Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị quyết 139/NQ-CP Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 09/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Theo đó, Nghị quyết đã ban hành, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cắt giảm triệt để các chi phí bất hợp lý về kinh doanh, tạo dựng một môi trường kinh doanh chi phí thấp, ổn định; khuyến khích đầu tư, gia nhập thị trường và cạnh tranh. Cụ thể:

  • Cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không cần thiết.
  • Cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về đầu tư, đất đai, nộp thuế,…
  • Công khai 100% các hoạt động thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý trên mạng internet của cơ quan có thẩm quyền
  • Chi phí thuế và bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp theo Chỉ số Môi trường kinh doanh giảm xuống mức trung bình ASEAN 4.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 139/NQ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2018

NGHỊ QUYẾT 139/NQ-CP

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CẮT GIẢM CHI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thương kỳ tháng 10 năm 2017;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
– Các Hiệp hội doanh nghiệp;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (2) 215

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

CỦA CHÍNH PHỦ CẮT GIẢM CHI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ)

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Trong những năm gần đây, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật là một trọng tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành. Nhiều Nghị quyết của Chính phủ đã và đang được triển khai thực hiện, trong đó tập trung vào cải cách thể chế và thủ tục hành chính, thuận lợi hóa các hoạt động kinh doanh. Việc thực hiện các Nghị quyết này đã góp phần giảm gánh nặng chi phí kinh doanh nói chung và chi phí tuân thủ pháp luật nói riêng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn còn những hạn chế, bất cập và cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp nhiều hơn nữa. Các chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới tuy có cải thiện đáng kể nhưng thứ hạng của nhiều chỉ số còn thấp khá xa so với các nước trong khu vực; trong đó năm 2018, tổng mức thuế và chi phí bảo hiểm doanh nghiệp Việt Nam phải nộp chiếm 38,1% lợi nhuận trước thuế, trong khi con số này ở Thái Lan là 28,7%, ở Indonesia là 30%. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy 59,3% doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức; lãnh đạo của khoảng 30% doanh nghiệp phải dành hơn 10% quỹ thời gian cho tìm hiểu và tuân thủ quy định pháp luật; 44% doanh nghiệp cho rằng thủ tục thuê, mua đất phức tạp; 16% doanh nghiệp cho rằng giá đất theo quy định nhà nước cao.

Để góp phần cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và năng suất của nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, cải cách mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là cắt giảm các chi phí bất hợp lý, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

II. MỤC TIÊU

– Mục tiêu tổng quát: Cắt giảm triệt để các chi phí bất hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; tạo dựng một môi trường kinh doanh chi phí thấp, ổn định; khuyến khích đầu tư, gia nhập thị trường và cạnh tranh.

– Mục tiêu cụ thể:

+ Cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không cần thiết, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định có liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh; hạn chế tối đa việc ban hành mới các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, không cần thiết;

Tham khảo thêm:   KHTN Lớp 6 Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 133

+ Đến năm 2020, cắt giảm, đơn giản hóa quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, nộp thuế và bảo hiểm xã hội để đạt điểm số trung bình của ASEAN 4 theo Chỉ số Môi trường kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới;

+ Đến năm 2020, giảm một nửa tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp cùng ngành phải chi trả chi phí không chính thức theo Khảo sát PCI đến năm 2020;

+ Đến năm 2020, công khai 100% các hoạt động thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý trên trang mạng internet của cơ quan có thẩm quyền;

+ Đến năm 2020, chi phí thuế và bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp theo Chỉ số Môi trường kinh doanh giảm xuống mức trung bình ASEAN 4.

III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

1. Về chi phí tuân thủ pháp luật

a) Về chi phí tuân thủ pháp luật về gia nhập thị trường

– Các bộ, ngành, địa phương

+ Thực hiện nghiêm nhiệm vụ cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh như đã nêu Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ, đảm bảo tuân thủ Điều 7 Luật Đầu tư 2014.

+ Rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật theo hướng không quy định các nội dung có tính chất điều kiện kinh doanh.

+ Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.”

+ Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh.

+ Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các chế độ báo cáo theo yêu cầu tại Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước” để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan

+ Sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng làm rõ khái niệm, nội hàm của cụm từ “điều kiện kinh doanh” để làm cơ sở đánh giá, theo dõi hệ thống quy định pháp luật về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; đảm bảo phân biệt rõ khái niệm điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật.

+ Hàng năm xây dựng báo cáo về hệ thống quy định pháp luật về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (bao gồm cả các quy định nằm ở các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nếu có), kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong phụ lục của Luật Đầu tư về ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo hướng loại bỏ những ngành nghề không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích công cộng, không có tính đặc thù có thể quản lý bằng hình thức khác, điều chỉnh phạm vi kiểm soát đối với một số ngành, lĩnh vực có tác động hẹp.

+ Đơn giản hóa mẫu biểu, tờ khai về đăng ký doanh nghiệp; giảm thành phần giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

+ Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đăng ký hộ kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu phương án liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh.

+ Hoàn thiện trang đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin doanh nghiệp trực tuyến theo hướng trực quan hơn (hướng dẫn ngay trên màn hình), dễ sử dụng hơn, các chức năng hoạt động tốt hơn.

+ Sửa đổi Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã theo hướng hợp nhất thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hợp tác xã.

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Cục thuế xây dựng cơ chế liên thông về đăng ký thành lập doanh nghiệp, khai báo nộp thuế, khai báo lao động và khai báo đối tượng người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.

– Bộ Tư pháp tăng cường vai trò thẩm định dự thảo các văn bản pháp luật về điều kiện kinh doanh để đảm bảo các quy định ban hành mới tuân thủ đúng tinh thần của Luật Đầu tư 2014, không có các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý.

– Bộ Khoa học và Công nghệ

+ Trên cơ sở khái niệm, nội hàm của cụm từ “điều kiện kinh doanh” được quy định tại Luật Đầu tư sửa đổi, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo hướng đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật không quy định nội dung về điều kiện kinh doanh.

+ Tăng cường vai trò thẩm định dự thảo các văn bản pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để đảm bảo các quy định ban hành mới tuân thủ đúng tinh thần của Luật Đầu tư 2014, không có các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý.

– Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính hàng năm công bố báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp chủ động, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, rà soát các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

– Văn phòng Chính phủ

+ Đẩy nhanh việc thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 để tạo cơ sở cắt giảm chi phí giao dịch giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước;

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Tiếng Anh các trường THPT Chuyên trên cả nước (có đáp án) Đề thi thử Đại học môn Tiếng Anh năm 2017 có đáp án

+ Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai Quyết định số 985/QĐTTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 ban hành kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Về chi phí tuân thủ pháp luật về xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh

– Bộ Xây dựng rà soát, sửa đổi, bổ sung, cắt giảm các quy định không cần thiết về thủ tục lập quy hoạch, giấy phép quy hoạch, thủ tục xin phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh.

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật để thống nhất trình tự, thủ tục cấp phép dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước, khu vực biển và xây dựng công trình theo hướng thống nhất các thủ tục thành một thủ tục liên thông để nhà đầu tư không phải làm thủ tục nhiều lần, tại nhiều cơ quan; thủ tục liên thông bao gồm các khâu: chấp thuận chủ trương đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, mặt nước, khu vực biển, quy hoạch, giao hoặc cho thuê đất, mặt nước, khu vực biển (nếu có); ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thực hiện liên thông thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai và môi trường.

– Bộ Công an rà soát các quy định phòng cháy, chữa cháy theo hướng làm rõ các quy định, giảm thiểu các yêu cầu không cần thiết đối với các công trình có thể dùng chung trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy cho doanh nghiệp.

2. Về chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh

a) Về chi phí tín dụng và dịch vụ ngân hàng

– Các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực, góp phần giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

+ Nghiên cứu, xây dựng hành lang pháp lý cho các ngân hàng thương mại nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ví dụ: Nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (BPO-Bank Payment Obligation), Tài trợ chuỗi giá trị (Value Chain Finance), v.v.

+ Nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh, kết nối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, kinh doanh của các định chế tài chính quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc thị trường.

+ Tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng tiếp cận thông tin tín dụng của khách hàng vay tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

+ Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật yêu cầu các tổ chức tín dụng công khai, minh bạch các quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp có cơ sở tiếp cận, lựa chọn dịch vụ, chi phí phù hợp, và có cơ sở để giám sát chất lượng dịch vụ.

+ Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến (thanh toán di động, ví điện tử, QRCode, v.v.) để giảm chi phí phát sinh trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam.

+ Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay khi có điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.

b) Về chi phí lao động

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi pháp luật về bảo hiểm xã hội điều chỉnh tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo hướng hài hòa quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động.

c) Về chi phí khoa học công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ

– Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ khoa học công nghệ, bao gồm dịch vụ nghiên cứu – phát triển, dịch vụ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm; khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ còn ít nhà cung cấp, đảm bảo thị trường có cạnh tranh để giảm chi phí cho doanh nghiệp sản xuất.

– Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

– Nghiên cứu, xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho giai đoạn tới, bảo đảm hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp cao hơn.

d) Về chi phí logistics và thương mại qua biên giới

– Bộ Tài chính

+ Chủ trì, đôn đốc các bộ, ngành thực hiện đầy đủ việc xây dựng Một cửa quốc gia, Một cửa ASEAN và Thuận lợi hóa thương mại; sáu tháng một lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ thực hiện và giải pháp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ này.

+ Thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định của Chính phủ tại các trạm thu tiền dịch vụ đường bộ của các dự án BOT theo đúng lộ trình, thực hiện kết nối điện tử giữa trạm thu giá và cơ quan thuế theo lộ trình của Bộ Tài chính; chia sẻ thông tin cho Bộ Giao thông vận tải khi cần để đàm phán với chủ đầu tư và làm cơ sở cho các nghiên cứu dự án mới.

Tham khảo thêm:   Tranh tô màu Doremon cho bé Bộ sưu tập tranh tô màu tranh cho bé

– Bộ Giao thông vận tải

+ Rà soát các hợp đồng BOT giao thông, đàm phán với nhà đầu tư để giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư và các tổ chức tín dụng tài trợ cho dự án xây dựng đường bộ để kinh doanh trên nguyên tắc hài hòa hóa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng; định kỳ hàng năm Bộ Giao thông vận tải thực hiện thống kê, rà soát, lập phương án bán quyền thu tiền sử dụng dịch vụ tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

+ Xây dựng lộ trình phù hợp để yêu cầu các Chủ đầu tư thực hiện Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng nhằm giảm thời gian và giám sát lưu lượng xe qua trạm.

– Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại chỉ đạo các bộ ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics của Ngân hàng Thế giới (World Bank Logistics Performance Index) và Chỉ số Thuận lợi hóa thương mại của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD Trade Facilitation Indicators).

3. Về phí, lệ phí, tiền thuê đất và tiền khai thác tài nguyên

a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành, đề xuất lên Hội đồng nhân dân cùng cấp phương án giảm phí, lệ phí phù hợp với quy định pháp luật; đảm bảo các loại phí tuân thủ đúng nguyên tắc “cơ bản bù đắp chi phí” được quy định trong Luật Phí và Lệ phí năm 2015; giải thích công khai cơ sở tính phí, lệ phí.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất phương thức, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo hướng giảm bớt gánh nặng tài chính doanh nghiệp.

4. Về chi phí không chính thức

a) Các bộ, ngành, địa phương

– Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp.

– Xây dựng các tài liệu hướng dẫn tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình; đảm bảo quy định pháp luật về kinh doanh dễ hiểu, dễ tuân thủ, không hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

– Công khai các tài liệu hướng dẫn, giải thích các điểm chưa rõ, khó hiểu trong quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử; trường hợp pháp luật không rõ, không giải thích theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp; thống nhất áp dụng pháp luật cho các trường hợp tương tự, không phân biệt đối xử.

– Xây dựng quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức khi phục vụ công dân, doanh nghiệp; tổ chức tập huấn cho các bộ, công chức trực thuộc. Cần công khai minh bạch, chống tham nhũng, đặc biệt là nạn đưa hối lộ và nhận hối lộ ở mọi cán bộ công chức, ở mọi cấp chính quyền.

– Tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức về các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo và chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi hành công vụ.

– Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công khai, minh bạch hoạt động quản lý nhà nước; đẩy mạnh triển khai xây dựng Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh tập trung để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết.

– Thực hiện nghiêm nhiệm vụ nêu tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

– Tổ chức khảo sát ý kiến người dân và doanh nghiệp về chất lượng hành chính công và chi phí không chính thức ở cấp Sở, ngành, huyện theo mô hình dân chấm điểm, công khai kết quả và yêu cầu các Sở, ngành, huyện có giải pháp nâng cao chất lượng hành chính công và cắt giảm chi phí không chính thức.

– Chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, phản ảnh, khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp, của công dân kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Người đứng đầu chính quyền các cấp phải giành thời gian thích đáng tiếp công dân theo quy định, giải quyết hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

– Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

b) Văn phòng Chính phủ tham mưu giúp Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của doanh nghiệp về các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức các cấp; xây dựng các công cụ hiện đại tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của doanh nghiệp và người dân về hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức (ví dụ như phần mềm điện thoại thông minh, diễn đàn truyền thông xã hội).

………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị quyết 139/NQ-CP Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *