Wikihoc.com xin giới thiệu đến tất cả thầy cô và các bạn tài liệu bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc, đây là tài liệu vô cùng hữu ích đã được chúng tôi tổng hợp lại và đăng đăng tải tại đây.
Dưới đây, sẽ là một số bài văn mẫu nghị luận về câu Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho các bạn học sinh củng cố lại kiến thức môn Ngữ văn lớp 12, cũng như có thêm hành trang thật tốt để bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp tới. Sau đây, xin mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo nội dung của tài liệu này.
Nghị luận về câu Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc – Mẫu 1
Khổng Tử từng nói: “nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, nghĩa là “người mà không có chữ tín sẽ không có chỗ sinh tồn”. Câu nói của Khổng Tử đã khẳng định tầm quan trọng của chữ tín đối với con người trong xã hội xưa. Cho đến ngày nay, ý nghĩa của câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị. Sự thật, người sống mà không biết giữ chữ tín thực không thể thành công trong bất cứ việc gì.
Tín có nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng; không hứa suông và luôn thực hiện lời hứa của mình. Người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Người biết giữ chữ tín là người thủy chung trước sau như một, không thay lòng đổi dạ, dù hứa hẹn một việc nhỏ cũng chẳng sai lời, nói thì phải làm, sống trung thực với mọi người, với bản thân.
Chữ tín trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng. Sống biết giữ chữ tín sẽ gây dựng được lòng tin, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng giúp đỡ bạn trong cuộc sống. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
“Một lần bất tín vạn sự bất tin”. Cho dù bạn có tài nhưng không có được uy tín thì cũng chẳng ai theo, muốn được người khác giúp đỡ thì bản thân mình phải giữ được lòng tin trước mọi người. Trong công việc làm ăn chữ tín luôn đặt lên hàng đầu, nó quyết định đến sự thành công.
Tín – Nghĩa luôn đi cùng với nhau, có tin tưởng nhau thì mới hình thành nên ơn nghĩa. Giữ chữ tín là tạo nên sự tin tưởng mật thiết, khi đó niềm tin cao cả mới được hình thành và tạo ra các mối quan hệ bền chặt – Con người có tin tưởng nhau thì mới gắn bó được với nhau, chân thành từ đó mới được tạo ra. Khi sự chân thành được tạo lập thì cuộc sống sẽ được hòa thuận và tươi đẹp hơn. Từ những suy luận sâu xa ấy có thể nói ” Chữ tín là cầu nối giữa con người với nhau, là nền tảng để con người sống chân thành hòa thuận với nhau “.
Chữ Tín là tiền đề thúc đẩy mọi mối quan hệ. Chữ Tín là văn hóa trong kinh doanh, đem lại nét đẹp và thúc đẩy các mối quan hệ kinh doanh. Nhờ chữ Tín, con người thể sát cánh bên nhau để vượt qua mọi gian nan thử thách của cuộc đời… Và nhờ chữ tín mà hai người yêu nhau, dù xa cách cả nửa quả địa vẫn giữ trong lòng thủy chung. Có thể coi chữ tín là thứ keo dính kỳ diệu, gắn kết con người lại với nhau.
Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt chức trách và trách nhiệm của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ với mọi người (nói và làm luôn luôn phải song hành cùng nhau).
Ai cũng giả dối, không quý trọng lời hứa, thường hứa suông, nói mà không làm thì xã hội sẽ không còn có niềm tin nữa. Mọi thứ sẽ bị đảo lộn nếu con người không biết giữ chữ tín của mình, mâu thuẫn nảy sinh, tình người cũng vơi cạn dần. Sống biết giữ chữ tín là biểu hiện của phẩm chất đạo đức tốt đẹp, nhân cách cao cả.
Giữ lời hứa chỉ là một trong những biểu hiện rõ nhất mà ai cũng có thể nhận thấy được của giữ chữ tín. Bản chất, giữ chữ tín không chỉ là giữ lời hứa mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa ( chất lượng, hiệu quả và sự tin cậy của mọi người…) trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh.
Với gia đình, người thân trong nhà thì chữ tín ở đây được thể hiện ở việc không chỉ giữ đúng lời hứa mà còn là sự chuẩn mực và sống có trách nhiệm với mọi người trong gia đình. Gia đình là hạt nhân của xã hội nên nếu bạn luôn giữ chữ tín và coi trọng tình thân, giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người thì ngoài xã hội bạn sẽ có được lợi thế rất lớn. Cha mẹ, con cái luôn tự giác và nghiêm khắc thực hiện lời hứa của mình sẽ gắn kết tình thân, càng thêm hạnh phúc. Đó là tài sản quý giá bạn có thể dành trao tặng cho người thân.
Với xã hội, chữ tín được thể hiện rất rõ trong việc bạn luôn giữ đúng các cam kết với bạn bè, với mọi người xung quanh. Ngoài ra, chữ tín còn được thể hiện thông qua việc bạn luôn giữ các chuẩn mực đạo đức trong xã hội, không làm các việc trái với luật pháp, luôn giữ mình trong sạch.
Trong công việc kinh doanh, buôn bán thì chữ tín đúng là quý hơn vàng. Chữ tín trong kinh doanh thể hiện ở việc bạn luôn thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết với đối tác. Bạn kinh doanh buôn bán luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm với khách hàng và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ về bảo hành sau bán hàng
Chữ Tín không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa hai người. Chữ Tín trước hết phải là Tín với bản thân mình. Nói được – làm được trước hết là tôn trọng bản thân mình. Khi đã tôn trọng bản thân mình thì sẽ hiểu được sự cần thiết phải giữ chữ Tín với người khác.
Người lớn cần làm gương cho kẻ nhỏ.Trong giáo dục đạo đức, tính gương mẫu là phương pháp hữu hiệu nhất. Người lớn không được hứa suông hay dây dưa khi thực hiện lời hứa. Đừng tập hư con nhỏ chỉ vì bận rộn trong công việc hay thái độ lảng tránh. Mỗi một lần người lớn thất hứa sẽ làm tăng lên sự thất vọng, nỗi hoài nghi và hạ thấp nhận thức của con trẻ về giá trị của chữ tín.
Thời đại càng văn minh, mặc dù các mối quan hệ đã được bảo đảm bằng hợp đồng, bằng giao ước, nhưng sự giao ước quý giá nhất vẫn là chữ Tín trong tâm của mỗi người. Chữ Tín ấy, phải được bảo đảm từ những nhỏ nhặt nhất của cuộc sống. Và chính nó, sẽ đem lại một cuộc sống văn minh nhất.
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết giữ chữ tín. Họ hứa nhưng không làm nhằm lợi dụng niềm tin của người khác, chiếm đoạt tiền bạc, giành lấy phần lợi về mình. Những người như thế thật đáng lên án và trừng trị.
Sống mà không có chữ tín, mọi lời nói và hành động dẫu có thật lòng cũng chẳng ai tin. Cần biết giữ chữ tín mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Dẫu có bị tổn thất, một khi bạn đã hứa với ai điều gì đó, nhất định, hãy thực hiện nghiêm túc.
Có những lời hứa vô cùng giản dị, lại có những lời hứa thật hệ trọng thiêng liêng. Có những lời hứa được thể hiện bằng lời, nhưng cũng có những lời hứa được thầm nhủ trong lòng. Có những lời hứa có được điều kiện để thực hiện, và cũng có những lời hứa chưa thể thực hiện được… Điều quan trọng không phải là điều hứa ấy là gì, có thực hiện được hay không mà là ở sự thành tâm của người hứa. Biết hứa hẹn là điều đáng quý, nhưng giữ được lời hứa càng quý giá hơn. Chữ tín đã nâng bản thân của mỗi người lên một nấc thang giá trị mới.
Nghị luận về câu Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc – Mẫu 2
Con người sống thành công không thể không biết giữ chữ tín. Đối với người xưa, “tín” là một trong năm đức tính cần phải có để cấu thành một nhân cách hoàn chỉnh. Những đức tính ấy được cụ thể hóa thành: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Trong thời đại coi trọng chữ tín, lời nói là phải có sự tin tưởng tuyệt đối. Một khi chữ tín không được tôn trọng, mọi giá trị của con người cũng bị phủ nhận, không còn ý nghĩa gì nữa.
Tín là một trong những phẩm chất quan trọng trong Nho giáo. Tín có nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước, làm đúng theo lời nói, cư xử đáng tin cậy. Biết giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng.
Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”. Có nghĩa là người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể thành người được không? Chữ tín cũng quan trọng giống như sinh mệnh thứ hai của con người. Người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Trong Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đức Tín tuy đứng ở hàng thứ năm nhưng lại rất quan trọng bởi vì hỗ trợ cho cả bốn đức trên. Đức tín là mấu chốt cho mọi người tín nhiệm vào. Người không có đức tín (không tạo được niềm tin) cũng thành người vô dụng.
Con người nếu không biết giữ chữ tín thì sẽ không có nhân nghĩa. Sống không biết giữ chữ tín làm con người sẽ đề phòng lẫn nhau, dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Biết giữ chữ tín là bắc cầu nối giữa con người với con người, là nền tảng, cơ sở để con người sống chân thành với nhau.
Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy tiền nhiệm của người khác đối với mình đoàn kết dễ dàng hợp tác. Chính niềm tin tưởng sẽ tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Tinh thần đoàn kết, tin cậy, tín nhiệm để dễ dàng hợp tác hơn trong công việc. Những công việc được diễn biến suôn sẻ hơn. Chứ tín chính là tài sản vô giá trong sự hợp tác giữa các công ty.
Sống biết giữ chữ tín là sống đúng với đạo lý làm người, đúng với truyền thống dân tộc với rất coi trọng và đề cao đức tín của con người để hướng đến xây dựng một xã hội bằng niềm tin hài hòa. Một xã hội biết trọng chữ tín sẽ gây dựng được niềm tin vững mạnh, mọi cá nhân được gắn kết trong một khối tập thể vững bền, lòng tốt được đề cao, cái xấu bị đẩy lùi, đời sống con người phồn vinh, thịnh vượng.
Người sống biết giữ chữ tín luôn được người khác tin tưởng, yêu thương và kính trọng. Họ thường trở thành chỗ dựa vững chắc cho người khác. Họ luôn nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
Không có gì khiến người ta tin tưởng bằng việc giữ chữ tín. Mọi văn tự có thể sẽ là vô nghĩa nếu con người bỏ chữ tín, không thực hiện nó.
Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt chức trách và trách nhiệm của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ với mọi người (nói và làm luôn luôn phải song hành cùng nhau).
Giữ lời hứa chỉ là một trong những biểu hiện rõ nhất mà ai cũng có thể nhận thấy được của giữ chữ tín. Bản chất, giữ chữ tín không chỉ là giữ lời hứa mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa (chất lượng, hiệu quả và sự tin cậy của mọi người…) trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh.
Không bao giờ thất hứa hay hứa suông, hứa mà không làm. Nói phải đi đôi với làm. Dù trong hoàn cảnh nào cũng biết tôn trọng và thực hiện đức tín, không phản bội lại niềm tin tưởng của người khác. Không vì lợi ích cá nhân mà sống lừa dối, giả tạo.
Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người không coi trọng chữ tín. Họ sống ích kỷ, giả dối,lợi dụng lòng tin của người khác để trốn tránh trách nhiệm hoặc thu lợi về mình. Lúc nào họ cũng sẵn sàng lừa lọc, làm những việc đáng khinh mà không biết xấu hổ. Những kẻ như thế thật đáng bị lên án và trừng trị.
Sống phải biết giữ chữ tín. Biết giữ chữ tín là sống đúng với đạo lý làm người, là chiếc chìa khóa mở rộng cánh của đi đến thành công.
Đừng bao giờ hứa hẹn nhiều hơn những gì bạn có thể thực hiện được. Hãy sống chân thành, coi trọng chữ tín, yêu thương và tôn trọng con người. Chỉ có sự chân thật mới giúp con người tin tưởng và mạnh mẽ hơn, gắn kết con người lại với nhau tạo nên một xã hội hiền hòa, công bằng và văn minh.
Nghị luận về câu Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc – Mẫu 3
Người xưa đã có câu: ” Một lần mất tín vạn lần mất tin”, bởi vậy chữ tín trong cuộc sống lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng và lớn lao. Nó không chỉ đánh giá con người và danh dự nhân phẩm của người ấy mà còn đánh giá được năng suất cũng như chất lượng công việc mà người ấy làm. Chữ tín không phải thể hiện ở lời nói ” một câu hứa” xong rồi bỏ đấy mà là thể hiện ở cả hành động và sự quyết tâm hoàn thành công việc.
Chữ tín không chỉ là lời hứa đầu môi. Trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày chúng ta có biết bao nhiêu điều phải làm bao nhiêu thứ phải trải qua và hơn hết chúng ta hiểu lời hứa là một điều mà chúng ta phải làm trong cuộc sống của mình. Những lời nói tưởng chừng như đơn giản trong cuộc sống hàng ngày kia lại có một ảnh hưởng rất lớn tới tính cách và hành động của chúng ta. Một lần chúng ta hứa chúng ta không làm được nhưng tới hai lần ba lần, lời hứa đó lại không có giá trị và không ai hiểu được chúng ta đang muốn làm gì. Không ai tin tưởng nghĩa là cô độc.
Chữ tín đi với lòng trách nhiệm. Trách nhiệm và sư quyết tâm hoàn thành công việc và những điều mà mình đã hứa từ trước. Bởi là người có trách nhiệm nên bạn sẽ không bao giờ muốn những người bên cạnh mình phiền lòng và buồn bã hoặc bực tức với những hành động thiếu sự quyết đoán và quyết tâm của mình. Những công việc trở nên nhàm chán những dự định lại trở nên thiếu động lực và người ta sẽ ” thiếu niềm tin vào những hành động và lời nói của chính bản thân chúng ta”
Thiếu chữ tín tức là thờ ơ là bàng quang và không quan tâm tới kết quả công việc ra sao. Những người làm được việc lớn họ bỏ ra thời gian và công sức thì họ nhận lại được những gì xứng đáng với sự nỗ lực đó. đi song song với hành động quyết đoán và mong muốn một kết quả như ý muốn con người phải đặt chữ tín lên hàng đầu.
Ông bà xưa đã dạy quả là không sai, sự cố gắng bền bỉ trong một con người đầy sự quyết tâm sẽ không thiếu những nét đẹp của sự bền bỉ và đạt được những kết quả như ý muốn. nếu cuộc sống này luôn luôn có những người theo đuổi bằng được đam mê và những điều mình đã đặt ra thì cũng có những con người vì quá yêu chiều bản thân mà làm mất đi chính thứ quý giá của mình- chữ tín. Bằng lòng nhiệt huyết và đầy trách nhiệm hãy cho người khác thấy sức mạnh của bạn trỗi dậy như thế nào và hãy thực hiện nó thật tốt.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị luận về câu Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.