Bạn đang xem bài viết ✅ Những bài thơ về thầy cô Những bài thơ hay về thầy cô ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thầy cô giáo là những người rất gắn bó với học trò. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu: Những bài thơ về thầy cô.

Bài thơ về thầy cô
Bài thơ về thầy cô

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo tài liệu tổng hợp một số bài thơ hay về thầy cô, được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

1. Thầy giáo đi tòng quân (Huy Cận)

1.1. Tác giả Huy Cận

– Huy Cận (1919 – 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận.

– Quê hương: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.

– Ông tham gia hoạt động cách mạng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong Chính phủ Việt Nam như: Bộ trưởng Bộ canh nông đầu tiên, Thứ trưởng sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục…

– Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc thuộc phong trào Thơ mới.

– Một số tác phẩm:

  • Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng (thơ, 1940), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942), Vũ trụ ca (thơ, 1940 -1942).
  • Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958), Đất nở hoa (thơ, 1960), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973), Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 – 1982)…

1.2. Bài thơ Thầy giáo đi tòng quân

Sáng nay thầy lên đường
Chào các em ở lại
Em cho thầy kim khâu
Em biếu thầy lược chải

Em tặng thầy bài toán
Vừa mới được điểm mười
Em gởi thầy bức vẽ
Vẽ trường ta xinh tươi

Thầy tạm xa các em
Ra chiến trường diệt Mỹ
Thầy mang nặng trong tìm
Lòng các em yêu quý

Thầy sẽ nhớ, sẽ nhớ
Tất cả lớp chúng ta
Nhớ tiếng tay lật vở
Giọng học bài ê a

Nhớ hôm tránh máy bay
Ta vào hầm tre mới
Bom nó ném vào làng
Vườn ta rụng hết bưởi

Nhớ cả chú bé nghịch
Thỉnh thoảng chuyện rì rầm
Nuôi dế trong bàn học
Lá khoai ùn đầy ngăn

Nhớ cô bé đầu bàn
Bí toán ngồi mếu máo
Nhưng hợp tác “Măng non”
Quản lý gà rất thạo

Nhớ bao đêm săn bướm
Đông đủ thầy trò ta
Đèn như sao bay lượn
Trên ruộng lúa quê nhà

Thầy nhớ lớp của thầy
Tận trong tim trong phổi
Vì yêu các em ngoan
Thầy làm “chú bộ đội”.

2. Bàn tay cô giáo (Định Hải)

2.1. Tác giả Định Hải

Là một nhà thơ, nhà văn.

Tham khảo thêm:   Kinh tế và pháp luật 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

2.2. Bài thơ Bàn tay cô giáo

Tặng Kim Hảo

Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà bà khen
Tay cô đến khéo!

Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền

Cô cầm tay em
Nắn từng nét chữ
Em viết đẹp thêm
Thẳng đều trang vở

Hai bàn tay cô
Dạy em múa dẻo
Hai bàn tay cô
Dạy em đan khéo

Cô dắt em đi
Trên đường tới lớp
Đường đẹp quê hương
Đường dài đất nước

Cô bước, em bước
Cây xanh đôi bờ
Vừng đông xoè quạt
Đẹp bàn tay cô…

3. Cô giáo của em (Xuân Quỳnh)

3.1. Tác giả Xuân Quỳnh

– Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

– Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

– Xuân Quỳnh từng làm diễn viên múa của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Tại đây, Xuân Quỳnh bắt đầu làm thơ. Những bài thơ đầu tiên của Xuân Quỳnh bộc lộ một tâm hồn tươi trẻ, nồng nhiệt, phong phú và giàu khát vọng.

– Từ năm 1963, Xuân Quỳnh chuyển sang làm báo, làm biên tập ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới, được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III.

– Xuân Quỳnh mất đột ngột cùng chồng là Lưu Quang Vũ vì tai nạn giao thông ở Hải Dương.

Tham khảo thêm:   Toán 9 Bài 2: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Giải Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 82, 83, 84, 85, 86, 87

– Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.

– Thơ của Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời thường.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…
  • Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)… Mảng sách này mang đến cho trẻ em những tình cảm trong trẻo, trìu mến và một cái nhìn hóm hỉnh, thông minh.

3.2. Bài thơ Cô giáo của em

Trông cô cũng giống mọi người
Mà cô biết nhiều lắm đấy!
Tất cả chỉ là tờ giấy
Cô gấp thành hoa, thành chim
Những tiếng nói thường của em
Cô hát thành ra bài hát
Cô múa mềm như là nước
Chỉ bằng bước chân bàn tay
Em nóng, cô cởi áo ngay
Rét, cô đắp chăn kín ngực
(Cô biết cả em nóng, lạnh
Mà em có nói ra đâu)
Cô bảo chúng em thương nhau
Cô dạy biết nghe lời mẹ…
Cô giáo em tài là thế
Ai học cô cũng thành ngoan.

4. Cô giáo lớp em (Nguyễn Xuân Sanh)

4.1. Tác giả Nguyễn Xuân Sanh

Nguyễn Xuân Sanh (1920 – 2020) là một nhà thơ, một dịch giả của văn học Việt Nam.

4.2. Bài thơ Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

5. Bàn chân thầy giáo (Trần Đăng Khoa)

5.1. Tác giả Trần Đăng Khoa

– Trần Đăng Khoa (sinh năm 1958), quê ở Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi giữa học kì 2 môn HĐTN, HN 7 năm 2022 - 2023

– Trần Đăng Khoa được biết đến vai trò là một nhà thơ, nhà báo,biên tập viên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

– Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là một thần đồng thơ văn, lên tám tuổi đã có thơ được đăng báo.

– Năm 1968, khi mới chỉ mười tuổi, tập thơ đầu tay là “Từ góc sân nhà em” được NXB Kim Đồng cho xuất bản.

– Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2000).

– Một số tác phẩm tiêu biểu của ông:

  • Từ góc sân nhà em (thơ, 1968)
  • Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968)
  • Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970)
  • Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974)
  • Trường ca Giông bão (trường ca, 1983)
  • Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, 1998)…

5.2. Bài thơ Bàn chân thầy giáo

Thầy ngồi ghế giảng bài
Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ
Một bàn chân đâu rồi
Chúng em không rõ

*

Sáng nào bom Mỹ dội
Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
Thầy cầm súng ra đi
Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
Hoa phượng
Hoa phượng cháy một góc trời như lửa

Năm nay thầy trở về
Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Đôi bàn chân
Ôi bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình

Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh
Hay Tây Ninh, Đồng Tháp?
Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc
Cho lẽ sống làm người
Em lắng nghe thầy giảng từng lời
Rung động bao điều suy nghĩ
Nghe thầm vọng bàn chân đi đánh Mỹ
Nghe âm vang tiếng gọi của chiến trường
Em đi suốt chiều dài yêu thương
Chiều sâu đất nước
Theo những dấu chân người thầy năm trước

Và bàn chân thầy, bàn chân đã mất
Vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Những bài thơ về thầy cô Những bài thơ hay về thầy cô của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *