuộc địa: bị dày đạp, cào xé, hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình.” (Nguyễn Đăng Mạnh). Người ta vẫn coi Chí Phèo như một hiện tượng lạ của văn học và đời sống, một sáng tạo đặc biệt của Nam Cao mà qua đó, bao lớp hiện thực được lật dở, bao tầng tư tưởng được cày xới.

Mở bài mẫu 10

Khi nhận định về các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Trong mảnh sáng tác về nông dân của Nam Cao, người đọc thường gặp những nhân vật xấu xí, thô lỗ cục cằn và những chuyện nhục nhã của họ. Chính vì thế mà một số người tỏ ra hoài nghi giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao, có biết đâu rằng, chính với đám nhân vật “có vấn để” đó mà cái nhìn hiện thực và quan điểm nhân đạo của nhà văn mới thể hiện rõ, đầy đủ nhất”.

Mở bài mẫu 11

Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều tác phẩm thuộc dòng văn học hiện thực phê phán viết về số phận người nông dân ra đời như Tắt đèn của Ngô Tất Tố với chị Dậu, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan với anh Phan,… và không thể không kể đến Nam Cao với hàng loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam. Trong đó nổi bật là hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên Chí Phèo.

Mở bài mẫu 12

Nam Cao cây bút cuối của văn học giai đoạn 1930 – 1945, nhưng nhờ có ông và các phẩm xuất sắc của mình, Nam Cao đã làm bừng sáng cả một giai đoạn văn học, ông đã góp phần không nhỏ vào mảng tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng. Hai đề tài chủ yếu của ông gồm người nông dân và người trí thức, trong đó đề tài người nông dân là nổi bật hơn cả. Với đề này truyện Chí Phèo đã trở thành áng văn bất hủ của Nam Cao nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung.

Mở bài phân tích nhân vật Chí Phèo

Mở bài mẫu 1

Trước Cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân là mối quan tâm hàng đầu của dòng văn học hiện thực phê phán. Ngô Tất Tố có “Tắt đèn” với chị Dậu, Nguyễn Công Hoan có “Bước đường cùng” với anh Pha… Và đặc biệt là Nam Cao với hàng loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó nổi bật lên là nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên đã để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Mở bài mẫu 2

Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ. Chí Phèo vốn là một con người lương thiện, luôn khao khát được sống như một người bình thường, muốn sống lương thiện nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Qua nhân vật này, Nam Cao muốn gửi gắm nhiều ý nghĩa.

Mở bài mẫu 3

“Chí Phèo” (1941) là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân trước Cách mạng. Nó là một truyện ngắn có thể “làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời”, đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong lớp các nhà văn hiện thực phê phán 1930 – 1945. Tác giả đã xây dựng thành công một nhân vật điển hình – nhân vật Chí Phèo phản ánh một tấn bi kịch có ý nghĩa sâu sắc vào loại tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam.

Mở bài mẫu 4

Nam Cao một trong những tác giả nổi bật nhất trong thời kì 1945 – 1954. Dưới ngòi bút chân thực của mình, đời sống, thân phận và những nỗi thống khổ của người nông dân được ông lột tả một cách vô cùng chân thực. Đặc biệt nhất phải kể đến truyện ngắn Chí Phèo với nhân vật cùng tên đại diện cho những người nông dân lương thiện bị tha hóa.

Mở bài mẫu 5

Giữa những bộn bề phức tạp của buổi chợ văn chương, giữa những náo nhiệt đông đúc của gian hàng hiện thực phê phán, Nam Cao được nhận ra là một chủ cửa hàng khá đặc biệt, với tấm lòng nhân đạo sâu sắc về sự quan tâm đặc biệt dành cho những người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ông đã đưa người đọc đi sâu khám phá những đau đớn, khổ cực mà những con người cùng hơn cả dân cùng phải chịu đựng, phát hiện những vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn của họ. Tiêu biểu cho cuộc hành trình đó là tác phẩm “Chí Phèo”, đặc biệt qua nhân vật Chí Phèo.

Mở bài mẫu 6

“Chí Phèo” là một trong những kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại trước Cách mạng. Tác phẩm đã khắc họa một nhân vật mang tính điển hình cho người nông dân vốn hiền lành lương thiện nhưng bị đẩy vào con đường lưu manh hóa trong xã hội đương thời – Chí Phèo.

Mở bài mẫu 7

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Trong đó nổi bật hơn cả phải nhắc đến tác phẩm “Chí Phèo”. Tác phẩm là sự kết tinh của tài năng nghệ thuật, là cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Đặc biệt, diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở đến lúc tự tay cầm dao kết liễu đời mình là một thành công lớn trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.

Mở bài mẫu 8

“Chí Phèo” được viết vào năm 1941, là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng 8. Đây là một trong những truyện ngắn có thể nói là nổi bật nhất trong các tác phẩm khác ra đời cùng thời và đưa Nam Cao đi lên vị trí hàng đầu trong lớp nhà văn hiện thực, phê phán xã hội vào giai đoạn 1930-1945.Tác giả đã xây dựng thành công , nổi bật hình tượng một nhân vật điển hình đó là nhân vật Chí Phèo, phản ánh một tấn bi kịch có ý nghĩa rất sâu cay vào loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ.

Mở bài mẫu 9

Truyện Chí Phèo ghi nhận thành công xuất sắc nhất của Nam Cao về đề tài người nông dân, cũng là một trong những đỉnh cao nhất của trào lưu hiện thực phê phán. Thành công của hình tượng Chí Phèo chứng tỏ tài năng nghệ thuật độc đáo của Nam Cao, kết tinh giá trị hiện thực lớn lao và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này.

Mở bài mẫu 10

Chí Phèo là tác phẩm hay nhất của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc họa bức chân dung của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát. Kết cục tha hoá lưu manh hoá là tất yếu như một sự giải thoát. Qua nhân vật Chí Phèo nhà văn đã mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.

Mở bài phân tích nhân vật Bá Kiến

Mở bài mẫu 1

Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao đã tái hiện lại hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng qua bức tranh làng Vũ Đại. Bức tranh hiện thực ấy không chỉ khắc họa người nông dân hiền lành bị lưu manh, tha hóa mà còn nổi bật lên những con người thuộc tầng lớp thống trị tàn ác, tiêu biểu là nhân vật bá Kiến. Bên cạnh hai nhân vật Chí Phèo và thị Nở, nhân vật bá Kiến cũng để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng riêng biệt.

Mở bài mẫu 2

Trong mỗi truyện ngắn thông thường đều có hai giới tuyến nhân vật rõ ràng. Nếu như Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là nhân vật tiêu biểu cho những người nông dân nghèo khổ bị áp bức bất công, bị đẩy đến mức đường cùng thì Bá Kiến – nhân vật đại diện cho bọn địa chủ phong kiến độc ác, tàn bạo và nham hiểm. Nam Cao khắc họa thành công nhân vật Bá Kiến chỉ với vài nét đặc tả đã cho thấy bộ mặt xấu xa của hắn.

Mở bài mẫu 3

Là một nhà văn trung thành của chủ nghĩa hiện thực, Nam Cao không chỉ cho thấy số phận khốn khổ, bất hạnh của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến mà con vạch trần bộ mặt của giai cấp thống trị. Bá Kiến chính là nhân vật điển hình cho sự độc ác, tàn bạo của bọn thống trị đương thời.

Mở bài mẫu 4

Nam Cao có phần đã dựa vào những người thật việc thật ở quê hương của mình để xây dựng truyện ngắn “Chí Phèo”. Đại diện cho giai cấp thống trị ở làng Vũ Đại chính là Bá Kiến. Qua nhân vật này, bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn cường hào địa chủ phơi bày khá rõ nét.

Mở bài mẫu 5

Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, bên cạnh hình ảnh Chí Phèo – đại diện cho người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh tha hóa. Nam Cao còn khắc họa hình ảnh nhân vật Bá Kiến đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội xưa.

………………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Những mở bài hay nhất về các tác phẩm Văn học ôn thi THPT Quốc gia 2023 TOP 641 mẫu mở bài hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *