Bạn đang xem bài viết ✅ Nhận biết màu sắc của các chất hóa học Màu sắc của các chất hóa học thường gặp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhận biết màu sắc của các chất hóa học là tài liệu vô cùng hữu ích mà hôm nay Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Nhận biết màu sắc của các chất hóa học thường gặp giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý học tập, nhanh chóng nắm được kiến thức để giải quyết các bài toán nhận biết các chất tạo thành trong phản ứng hóa học. Đây cũng là một trong những dạng bài tập trọng tâm thường xuất hiện trong các bài kiểm tra, bài thi học kì. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi.

I. Màu sắc kim loại kiềm và kiềm thổ

1. KMnO4: tinh thể màu đỏ tím.

Tham khảo thêm:   Toán 10 Bài 1: Hàm số và đồ thị Giải SGK Toán 10 trang 37, 38 - Tập 1 sách Cánh diều

2. K2MnO4: lục thẫm

3. NaCl: không màu, nhưng muối ăn có màu trắng là do có lẫn MgCl2 và CaCl2

4. Ca(OH)2: ít tan kết tủa trắng

5. CaC2O4 : trắng

II. Màu sắc Nhôm và hợp chất của nhôm

6. Al2O3: màu trắng

7. AlCl3: dung dịch ko màu, tinh thể màu trắng, thường ngả màu vàng nhạt vì lẫn FeCl3

8. Al(OH)3: kết tủa trắng

9. Al2(SO4)3: màu trắng.

III. Màu sắc Sắt và hợp chất của Sắt

10. Fe: màu trắng xám

11. FeS: màu đen

12. Fe(OH)2: kết tủa trắng xanh

13. Fe(OH)3: nâu đỏ, kết tủa nâu đỏ

14. FeCl2: dung dịch lục nhạt

15. Fe3O4 (rắn): màu nâu đen

16. FeCl3: dung dịch vàng nâu

17. Fe2O3: đỏ

18. FeO: đen.

19. FeSO4.7H2O: xanh lục.

20. Fe(SCN)3: đỏ máu

IV. Đồng và hợp chất của đồng

21. Cu: màu đỏ

22. Cu(NO3)2: dung dịch xanh lam

23. CuCl2: tinh thể có màu nâu, dung dịch xanh lá cây

24. CuSO4: tinh thể khan màu trắng, tinh thể ngậm nước màu xanh lam, dung dịch xanh lam

25. Cu2O: đỏ gạch.

26. Cu(OH)2 kết tủa xanh lơ (xanh da trời)

27. CuO: màu đen

28. Phức của Cu2+: luôn màu xanh.

V. Mangan

29. MnCl2: dung dịch: xanh lục; tinh thể: đỏ nhạt.

30. MnO2: kết tủa màu đen.

31. Mn(OH)4: nâu

VI. Màu của kẽm và hợp chất kẽm

32. ZnCl2 : bột trắng

33. Zn3P2: tinh thể nâu xám

Tham khảo thêm:   Địa lí 6 Bài 14: Nhiệt độ và mưa - Thời tiết và khí hậu Soạn Địa 6 trang 155 sách Cánh diều

34. ZnSO4: dung dịch không màu

VII. Màu Sắc của Crom và hợp chất Crom

35. CrO3 : đỏ sẫm.

36. Cr2O3: màu lục

36. CrCl2 : lục sẫm.

37. K2Cr2O7: da cam.

38. K2CrO4: vàng cam

VIII. Màu Sắc của Ag và hợp chất Ag

39. Ag3PO4: kết tủa vàng

40. AgCl: trắng.

41. Ag2CrO4: đỏ gạch

IX. Nhận biết một số màu của hidroxit

Mg(OH)2 tạo kết tủa màu trắng

Al(OH)3 kết tủa ở dạng keo trắng

Zn(OH)2 kết tủa màu trắng

Fe(OH)2kết tủa có màu trắng xanh.

Fe(OH)3 có kết tủa màu nâu đỏ.

Cu(OH)2 có màu xanh lơ.

X. Các hợp chất khác

42. As2S3, As2S5: vàng

43. Mg(OH)2: kết tủa màu trắng

44. B12C3 (bo cacbua): màu đen.

45. Ga(OH)3, GaOOH: kết tủa nhày, màu trắng

46 .GaI3: màu vàng

47. InI3: màu vàng

48. In(OH)3: kết tủa nhày, màu trắng.

49. Tl(OH)3, TlOOH: kết tủa nhày, màu hung đỏ

50. TlI3: màu đen

51. Tl2O: bột màu đen

52. TlOH: dạng tinh thể màu vàng

53. PbI2: vàng tươi, tan nhiều trong nước nóng

54. Au2O3: nâu đen.

55. Hg2I2; vàng lục

56. Hg2CrO4: đỏ

57. P2O5(rắn): màu trắng

58. NO (k): hóa nâu trong ko khí

59. NH3 làm quỳ tím ẩm hóa xanh

60. Kết tủa trinitrat toluen màu vàng.

61. Kết tủa trinitrat phenol màu trắng.

XI. Màu của ngọn lửa

62. Muối của Li cháy với ngọn lửa màu đỏ tía

63. Muối Na ngọn lửa màu vàng

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1383/QĐ-TTG Về việc phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2004 - 2011

64. Muối K ngọn lửa màu tím

65. Muối Ba khi cháy có màu lục vàng

66. Muối Ca khi cháy có ngọn lửa màu cam

Các màu sắc của các muối kim loại khi cháy được ứng dụng làm pháo hoa

XII. Màu của các nguyên tố

67. Li-màu trắng bạc

68. Na-màu trắng bạc

69. Mg-màu trắng bạc

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung tài liệu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nhận biết màu sắc của các chất hóa học Màu sắc của các chất hóa học thường gặp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *