Ngày 30/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 112/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. Theo đó, đơn giản hóa các lĩnh vực như: xuất nhập cảnh, trong quản lý cơ giới đường bộ, lĩnh vực an ninh trật tự. Đặc biệt không cần mang sổ hộ khẩu, CMND khi làm các thủ tục sau:
- Đăng ký, cấp biển số xe (thực hiện tại cấp trung ương, cấp tỉnh)
- Đổi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (thực hiện tại cấp trung ương, cấp tỉnh)
- Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (thực hiện tại cấp trung ương, cấp tỉnh)
- Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (thực hiện tại cấp trung ương, cấp tỉnh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, GIẤY TỜ CÔNG DÂN
LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DÂN CƯ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG AN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an kèm theo Nghị quyết này.
Điều 2. Giao Bộ Công an căn cứ nội dung Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được Chính phủ thông qua tại Điều 1 Nghị quyết này, trong phạm vi thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm hoàn thành, vận hành của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trong quá trình thực hiện, nếu có văn bản quy phạm pháp luật mới sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ các thủ tục hành chính nêu trong phương án đã được phê duyệt tại Nghị quyết này thì Bộ Công an chủ động triển khai, thực thi phương án theo nội dung quy định tại văn bản quy phạm pháp luật mới, đồng thời thông báo đến Ban Chỉ đạo Đề án 896.
Điều 3. Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp vướng mắc của Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ trong quá trình thực thi Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Công an và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, GIẤY TỜ CÔNG DÂN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DÂN CƯ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG AN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ)
A. NỘI DUNG ĐƠN GIẢN HÓA
I. LĨNH VỰC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH
1. Nhóm thủ tục cấp giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam ở nước ngoài (thực hiện tại cấp trung ương và cấp tỉnh)
a) Bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người đề nghị và thân nhân ở nước ngoài” quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BCA-BNG ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BCA-BNG ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông và giấy thông hành cho công dân Việt Nam ở nước ngoài theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
b) Tại Tờ khai đề nghị xác nhận nhân sự cho thân nhân là công dân Việt Nam hiện ở nước ngoài (Mẫu X03) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BCA-BNG ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao:
– Bỏ thông tin về “Nam/Nữ; Sinh ngày… tháng… năm…; Nơi sinh; Ngày cấp; Nơi cấp; Địa chỉ cư trú” và thay thế số chứng minh nhân dân bằng số định danh cá nhân đối với phần thông tin người khai.
– Bỏ thông tin về “Quan hệ giữa người đứng khai và thân nhân ở nước ngoài: Giấy tờ chứng minh mối quan hệ, gồm…”.
– Bỏ xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn nơi người đề nghị cư trú.
c) Rút ngắn thời gian xác minh giải quyết thủ tục hành chính tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh từ 25 ngày làm việc xuống còn 20 ngày làm việc quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BCA-BNG ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao.
2. Nhóm thủ tục:
– Cấp hộ chiếu phổ thông (thực hiện tại cấp trung ương và cấp tỉnh);
– Cấp lại hộ chiếu phổ thông (thực hiện tại cấp trung ương và cấp tỉnh);
– Sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông (thực hiện tại cấp trung ương và cấp tỉnh).
a) Tại Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (mẫu X01) ban hành kèm theo Thông tư số 29/2016/TT-BCA ngày 06 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông trong nước cho công dân Việt Nam:
Bỏ thông tin về “Nam/Nữ; Sinh ngày… tháng… năm…; Ngày cấp; Nơi cấp Dân tộc; Tôn giáo; Địa chỉ thường trú; Cha: họ và tên…. sinh ngày…; Mẹ: họ và tên…. sinh ngày…; Vợ/chồng: họ và tên… sinh ngày…” và thay thế số chứng minh nhân dân bằng số định danh cá nhân.
b) Bổ sung cách thức thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông qua dịch vụ công trực tuyến.
c) Bỏ giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung điều chỉnh (gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) đối với nhóm thủ tục “Sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông” (thực hiện tại cấp trung ương và cấp tỉnh) quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 29/2016/TT-BCA ngày 06 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công an.
3. Nhóm thủ tục:
– Cấp thẻ ABTC (lần đầu) cho doanh nhân Việt Nam tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an;
– Cấp lại thẻ ABTC cho doanh nhân Việt Nam tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
a) Bổ sung cách thức thực hiện thủ tục cấp thẻ ABTC cho doanh nhân Việt Nam qua dịch vụ công trực tuyến.
b) Tại Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại thẻ ABTC (mẫu X05) ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BCA ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC:
Bỏ thông tin về “Nam, Nữ/Sex: Male/Female; Sinh ngày… tháng… năm…, tại… /Date of birth (Day/Month/Year)…. at…; Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú/Permanent resident address” và bổ sung số định danh cá nhân.
4. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận về nước cho nạn nhân là công dân Việt Nam bị mua bán ra nước ngoài tại Công an cấp tỉnh
Tại Tờ khai dùng cho nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về (Phụ lục 1) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao ngày 10 tháng 02 năm 2014 hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán:
Bỏ thông tin về “Giới tính; Sinh ngày; Nơi sinh; Dân tộc; Quốc tịch; Họ và tên cha:… Năm sinh:…, Họ và tên mẹ:… Năm sinh:…, Họ và tên vợ/chồng (nếu có):… Năm sinh:…, Địa chỉ cư trú của cha/mẹ/vợ/chồng tại Việt Nam; Nơi thường trú hoặc tạm trú trước khi ra nước ngoài. Bổ sung số định danh cá nhân và nơi ở hiện nay (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú) (nếu có).
5. Các thủ tục:
– Cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào cho công dân Việt Nam tại Công an cấp tỉnh;
– Cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào cho cán bộ, công nhân, viên chức Việt Nam tại Công an cấp tỉnh.
a) Tại Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành biên giới (mẫu TK7) ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Công an hướng dẫn cấp giấy thông hành biên giới cho công dân Việt Nam sang Lào và giấy phép đến các tỉnh, thành phố của Việt Nam cho công dân Lào:
Bỏ thông tin về “Nam/Nữ; Sinh ngày… tháng… năm… Nơi sinh; Ngày cấp, Nơi cấp; Dân tộc; Tôn giáo; Địa chỉ thường trú/tạm trú” và thay thế số chứng minh nhân dân bằng số định danh cá nhân.
b) Bãi bỏ yêu cầu xuất trình hộ khẩu và chứng minh nhân dân để đối chiếu khi nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 41/2011/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Công an.
6. Thủ tục Cấp giấy thông hành biên giới cho cán bộ, viên chức, công nhân sang Campuchia tại Công an cấp tỉnh biên giới tiếp giáp với Campuchia
a) Tại Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành biên giới (Mẫu TK6) ban hành kèm theo Thông tư số 42/2011/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Campuchia cho cán bộ, viên chức, công nhân Việt Nam sang Campuchia tại Công an cấp tỉnh biên giới tiếp giáp Campuchia:
Bỏ thông tin về “Nam/Nữ; Sinh ngày… tháng… năm… Nơi sinh; Ngày cấp, Nơi cấp; Dân tộc; Tôn giáo; Địa chỉ thường trú/tạm trú” và thay thế số chứng minh nhân dân bằng số định danh cá nhân.
b) Bãi bỏ yêu cầu xuất trình chứng minh nhân dân của cán bộ, nhân viên khi nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 42/2011/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Công an.
7. Thủ tục Cấp giấy thông hành nhập, xuất cảnh cho công dân Việt Nam sang du lịch các tỉnh, thành phố biên giới Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam tại Công an cấp tỉnh
a) Tại Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh dùng cho công dân Việt Nam xuất nhập cảnh sang các thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam (mẫu TK8) ban hành kèm theo Thông tư số 43/2011/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp giấy thông hành nhập, xuất cảnh cho công dân Việt Nam sang các tỉnh, thành phố biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam:
Bỏ thông tin về “Nam/Nữ; Sinh ngày… tháng… năm… Nơi sinh; Ngày cấp, Nơi cấp; Dân tộc; Tôn giáo; Địa chỉ thường trú/tạm trú” và thay thế số chứng minh nhân dân bằng số định danh cá nhân.
b) Bỏ thành phần hồ sơ gồm bản sao giấy khai sinh vả bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa trẻ em và người giám hộ; bỏ yêu cầu xuất trình chứng minh nhân dân để kiểm tra, đối chiếu quy định tại Điều 4 Thông tư số 43/2011/TT-BCA ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Công an.
8. Các thủ tục:
– Cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc ở Công an cấp huyện;
– Cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc ở Công an cấp xã.
a) Tại Tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành xuất nhập cảnh dùng cho công dân Việt Nam xuất nhập cảnh sang vùng biên giới của Việt Nam – Trung Quốc (mẫu TK9) ban hành kèm theo Thông tư số 67/2013/TT-BCA ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công an quy định việc, cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho công dân Việt Nam qua lại biên giới Việt Nam – Trung Quốc:
Bỏ thông tin về “Nam/Nữ; Ngày sinh:… tháng… năm… Nơi sinh; Ngày cấp, Nơi cấp; Dân tộc; Tôn giáo; Địa chỉ thường trú” và thay thế số chứng minh nhân dân bằng số định danh cá nhân.
b) Bỏ yêu cầu xuất trình chứng minh nhân dân; giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu đối với người dưới 14 tuổi đối với thủ tục “Cấp giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới cho công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc ở Công an cấp xã” quy định tại Điều 6 Thông tư số 67/2013/TT-BCA ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công an.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị quyết 112/NQ-CP Không cần mang hộ khẩu, CMND khi làm thủ tục sang tên xe của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.