Tết Hàn Thực hay còn được gọi là ngày Tết Bánh Trôi Bánh Chay với ý nghĩa tưởng nhớ ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Tuy nhiên để mọi việc hanh thông, may mắn, gia chủ nên ghi nhớ những điều kiêng kị dưới đây trong ngày Tết Hàn Thực 3/3.
Dịp Tết Hàn Thực với ý nghĩa đánh dấu bước chuyển mình của vạn vật trước khi bước sang mùa hè. Đây là dịp mỗi gia đình tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, người đã khuất. Theo phong tục tập quán từ xưa, trong ngày này, gia chủ cũng cần chú ý những điều kiêng kị. Dưới đây là việc không nên làm để ngày tết Hàn thực thực sự trọn vẹn, tốt lành.
Cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc
Bánh trôi là món không thể thiếu trong ngày tết Hàn thực. Vào ngày ngày, nhiều gia đình còn chế biến món bánh trôi ngũ sắc để thắp hương, dâng lên tổ tiên.
Kiêng đồ ăn mặn
Trong ngày tết Hàn thực, các gia đình thường ăn chay, kiêng ăn mặn để tránh sát sinh. Tục lệ này cũng liên quan đến tiết Thanh minh và mang ý nghĩa mong cầu cho linh hồn người đã khuất dễ dàng siêu thoát.
Nếu không có điều kiện để ăn chay thì vào ngày này, gia chủ cũng cần kiêng sát sinh trong nhà để thể hiện sự tôn kính với người đã khuất.
Kiêng lửa
Tại Việt Nam, việc kiêng lửa vào ngày tết Hàn thực được tượng trưng bằng việc ăn món nguội là bánh trôi và bánh chay.
Kiêng việc bày vẽ mâm cao cỗ đầy
Vào ngày tết Hàn thực, gia chủ tuyệt đối không bày vẽ mâm cỗ cúng cầu kỳ hay đắt đỏ gây tốn kém, lãng phí.
Kiêng chuyển nhà
Ngày tết Hàn Thực, gia chủ cũng cần kiêng chuyển nhà. Bởi theo quan niệm của người xưa, người thân sau khi qua đời vẫn luôn ở lại nơi mà trước khi mất họ từng ở và hiện hữu bên những người thân yêu. Việc di chuyển nhà cửa vào ngày này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến “vong linh” người đã khuất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Những điều kiêng kị trong Tết Hàn Thực của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.