Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị quyết 11-NQ/TW Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 03/06/2017 Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ban hành. ” Điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp với thị trường – là một trong những nội dung nổi bật được đề cập tại Nghị quyết 11-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Theo đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng nêu ra các nhiệm vụ để hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, như là:

  • Rà soát và điều chỉnh khung giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi gọn là giá đất) phù hợp với thị trường ở từng địa phương.
  • Cải cách mạnh mẽ các chính sách tài chính về đất đai theo hướng đơn giản, ổn định, công khai, minh bạch và công bằng.
  • Nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thuế tài sản, nhất là về đất đai, bất động sản.

Nội dung Nghị quyết 11-NQ/TW

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
——-

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
——o0o——-

Số: 11-NQ/TW

Hà Nội ngày 3 tháng 6 năm 2017

NGHỊ QUYẾT

HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII

VỀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

1– Qua hơn 30 năm đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, Đảng ta luôn quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, rút ra các bài học kinh nghiệm, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển, góp phần quan trọng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại, hội nhập quốc tế.

– Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, có nhiều đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với luật pháp quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thực hiện cam kết hội nhập quốc tế. Chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp phát triển đa dạng. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản được thể chế hóa tương đối đầy đủ. Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Việc đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh; kinh tế tập thể được quan tâm đổi mới; kinh tế tư nhân ngày càng được coi trọng; đội ngũ doanh nhân không ngừng lớn mạnh; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được kết quả tích cực.

– Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu vực và thế giới. Hầu hết các loại giá hàng hóa, dịch vụ được xác lập theo cơ chế thị trường. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện và thông thoáng hơn; quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được bảo đảm hơn.

– Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Các cơ chế, chính sách đã chú trọng kết hợp giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội cho người dân tham gia và nhận được thành quả từ quá trình phát triển kinh tế. Phương thức lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Nhà nước từng bước được đổi mới phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tham khảo thêm:   Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên khi vi phạm kỷ luật

2– Tuy nhiên, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực hiện còn chậm. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán; còn có biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.

– Hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận một số nguồn lực xã hội chưa bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế. Cải cách hành chính còn chậm. Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, mức độ minh bạch, ổn định chưa cao. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ. Quyền sở hữu tài sản chưa được bảo đảm thực thi nghiêm minh.

– Một số loại thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém hiệu quả. Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa được xác lập thật sự theo cơ chế thị trường.

– Thể chế bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn nhiều bất cập. Bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu – nghèo có xu hướng gia tăng. Xóa đói, giảm nghèo còn chưa bền vững.

– Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới về kinh tế. Cơ chế kiểm soát quyền lực, phân công, phân cấp còn nhiều bất cập. Quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hiệu lực, hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả chưa cao, thiếu chủ động trong phòng ngừa và xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.

3- Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan, đặc biệt là do: Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đủ rõ. Tư duy bao cấp còn ảnh hưởng nặng nề. Năng lực xây dựng và thực thi thể chế còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu thiếu quyết liệt, hiệu quả thấp và chưa nghiêm. Vai trò, chức năng, phương thức hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị chậm đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU

1- Quan điểm chỉ đạo

– Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Mượn rượu tỏ tình

– Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

– Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình phát triển liên tục; kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

– Hoàn thiện thể chế kinh tế đi đôi với hoàn thiện thể chế chính trị mà trọng tâm là đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và cán bộ. Có bước đi phù hợp, vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện. Xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ của Nhà nước, thị trường và xã hội phù hợp với kinh tế thị trường; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.

– Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị. Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2- Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển nhanh và bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

Phấn đấu hoàn thiện một bước đồng bộ hơn hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Mục tiêu đến năm 2030

Hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

III- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 1 Đề thi thử Đại học môn Hóa có đáp án

1- Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

– Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

– Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện ở chỗ kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn hơn 30 năm đổi mới; có hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên thế giới; vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế phổ biến. Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế được nhất quán xác lập và tăng cường thông qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, lấy con người làm trung tâm, vì mọi người và do con người; phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.

– Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật. Khuyến khích làm giàu hợp pháp. Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

– Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị quyết 11-NQ/TW Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *