Bạn đang xem bài viết ✅ Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo Nhật ký bồi dưỡng, sử dụng SGK lớp 2 năm 2021 – 2022 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo gồm 8 môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mĩ thuật. Giúp thầy cô tham khảo viết nhật ký tự bồi dưỡng, sử dụng sách giáo khoa mới, để nhanh chóng hoàn thành khóa tập huấn bồi dưỡng SGK lớp 2 mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm SGK lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 2 năm 2021 – 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬT KÝ TỰ BỒI DƯỠNG
Sử dụng sách giáo khoa lớp 2 – Năm học 2021– 2022

Họ và tên giáo viên:………………………….

Nhiệm vụ: Giáo viên

Thời gian: Từ ngày 12 – 16/7/2021

NỘI DUNG GHI CHÉP HỌC TẬP CÁC MÔN

1. Tiếng Việt:

Nội dung học tập Băn khoăn – Thắc mắc

Bộ SGK Tiếng Việt được biên soạn theo chủ trương “một chương trình, một vài SGK”

+ Sách Tiếng Việt 2 Được biên soạn theo quan điểm: Giao tiếp + Tích hợp, Dạy chữ + Dạy người.

Thiết kế nội dung theo mạch chủ điểm với 5 nội dung lớn nhìn từ bản thân HS ra thế giới xung quanh gồm: Bản thân; Gia đình; Nhà trường; Quê hương đất nước; Thiên nhiên.

+ Cấu trúc chung của SGK Tiếng Việt 2

Gồm 35 tuần thực học với 350 tiết chia làm 2 tập. Tổng cộng gồm 15 chủ điểm: 8 chủ điểm/ HKI, 7 chủ điểm/HKII.

+ Cấu trúc chủ điểm: Mỗi chủ điểm/ 2 tuần; 1 tuần/ 10 tiết.

Mỗi chủ điểm/ 4 bài đọc hiểu ( Thể loại: Thơ, truyện, miêu tả, thông tin) kèm theo là những nội dung thực hành luyện tập các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe cho HS.

Mỗi bài gồm 4 hoạt động chính: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.

02 tuần ôn tập/ học kỳ (GHK, CHK)

Phân phối chương trình:

– Học kỳ 1: 8 chủ điểm/ 16 tuần

Tuần 9: Ôn tập GKI

Tuần 18: Ôn tập CKI

– Học kỳ 2: 7 chủ điểm/ 15 tuần

Tuần 27: Ôn tập GKII

Tuần 35: Ôn tập CKII

Cấu trúc bài học:

Mỗi chủ điểm có 4 bài học. Bài 1, bài 3 được phân bố trong 4 tiết; Bài 2, bài 4 phân bố trong 6 tiết.

– Bài đọc: Bài đọc hiểu và Đọc mở rộng

– Tập viết: HS cần biết viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.

– Chính tả: Chính tả đoạn, bài + Chính tả âm, vần

– Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ + Luyện tập đặt câu

– Nói và nghe: Nói và nghe kết nối bài học + Nói và nghe theo nghi thức giao tiếp + Hỏi – đáp tương tác + Nghe – nói trong kể chuyện

– Tập làm văn: HS bắt đầu được rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn.

– Kiểu bài ôn tập: Kiểu bài ôn tập gồm ôn tập giữa và cuối mỗi học kì.

* Cấu trúc bài 4 tiết: Gồm 3 phần

– Phần I: Khởi động

– Phần II: Khám phá và luyện tập ( Đọc; Tập viết; Luyện từ; Luyện câu).

– Phần III: Vận dụng

* Cấu trúc bài 6 tiết: Gồm 3 phần

– Phần I: Khởi động

– Phần II: Khám phá và luyện tập ( Đọc; chính tả; Luyện từ; Luyện câu; Nói và nghe( tuần lẻ)/ Kể chuyện (tuần chẵn); Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn.)

– Phần III: Vận dụng

+ Phương pháp dạy học

– Áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS. Trong đó, GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện kiến thức. Qua đó, HS rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

– Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung chính của bài để lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp.

– Căn cứ vào đặc trưng của từng hoạt động đọc, viết, nói và nghe để lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học.

+ Kiểm tra, đánh giá

– Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

2. Toán:

Nội dung học tập Băn khoăn – Thắc mắc

+ Sách Toán 2:

Quan điểm biên soạn: Đảm bảo tính tinh giản, hiện đại, thiết thực + Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục + Đảm bảo tính tích hợp và phân hoá + Bảo đảm tính mở

+ Cấu trúc sách:

– Cấu trúc theo 6 chương, mỗi học kì ba chương.

– Tích hợp ba mạch kiến thức: Số và Phép tính, Hình học và Đo lường, Một số yếu tố Thống kê và Xác suất.

+ Cấu trúc bài học:

– Bài mới: Cùng học, Thực hành, Luyện tập

– Bài ôn tập: Luyện tập, Ôn tập

+ Chiến lược dạy học:

– Xây dựng kiến thức mới từ kiến thức cũ.

– Cung cấp cơ hội để HS nói về toán học.

– Xây dựng cơ hội cho tư tưởng phản biện (đánh giá).

– Khuyến khích nhiều phương pháp tiếp cận.

– Coi sai lầm là cơ hội cho việc học.

– Xây dựng dàn giáo (cấu trúc) các kiến thức mới.

– Quý trọng sự khác biệt.

+ Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học:

– Dạy học giải quyết vấn đề

+ Kiểm tra, đánh giá

– Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

3. Hoạt động trải nghiệm

Nội dung học tập Băn khoăn – Thắc mắc

* Sách Hoạt động trải nghiệm:

+ Có nội dung và hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển 5 phẩm chất ( Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.) và 3 năng lực chung ( Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.) 3 năng lực đặc thù của môn học (Thích ứng với cuộc sống; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Định hướng nghề nghiệp.)

+ Nội dung SGK Hoạt động trải nghiệm gồm có 9 chủ đề được xây dựng theo 4 mạch nội dung của chương trình( Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến cộng đồng; Hoạt động hướng đến tự nhiên; Hoạt động hướng nghiệp.)

* Cấu trúc bài học:

– Theo Thông tư số 33 cấu trúc bài học trong SGK bao gồm bốn thành phần cơ bản: Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.

– Để thuận lợi cho giáo viên tổ chức hoạt động, tăng cường tính trải nghiệm của HS trong các chủ đề. Cấu trúc thống nhất gồm 4 giai đoạn: Nhận diện – Khám phá; Tìm hiểu – Mở rộng; Thực hành – Vận dụng; Đánh giá – Phát triển.

Các hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm:

+ Mỗi tháng 1 chủ đề, mỗi chủ đề 3 – 4 tuần, mỗi tuần 3 tiết (Sinh hoạt dưới cờ (35 tiết), Hoạt động giáo dục theo chủ đề (35 tiết), Sinh hoạt lớp (35 tiết) hoặc có thể sinh hoạt theo hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ bố trí ngoài giờ học chính khóa.) Cả năm học là 105 tiết.

Mỗi tiết là một loại hình hoạt động đảm bảo tính thống nhất giữa các loại hình hoạt động, tính logic và tương hỗ lẫn nhau nhằm thực hiện mục tiêu của chủ đề thêm vào đó các hoạt động được thiết kế cụ thể hướng dẫn tỉ mỉ, dễ làm, dễ thực hiện.

Câu lạc bộ ngoài giờ học chính khóa: Giáo viên nào sẽ thực hiện việc soạn kế hoạch bài dạy và tổ chức thực hiện?

Phương pháp và hình thức tổ chứchoạt động:

Khám phá, thể nghiệm, tương tác, cống hiến, nghiên cứu,… thông qua một số phương pháp và hình thức tổ chức cụ thể như: Trò chơi, sắm vai, tiểu phẩm, diễn đàn, sân khấu tương tác, hội thi, cuộc thi, tổ chức sự kiện, hoạt động giao lưu, hoạt động chiến dịch, nhân đạo, tham quan, dã ngoại, lao động công ích

Quy trình hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Nhận diện – Khám phá => Tìm hiểu – mở rộng => thực hành – Vận dụng => Đánh giá – Phát triển.

Định hướng đánh giá: Đánh giá HS theo Thông tư 27/2020/TT- BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Đánh giá quá trình, trên sự tiến bộ về hành vi của từng học sinh, trên sản phẩm, hồ sơ hoạt động, theo tiêu chí cụ thể đặt ra về thái độ và mức độ của năng lực.

Căn cứ: tự đánh giá, bạn bè, giáo viên, cha mẹ, cộng đồng.

Tham khảo thêm:   Tóm tắt câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn (3 mẫu) Đọc: Vệt phấn trên mặt bàn - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

4. Tự nhiên xã hội:

Nội dung học tập Băn khoăn – Thắc mắc

Sách giáo khoa:

Gồm 29 bài, sắp xếp thành 2 phần lớn gồm có 6 chủ đề:

– Xã hội (Chủ đề 1, 2, 3).

Tự nhiên ( Chủ đề 4, 5, 6).

+ Thời lượng thực hiện chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là 70 tiết /năm được phân phối số tiết từng chủ đề như sau:

Chủ đề: Gia đình (10 – 11 tiết); Chủ đề: Trường học (8 – 9 tiết); Chủ đề: Cộng đồng địa phương (10 – 13 tiết); Chủ đề: Thực vật và động vật (11 – 13 tiết); Chủ đề: Con người và sức khỏe (14 – 15 tiết); Chủ đề: Trái đất và bầu trời (8 – 9 tiết).

Các hình thức tổ chức bài học:

Mỗi bài học được xây dựng với cấu trúc là một chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp, đồng thời đảm bảo cấu trúc bài học theo tiêu chuẩn sách giáo khoa quy định tại thông tư số 33/2017/ TT- BGDĐT. Từng bài học trong SGK được trình bày theo logic tiến trình hoạt động học, đi từ khởi động, khám phá để hình thành năng lực, nhận thức, tìm hiểu khoa học đến năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học. Tiến trình học tập này không chỉ phù hợp với quy luật nhận thức chung mà còn gắn nội dung bài học với việc vận dụng, giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan.

– Mỗi bài học được trình bày theo cách tiếp cận gắn với những năng lực đặc thù và gợi ý giáo viên tổ chức dạy học linh hoạt. Ở mỗi tiết, đều có cấu trúc thống nhất, bao gồm:

– Phần mở đầu

– Phần nội dung chính

– Phần kết bài học

* Cấu trúc chủ đề: Mỗi chủ đề có cấu trúc thống nhất gồm:

+ Trang chủ đề: Giới thiệu tên chủ đề và có hình vẽ minh hoạ thể hiện nội dung đặc trưng của chủ đề.

+ Các bài học trong chủ đề: Bài học cuối mỗi chủ đề đưa ra những gợi ý để nhà trường và giáo viên có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh cho học sinh.

+ Ôn tập chủ đề là hệ thống các bài tập và nhiệm vụ học tập được thể hiện qua việc hoàn thành những sơ đồ, trả lời câu hỏi, xử lý tình huống, thực hành tham quan. Tìm hiểu thực tế… Thông qua các bài tập và nhiệm vụ học tập này học sinh không chỉ được củng cố về kiến thức kỹ năng học được trong chủ đề mà còn tự đánh giá được các năng lực khoa học của bản thân.

* Cấu trúc bài học thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp, đồng thời đảm bảo cấu trúc bài học theo tiêu chuẩn sách giáo khoa quy định tại thông tư số 33/2017/TT BGDĐT.

Cấu trúc thống nhất bao gồm: Phần mở đầu( Yêu cầu cần đạt và hoạt động khởi động); Phần nội dung chính (Kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.); Phần kết bài học( Những câu ca dao, tục ngữ ngắn gọn; từ khoá…)

Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

– Khi dạy học môn tự nhiên và xã hội, giáo viên nên lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học theo các định hướng cơ bản sau:

+ Tổ chức cho học sinh được quan sát

+ Tổ chức cho học sinh được tương tác

+ Tổ chức cho học sinh được trải nghiệm

+ Lựa chọn và phối hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của từng trường, địa phương khác nhau.

– Bên cạnh các hình thức tổ chức dạy học này, dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 2 còn có các hình thức tổ chức dạy học khác như: Dạy học ngoài hiện trường, tham quan.

– Việc kết hợp các phương pháp dạy học hiệu quả sẽ kích thích và phát huy vai trò chủ động nhận thức của người học, giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, hướng dẫn và khích lệ đối với việc học tập của học sinh.

Giáo viên có thể kết hợp hiệu quả các phương pháp dạy học như phương pháp quan sát và phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp điều tra với phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề với thảo luận nhóm và tổ chức trò chơi.

Tiến trình tổ chức dạy một bài học môn Tự nhiên và Xã hội 2 theo thứ tự từ: Hoạt động khởi động => Hoạt động hình thành và phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu => Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Ở mỗi dạng hoạt động giáo viên có thể lựa chọn và sử dụng nhóm phương pháp dạy học phù hợp và có nhiều tiềm năng.

Kiểm tra, đánh giá:

Đánh giá HS theo Thông tư 27/2020/TT- BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

+ Kiểm tra là quá trình tìm kiếm, thu thập thông tin về quá trình học sinh thực hiện bài học môn Tự nhiên và Xã hội trên cơ sở đối chiếu mục tiêu và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của bài học, môn học với quá trình và kết quả đạt được. Đánh giá là quá trình xử lý thông tin qua kiểm tra được thể hiện qua thái độ và nhận xét của giáo viên về kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội của học sinh.

+ Mục đích cơ bản của đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội với sự tiến bộ của học sinh để tạo động lực học và điều chỉnh hoạt động dạy học của giáo viên và nhà trường.

5. Đạo đức:

Nội dung học tập Băn khoăn – Thắc mắc

Sách giáo khoa môn Đạo đức 2

* Quan điểm biên soạn: Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực, định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

* SGK Đạo đức 2 tiếp tục xây dựng nội dung giáo dục đạo đức xoay quanh các mối quan hệ trong CTGD 2006 (với bản thân; với người khác; với công việc; với cộng đồng, đất nước, nhân loại; với môi trường tự nhiên) nhưng thay thế các mạch nội dung bằng các phẩm chất đạo đức chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Nội dung giáo dục Đạo đức lớp 2:

Gồm tổng cộng 15 bài với 8 chủ đề

– Giáo dục đạo đức (55%)( Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm).

– Giáo dục kĩ năng sống (25%)( Kỹ năng nhận thức, quản lý bản thân; Kỹ năng tự bảo vệ).

– Giáo dục pháp luật (10%)

– Giáo dục kinh tế.

Hình thức tổ chức:

Mục tiêu của đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông là phát triển hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS, đồng thời để phù hợp với đặc điểm, năng lực tư duy trực quan của HS tiểu học, chú trọng phát huy tối đa vai trò của kênh hình, dùng hình thay chữ; đảm bảo thể’ hiện chính xác, đẹp và hợp lí những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Cấu trúc bài học trong SGK Đạo đức 2 gồm: Khởi động, Kiến tạo tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng và Ghi nhớ.

Phương pháp dạy học môn Đạo đức:

+ Vận dụng 4 nguyên tắc giáo dục phù hợp với đặc trưng môn học. Đây là những nguyên tắc chi phối toàn bộ quá trình tổ chức dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và môn Đạo đức nói riêng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.

+ Khi vận dụng các PPDH vào giờ dạy học Đạo đức 2 thì việc tổ chức hoạt động học tập cho HS cần được coi là hình thức dạy học chủ yếu và quan trọng nhất trên cơ sở phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động cho người học.

+ Một trong những nguyên tắc giáo dục đặc trưng của môn học là kết hợp sử dụng các PPDH truyền thống với các PPDH hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các PPDH đặc thù của môn học như giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; xử lý tình huống có tính thời sự về đạo đức, pháp luật và kinh tế trong cuộc sống hằng ngày; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án,…

Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức lớp 2

Đánh giá HS theo Thông tư 27/2020/TT- BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Lưu ý đối với môn Đạo đức:

+ Đánh giá các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm của HS chủ yếu bằng định tính thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét về hành vi, cách ứng xử, các biểu hiện về thái độ, tình cảm của HS khi đọc, viết, nói nghe văn bản.

+ Đánh giá các năng lực chung và năng lực đặc thù là đánh giá kết hợp cả 3 yếu tố kiến thức, kỹ năng , thái độ trong thực hiện hành vi ứng xử về đạo đức, KNS, ….

Tham khảo thêm:   Bản cam kết cách ly y tế tại nhà phòng chống dịch Covid-19 Đơn cam kết cách ly y tế

6. Giáo dục thể chất:

Nội dung học tập Băn khoăn – Thắc mắc

+ Sách GDTC 2

Quan điểm biên soạn:

– Được biên soạn dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn.

– Bảo đảm phù hợp với tâm – sinh lí lứa tuổi và quy luât phát triển thể chất của học sinh.

– Sách có tính mở, tạo điều kiện thuận lợi cho HS, GV và nhà trường.

– Tiếp nổi nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của sách Giáo dục thể chất lớp 1.

Cấu trúc sách:Gồm 3 phần chính: Kiến thức chung; Vận động cơ bản; Thể thao tự chọn.

Nội dung sách giáo khoa mang tính tích hợp liên môn với nội dung chương trình của các môn học khác, đặc biệt là: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm,… Môn học đề cao yêu cầu liên hệ và vận dụng vào thực tiễn đời sống hằng ngày.

+ Nội dung chương trình:

Thời lượng thực hiện chương trình môn học 2 tiết/tuần, 70 tiết/năm học. Cụ thể:

– Phần 1: Kiến thức chung (1 tiết)

– Phần 2: Vận động cơ bản

Chủ đề: Đội hình đội ngũ (15 tiết)

Chủ đề: Tư thế và kĩ năng vận động (26 tiết)

Chủ đề: Bài tập thể dục (8 tiết)

– Phần 3: Thể thao tự chọn (20 tiết)

+ Cấu trúc bài học:

Mỗi bài học được thiết kế bao gồm 4 phần:

Mở đầu: Khởi động và trò chơi hỗ trợ khởi động: Cung cấp những bài khởi động và trò chơi vận động nhẹ nhàng nhằm tạo sự hứng thú, vui vẻ và chuẩn bị tâm lí cho học sinh trước khi vào nội dung học mới.

Kiến thức mới: Là sự cụ thể hoá những yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình môn học. Đối với học sinh Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng, việc sử dụng những hình ảnh trực quan kèm mô tả ngắn gọn sẽ tạo hứng thú và kích thích quá trình tiếp thu của học sinh.

– Luyện tập: Gợi ý các hình thức luyện tập giúp học sinh ôn lại các kiến thức vừa học: luyện tập cá nhân, luyện tập cặp đôi, luyện tập theo nhóm. Cung cấp cho học sinh các trò chơi bổ trợ kiến thức mới để vừa củng cổ vừa giải trí sau bài học.

– Vận dụng: Giúp học sinh phát triển năng lực thông qua những câu hỏi vận dụng đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.

+ Phương pháp dạy học :

Môn Giáo dục thể chất vận dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giáo viên là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển thể chất.

Trong dạy học động tác và giáo dục tổ chất thể lực, thường sử dụng phương pháp thực hành để hình thành và phát triển thành phần năng lực vận động cơ bản. Phương pháp trò chơi được sử dụng chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thành phần năng lực hoạt động thể dục thể thao. Ngoài ra, trong dạy học môn Giáo dục thể chất còn kết hợp việc sử dụng rộng rãi dạy học hợp tác, phương pháp sử dụng lời nói và phương pháp trực quan góp phần định hướng và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực chăm sóc sức khoẻ.

+ Kiểm tra, đánh giá: Đánh giá HS theo Thông tư 27/2020/TT- BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

– Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

+Phương pháp đánh giá :

– Phương pháp quan sát.

– Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS.

– Phương pháp vấn đáp.

7. Âm nhạc:

Nội dung học tập Băn khoăn – Thắc mắc

* Sách Âm nhạc:

Quan điểm biên soạn:

+ SGK tuân thủ các quy định được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc, bao gồm: mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục.

+ Ngoài việc cung cấp kiến thức, SGK là tài liệu giúp học sinh có thể tự học, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thẩm mỹ và sáng tạo trong âm nhạc.

+ Nội dung SGK được xây dựng có tính liên thông từ cấp Tiểu học và theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính, là tiền đề cho cấp học sau.

+ Nội dung SGK được đảm bảo tính cốt lõi, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của học sinh các vùng miền.

+ Kế thừa những ưu điểm của SGK hiện hành, đồng thời tiếp thu tinh hoa của một nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Nội dung SGK gồm: 5 đề mục dựa trên các mạch nội dung chính của môn học: Hát, Đọc nhạc, Nghe nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm nhạc với các icon được thiết kế tương ứng.

+ Mỗi chủ đề sẽ được thực hiện từ 3 – 4 tiết tùy vào dung lượng nội dung và hoạt động học tập.

+ Đối với mạch nội dung nghe nhạc, ngoài việc được thiết kế như một nội dung độc lập còn được tích hợp trong các mạch nội dung dạy học khác như: tìm hiểu nhạc cụ, tác giả tác phẩm, câu chuyện âm nhạc,…

* Cấu trúc sách :

+ SGK Âm nhạc 2 tổng cộng 35 tiết, được cấu trúc theo 8 chủ đề (31 tiết); Nội dung ôn tập học kỳ và kiểm tra, đánh giá (4 tiết).

+ Mỗi chủ đề gồm các mạch nội dung chính kết hợp với các hoạt động: Khám phá; Hoạt động âm nhạc; Góc âm nhạc của em.

* Tiến trình hoạt động dạy học một nội dung hoặc một chủ đề cần đảm bảo thực hiện 4 bước:

+ Khởi động: là hoạt động gợi mở, học sinh bước đầu nhận diện được những kiến thức liên quan hoặc trọng tâm của chủ đề.

+ Hình thành kiến thức mới: là hoạt động xác định nhiệm vụ trọng tâm của nội dung dạy học hoặc một chủ đề.

+ Thực hành – Luyện tập: là hoạt động thực hành luyện tập các nội dung bài học để góp phần phát triển kiến thức và kỹ năng cho học sinh.

+ Vận dụng – Sáng tạo: là hoạt động vận dụng sáng tạo thông qua các nội dung bài học mà các em có thể tạo ra sản phẩm học tập mang tính thực tiễn cao.

* Các phương pháp dạy học:

ª Phương pháp dạy học phổ biến bao gồm:

– Phương pháp sử dụng ngôn ngữ.

– Phương pháp dạy học trực quan

– Phương pháp dạy học thực hành

– Phương pháp kiểm tra đánh giá

…. và nhiều phương pháp khác.

– Phương pháp dạy học tích cực

ª Phương pháp giáo dục âm nhạc mới như:

– Phương pháp Dalcroze

– Phương pháp Kodály

– Phương pháp Orff- Schulwerk

– Phương pháp Suzuki.

Các phương pháp trên đều dựa trên những công cụ dạy học khác nhau, nhưng vẫn có những đường hướng chung về triết lý sư phạm cũng như cách thức tiếp cận với học sinh thông qua các hoạt động âm nhạc

Áp dụng phương pháp hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:

Hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

Hình thành phát triển năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

Hình thành phát triển năng lực âm nhạc:

+ Năng lực quan sát và nhận thức âm nhạc.

+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng âm nhạc.

+ Năng lực phân tích và đánh giá âm nhạc.

* Kiểm tra, đánh giá:

Đánh giá HS theo Thông tư 27/2020/TT- BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

– Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Tham khảo thêm:   Top game Disney hay nhất trên Android

8. Mỹ thuật:

Nội dung học tập Băn khoăn – Thắc mắc

Sách Mĩ thuật 2:

* Quan điểm biên soạn: SGK Mĩ thuật được biên soạn dựa trên 4 quan điểm nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực chung, năng lực đặc thù được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn mĩ thuật.

* Cấu trúc SGK Mĩ thuật 2:

– Gồm có 5 chủ đề với 18 bài gồm 2 mạch nội dung chính mĩ thuật tạo hình (10 bài; mỗi bài 2 tiết) và mĩ thuật ứng dụng (6 bài; mỗi bài 2 tiết); 2 bài Ôn tập (Cuối kì I và Cuối năm học 3 tiết) Được thực hiện trong 35 tuần có 2 bài ôn tập và kiểm tra cuối học kì 1 và bài cuối năm.

Chủ đề 1: Đại dương mênh mông.

Chủ đề 2: Đường đến trường em.

Chủ đề 3: Gia đình nhỏ.

Chủ đề 4: Khu rừng nhiệt đới.

Chủ đề 5: Đồ chơi thú vị.

* Cấu trúc bài học SGK Mĩ thuật 2 theo TT 33/2017/ TT/ BGDĐT

– Mở đầu:

Khám phá: Huy động cảm xúc, kinh nghiệm, sự trải nghiệm về hướng trải nghiệm để hướng tới nội dung bài học.

Kiến thức mới:

Kiến tạo kiến thức – kĩ năng: Hình thành kiến thức kỹ năng mới trong bài học.

Luyện tập:

Luyện tập – sáng tạo: Luyện tập, thực hành, sáng tạo dựa trên kiến thức, kỹ năng vừa được học.

Vận dụng:

ª Phân tích – đánh giá: Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận, giao tiếp, nhận xét, rút kinh nghiệm sau luyện tập, sáng tạo để hoàn chỉnh kiến thức, kỹ năng mới.

ª Vận dụng – phát triển: Vận dụng kiến thức, kỹ năng, sản phẩm vào thực tiễn cuộc sống và các hoạt động học tập tích hợp với mĩ thuật.

* Tiến trình hoạt động dạy học: Mỗi bài học được tiến hành thông qua 5 hoạt động và ở từng hoạt động học sinh phải thực hiện một số nhiệm vụ học tập nhất định cụ thể như sau:

– Hoạt động khám phá: Học sinh có thể bắt đầu bài học bằng cách quan sát thực tế, tranh, ảnh, sản phẩm mĩ thuật hay trải nghiệm thực hành.

Hoạt động kiến tạo kiến thức – kỹ năng: Học sinh quan sát, trải nghiệm và tìm hiểu cách thực hiện để rút ra kiến thức, kỹ năng mới.

– Hoạt động luyện tập – sáng tạo: học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để thực hành, sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật cá nhân hoặc nhóm.

Hoạt động phân tích – đánh giá: học sinh tham gia trưng bày, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

– Hoạt động vận dụng – phát triển: Học sinh củng cố, vận dụng hoặc kết nối kiến thức mĩ thuật với cuộc sống và các môn học có liên quan.

* Phương pháp dạy học:

ª Để việc dạy học đạt được kết quả như mong muốn, giáo viên cần:

– Tạo điều kiện để học sinh học qua nhiều kênh.

– Chú ý đến phong cách học của từng học sinh.

– Kết hợp kiến thức của bản thân học sinh và chiến lược học tập.

– Xây dựng một môi trường học tập thân thiện, truyền cảm hứng cho học sinh.

ª Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học mĩ thuật mới mà giáo viên cần lưu ý:

– Hoạt động giáo dục mĩ thuật cần có tính liên kết và hệ thống.

– Hoạt động giáo dục mĩ thuật cần tác động được đến các loại hình trí thông minh của HS.

– Hoạt động giáo dục mĩ thuật cần hướng tới hình thành năng lực sáng tạo và các kỹ năng cho học sinh.

– Yêu cầu về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

– Yêu cầu đảm bảo phát huy tính sáng tạo của học sinh trong các hoạt động học tập.

ªÁp dụng phương pháp hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:

Hình thành phất triển phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

Hình thành phát triển năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Năng lực tự chủ và tự học.

+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

Hình thành phát triển năng lực mĩ thuật

+ Năng lực quan sát nhận thức.

+ Năng lực sáng tạo ứng dụng.

+ Năng lực phân tích đánh giá.

* Kiểm tra, đánh giá:

Đánh giá HS theo Thông tư 27/2020/TT- BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

– Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nhật ký tự bồi dưỡng sách giáo khoa lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo Nhật ký bồi dưỡng, sử dụng SGK lớp 2 năm 2021 – 2022 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *