Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị luận về câu tục ngữ Hùm chết để da, người ta chết để tiếng (Dàn ý + 5 Mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com, sau đây xin giới thiệu đến tất cả các bạn một số bài văn mẫu lớp 10: Nghị luận về câu tục ngữ Hùm chết da, người ta chết để tiếng, đã được chúng tôi đăng tải tại đây.

Để có thể giúp cho tất cả các bạn học sinh lớp 10, bổ sung thêm nhiều kiến thức Ngữ văn thì, sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo dàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu Nghị luận về câu tục ngữ Hùm chết da, người ta chết để tiếng.

Dàn ý nghị luận Hùm chết để da, người ta chết để tiếng

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát và khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Câu tục ngữ là bài học sâu sắc về giá trị làm người: con người phải sống thật tốt để lưu lại tiếng thơm mai sau.

II. Thân bài:

– Giải thích nội dung ý nghĩa câu tục ngữ “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”.

– “Hùm chết để da”: Hùm tùy là một động vật hung dữ nhưng khi chết đi vẫn để lại bộ da quý giá.

– “người ta chết để tiếng”: Khi con người chết đi thì tiếng tăm vẫn còn tồn tại về sau.

– Nội dung của cả câu tục ngữ: là bài học đúng đắn về giá trị làm người: phải cố gắng sống thật tốt, thật đẹp để lưu lại tiếng thơm sau khi đã mất và tránh làm điều xấu, điều sai trái để lại tiếng xấu lưu truyền.

-Giải thích vì sao “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”.

– Khi con người sống tốt thì khi chết đi sẽ nhận được sự kính trọng, ngưỡng vọng của người đời sau.

– Những vị anh hùng vĩ đại trong lịch sử dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm sẽ sống mãi cùng non sông đất nước: những anh hùng thương binh liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng,…

– Những người tài giỏi có cống hiến to lớn đối với sự phát triển của nhân loại.

– Khi con người ta gây nên tội ác và làm những việc xấu xa, trái với đạo lý thì sẽ bị lên án, phê phán ngay cả khi đã chết.

– Những nhân vật như mẹ con Cám, Lí Thông,… vẫn luôn bị người đọc lên án.

– Những kẻ gây ra tội ác không chỉ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật mà còn phải đối mặt với tòa án của lương tâm và đạo đức.

– Rút ra bài học và liên hệ bản thân.

– Mỗi một con người cần rèn luyện cho mình lối sống lành mạnh, tích cực.

– Thế hệ thanh thiếu niên học sinh cần xác định mục tiêu, lý tưởng sống cao đẹp, đúng đắn cố gắng đạt được mục tiêu một cách lành mạnh nhất.

III. Kết bài:

– Khẳng định tầm đúng đắn và ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.

Nghị luận Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Mẫu 1

Trong cuộc sống để trở thành những người có ích cho xã hội chúng ta cần có những phẩm chất cao đẹp, ngay từ khi là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta đã được học những điều đó như câu tục ngữ đã nói Hùm chết để da người chết để tiếng.

Hùm là một loài rất hung giữ nhưng khi nó chết đi nó vẫn để lại danh tiếng thơm cho mình, kể cả như con người cũng vậy khi sống chúng ta làm những điều tốt đẹp chúng ta sẽ được vinh danh và trở thành những người tốt thật sự. Câu nói trên ý muốn nói con người cần phải sống tốt để khi chết đi học vẫn có những danh tiếng thơm cho mình, do có sự chiêm nghiệm của cuộc sống ông cha ta đã đúc kết lên những kinh nghiệm thật hay, thật hào hứng và đúng đắn. Khi được sống ta hãy sống như thế nào cho đúng với lương tâm và những con người thật sự. Như Tố Hữu đã từng nói “ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn”, những câu đó được các cha ông đi trước để lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau những bài học thật đúng đắn, chúng ta hãy sống cho những nghĩa cử cao đẹp. Nguyễn Trãi một thi nhân lớn của dân tộc Việt Nam đã để lại cho đời những tiếng thơm khi bỏ lại những giàu sang chức tước để về ở ẩn để lại tiếng thơm cho đời, muốn giữ lại tiếng thơm cho mình ông đã lui về ở ẩn, cho dù về ở ẩn tâm trạng không nguôi lo cho đất nước nhưng ông vẫn muốn giữ lấy những phẩm chất cao đẹp không muốn phẩm chất của mình bị bôi nhọ, ông chọn cách giữ cho mình thanh danh cao đẹp.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tri thức là sức mạnh (3 mẫu) Nghị luận xã hội về tri thức là sức mạnh

Là những người công dân của Việt nam chúng ta đã được học những bài học quý giá về một con người có ích cho xã hội này, những người công dân thật sự tốt phải là những người công dân có tu dưỡng đạo đức và có những nghĩa cử cao đẹp, chúng ta phải sống là những người có đạo đức có văn hóa có như vậy khi chết đi mới để lại tiếng thơm cho đời.

Nhiều những công dân chưa thực sự hiểu được thanh danh của 1 con người quan trọng thế nào vì vậy khi học sống họ đã để nó bị bôi nhọ bởi những lợi ích trước mắt, nhiều người chỉ vì những đồng tiền học đã tham gia vào con đường cờ bạc nghiện ngập, rồi khi quay sang hết tiền thì lại trộm cắp giết người cướp của đó quả thật là những điều cực kỳ xấu và sẽ bị xã hội lên án trầm trọng, và con người chúng ta sẽ không thể có tiếng tốt được không chỉ cá nhân đó bị ảnh hưởng mà toàn bộ cả gia đình và học hàng đều mạng họa lây.

Nghị luận Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Mẫu 2

“Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười!”. Câu nói trên đã thể hiện một quan điểm đúng đắn về bài học làm người: phải cố gắng sống thật tốt khi nhắm mắt xuôi tay, sự ra đi của bản thân sẽ để lại sự nuối tiếc trong lòng những người ở lại. Bàn về vấn đề này, ông cha ta từng nói: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Câu tục ngữ là một bài học vô cùng đúng đắn nhắc nhở con người ta sống xứng đáng với giá trị của bản thân, hướng tới lối sống tích cực để tạo được ấn tượng tốt trong lòng mọi người.

Để hiểu rõ nội dung của câu tục ngữ, trước hết chúng ta cần phải hiểu “Hùm chết để da” là gì. “Hùm” là một loài động vật hoang dã, thuộc họ ăn thịt và rất hung dữ khiến cho các loài động vật khác không dám lại gần. Tuy vậy nhưng khi chết đi, loài vật này vẫn để lại bộ da đẹp đẽ và quý hiếm. “Người ta chết để tiếng” diễn tả sự thật sau khi con người chết đi, thể xác trở về với cát bụi nhưng những hành động, việc làm, tiếng tăm lúc còn sống sẽ tồn tại về sau. Hình ảnh cụ thể “hùm chết để da” được đặt cạnh hình ảnh trừu tượng “người chết để tiếng” đã khái quát một cách ngắn gọn bài học về giá trị làm người vô cùng sâu sắc. Con người phải sống đẹp, sống tốt để khi chết đi thì tiếng thơm còn mãi, ngược lại không được có lối sống xấu xa, trái với đạo lí để tránh khi chết đi, tiếng xấu không thể xóa mờ.

Vậy thì vì sao con người ta cần phải sống tốt để lưu danh muôn đời? Bởi chỉ khi sống tốt đẹp, không làm những việc xấu xa, chúng ta mới tìm thấy được giá trị tồn tại đích thực của bản thân và nhận được sự tôn trọng từ người khác. Và một mai khi không còn trên đời nữa, thì chúng ta vẫn được nhớ đến với những ấn tượng tốt đẹp. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đã có biết bao tấm gương minh chứng cho điều này. Những vị anh hùng như Quang Trung Nguyễn Huệ, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt,… vẫn luôn sống mãi cùng non sông đất nước. Thậm chí bức chân dung của họ còn ngời sáng và trở thành bức tượng đài bất tử để giáo dục con cháu mai sau bài học về tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ đất nước trước hiểm họa xâm lăng. Đến giai đoạn lịch sử hiện đại, trong công cuộc gian khổ chống lại đế quốc Mỹ, thực dân Pháp tàn bạo,… đã có biết bao người chiến sĩ bỏ mạng nơi sa trường nhưng sự hi sinh của họ vẫn luôn được khắc ghi trong hàng triệu trái tim con người Việt Nam. Lòng biết ơn đó còn được thể hiện qua hàng loạt các chương trình đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ gia đình các thương binh liệt sĩ,….

Tham khảo thêm:   Địa lí 11 Bài 31: Thực hành Tìm hiểu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi Soạn Địa 11 Cánh diều trang 151

Nếu lối sống tốt đẹp giúp con người nhận được tiếng thơm muôn đời thì lối sống xấu xa, trái với đạo lí sẽ khiến con người bị lên án, phê phán. Những nhân vật phản diện trong thế giới cổ tích như mẹ con Cám, Lí Thông,… vẫn luôn bị bạn đọc từ thế hệ này qua thế hệ khác lên án. Còn trong cuộc sống thực tại, những người gây ra tội ác hoặc làm những điều xấu xa không chỉ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp mà còn phải đối diện với tòa án lương tâm và sự phán xét của người đời. Hàng loạt vụ thảm án đã diễn ra như vụ án của Lê Văn Luyện hay Nguyễn Hải Dương trong những năm gần đây đã gây xôn xao dư luận. Càng xót thương số phận của các nạn nhân thì chúng ta lại càng phẫn nộ trước những hành động phi nhân tính của những kẻ giết người. Những tên tội phạm đó dù nhận bản án tử hình nhưng vẫn còn đó sự chỉ trích của dư luận, để lại vết thương lòng cho người nhà các nạn nhân và cho chính gia đình mình.Như vậy, mỗi một chúng ta cần rèn luyện cho bản thân lối sống tích cực, lành mạnh sao cho khi không còn tồn tại nhưng vẫn được nhớ đến với những điều tốt đẹp nhất. Đối với thế hệ thanh thiếu niên học sinh – thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, để hình thành lối sống lành mạnh thì các bạn trẻ cần xác định rõ mục tiêu, lý tưởng đúng đắn và vạch ra con đường để đạt được mục tiêu thành công.

Nghị luận Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Mẫu 3

Ta như có thể thấy được rằng từ ngàn xưa đến nay, biết bao người sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ danh dự; phẩm giá của mình. Đó dường như chính là đức tính, và cũng là truyền thống ngàn đời của dân ta. Thêm một lần nữa, để có thể khẳng định điều ấy, trong kho tàng tục ngữ ông cha ta cũng đã có câu “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”.

Câu tục ngữ dường như cũng đã phản ánh lại chuyện thường xảy ra trong cuộc sống, một kinh nghiệm đời thường. Con hùm hay con hổ khi chết đi, tuy xương thịt rã rời nhưng vẫn để bộ da thật sự là quý giá. Cũng như con người mà thôi, dù đã chết tiếng tăm vẫn còn thơm mãi mãi về sau. Qua hình ảnh này người đọc như thấy được chuyện thường tình trong cuộc sống, câu tục ngữ muốn nhận một bài học đó chính là chúng ta phải sống đẹp sao cho khi đã mất tiếng thơm vẫn còn về sau. Và hãy đừng sống thế nào mà khi không còn trên thế gian, tiếng xấu vẫn không phai mờ.

Bài học trong câu tục ngữ dường như cũng chính là bài học quý giá sống mãi với thời gian. Từ ngàn xưa đến nay, ta như thấy được chính trên cuộc đời, vạn vật đều theo quy luật có sinh có tử, và dường như không ai biết từ bao giờ. Đặc biệt hơn khi lúc còn sống, chúng ta dường như cũng đã thấy được rằng có người giàu, kẻ nghèo; người giỏi, kẻ khờ, người hơn, kẻ thua kém. Thế nhưng, quả thật rằng khi chết đi thì ai cũng là cái xác không hồn mà thôi, và không còn gì về vật chất – mà chúng ta để lại giá trị tinh thần tiếng tăm của bản thân. Nếu mà con người chúng ta sống “đẹp” thì tiếng thơm lưu mãi ngàn năm vẫn cứ vọng về. Bên cạnh đó nếu như chúng ta mà sống “không đẹp” thì suốt đời tiếng xấu cũng vẫn còn như câu.

Rõ ràng, chúng ta như có thể thấy được rằng con người ai cũng phải chết, nhưng tiếng tăm phải được lưu danh sử sách. Trong lịch sử vẫn còn ghi lại Trần Bình Trọng đã hiên ngang hét vào mặt bọn giặc đó chính là câu “Thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” và cùng với Nguyễn Trãi, Lê Lợi… những vị anh hùng của dân tộc, điều này dường như vẫn mãi mãi là niềm tự hào của đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, lại có những vị vua đó là Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà, Nguyễn Ánh đang tâm cầu viện thực dân Pháp… Quả thật những người tùy thân xác đã vùi vào cát bụi nhưng ngàn đời thì dường như cứ vẫn để lại nỗi nhục nhã cho dân tộc Việt Nam, và tận ngàn đời vẫn phải chịu phê phán, chịu sự căm thù của nhân dân ta.Bên cạnh đó ta như thấy được, ca dao ta cũng có câu chuyện về con cò khi chết vẫn cố giữ sự trong sạch thanh cao cho cháu con tự hào “Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”. Và bởi vì chúng ta là con người suy nghĩ, biết nhận thức. Vậy, con người chúng ta cứ thà “Tốt danh hơn lành áo”. Câu tục ngữ là phương châm, đồng thời cũng chính là những chân lý ngàn đời của mỗi chúng ta.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Bacon Simulator và cách nhập

Tuy nhiên, bên cạnh đó bao giờ cũng vậy những cách sống đẹp vẫn còn tồn tại loại người không có ý thức, sống buông thả, bừa bãi. Họ dường như cũng đã xem thường đạo đức, xem đạo đức là thứ bỏ đi. Đó cũng chính là những kẻ thiển cận, họ dường như không bao giờ có thể nhìn xa thấy rộng không hiểu được đạo đức chính là giá trị cuộc sống. Họ dường như cũng chỉ sống một cuộc sống vô nghĩa, trống rỗng. Ta thấy được rằng, chính những loại người như thế là cặn bã của xã hội mà chúng cần phải loại trừ. Mặt tốt và đồng thời cũng chính là mặt xấu luôn tồn tại song song trong xã hội, câu tục ngữ là chiếc phao giúp ta phát huy mặt tốt để xã hội ngày càng đẹp hơn. Do đó từ nhỏ, con người chúng ta dường như cũng sẽ phải xây dựng cho mình một lối sống đẹp, một lối sống làm sao để khi không còn trên cuộc đời này. Ta như thấy được ngàn năm mọi người vẫn còn tưởng nhớ đến chúng ta như thế chúng ta mới không hổ thẹn với con cháu. Và dường như nếu có ai cũng nghĩ và làm được như vậy thì xã hội này sẽ ngày một tốt đẹp biết bao nhiêu rồi.

Nghị luận Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Mẫu 4

“Tốt danh hơn lành áo” câu tục ngữ đã nêu lên một quan niệm sống đẹp của người xưa: Luôn đặt danh dự lên trên, không vì miếng cơm manh áo mà hủy hoại thanh danh của mình. Bởi làm điều xấu thì tiếng xấu sẽ để đời, không gì có thể gột rửa được. Một lần nữa, để khẳng định điều ấy, tục ngữ lại có câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Lời dạy ấy nhắc nhở ta bài học đạo lý ở đời.

Câu tục ngữ phản ánh lại chuyện thường xảy ra trong cuộc sống: con hùm khi chết đi, tuy xương thịt rã rời nhưng vẫn để lại bộ da quý giá. Con người cũng vậy, dù đã chết đi tiếng tăm vẫn còn mãi về sau. Qua hình ảnh ngẫu nhiên, thường tình trong cuộc sống, câu tục ngữ muốn nhắn nhủ một bài học: Phải sống đẹp sao cho khi đã mất, tiếng thơm vẫn còn mãi về sau, đừng làm điều sai quấy, trái đạo lý để khi không còn trên thế gian tiếng xấu vẫn không phai mờ.

Thật vậy, từ ngàn xưa đến nay, trong cuộc đời, vạn vật đều có sinh có tử, không ai bất tử bao giờ. Lúc còn sống chúng ta có người giàu, kẻ nghèo, người giỏi, kẻ dở, người hơn, kẻ thua kém. Thế nhưng, khi chết đi thì ai cũng chỉ là cái xác không hồn, không còn gì về vật chất có chăng là giá trị tinh thần, tiếng tăm của bản thân. Nếu chúng ta sống đẹp thì tiếng thơm lưu mãi ngàn năm, sống không đẹp thì suốt đời tiếng xấu vẫn lưu truyền:

“Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Ta cũng thấy rõ, những tấm gương oanh liệt xưa kia. Dẫu trải qua bao năm tháng tiếng tăm của những vị anh hùng dân tộc vẫn không mất. Bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung… đã để lại những tiếng tốt cho muôn đời sau. Nhắc đến những con người ấy ai mà không cảm thấy tự hào. Ngược lại khi nghe nhắc đến Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, Nguyễn Ánh “rước voi giày mả tổ” thì ai cũng cảm thấy xấu hổ. Ông cha ta lại có kẻ xấu xa như thế! Mặc dù thân xác họ đã vùi vào cát bụi nhưng ngàn đời tiếng xấu vẫn lưu danh, chịu sự phê phán của con cháu đời sau.

Mặt tốt và mặt xấu, luôn tồn tại trong cuộc sống. Câu tục ngữ là chiếc phao giúp ta phát huy mặt tốt, khắc phục mặt xấu để xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Nhất là trong xã hội hiện nay – thời mở cửa. Vật chất xa hoa phù phiếm rất dễ khiến con người sa ngã. Nếu chúng ta không ý thức được danh dự, phẩm giá là quý nhất thì ta dễ dàng bị cái xấu lôi cuốn trở thành kẻ đánh mất lương tri và để lại tiếng xấu muôn đời. Hiểu được điều ấy, ngay từ nhỏ ta phải xây dựng cho mình một lối sống đẹp, sống tốt để lớn lên hình thành được nhân cách đáng quý, trở thành người hữu ích cho xã hội. Có như thế chúng ta mới không hổ thẹn với con cháu mai sau.

…………..

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị luận về câu tục ngữ Hùm chết để da, người ta chết để tiếng (Dàn ý + 5 Mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *