Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị luận về câu Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com, sau đây xin giới thiệu đến tất cả các bạn một số bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, đã được chúng tôi đăng tải tại đây.

Nghị luận về câu Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân

Để có thể giúp cho tất cả các bạn học sinh lớp 12, bổ sung thêm nhiều kiến thức Ngữ văn và chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới thì, sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo một số bài văn mẫu nghị luận về câu Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân.

Nghị luận câu Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân – Mẫu 1

Có thể nói, dám hành động, dám chấp nhận thất bại là yếu tố vô cùng quan trọng để đạt được những thành công trong cuộc sống. Turgot – một nhà kinh tế học người Pháp từng nói “Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước thì khác nào chân đã gãy rồi”. Đó là một câu danh ngôn vô cùng đúng đắn và đầy cảm hứng nhưng trước hết, để có thể bàn luận cụ thể hơn về câu nói trên, chúng ta cần hiểu “dám bước đi” và “sợ gãy chân” là gì?

Theo nghĩa đen, “Bước đi“ là một hình thức vận động của con người được thực hiện chủ yếu bởi các hệ cơ, xương ở “chân”, còn “gãy chân” là một hậu quả có thể xảy ra, gây tổn thương cho người thực hiện hành động “đi”. Sâu xa hơn, về mặt nghĩa bóng, “bước đi” được hiểu là hành động làm một điều gì đó, còn “gãy chân” là những thất bại mà ta có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình. Như vậy, toàn bộ câu nói ấy có nghĩa là nếu như ta không dám làm, không dám hành động vì sợ thất bại thì bản thân chúng ta mặc định đã trở thành một kẻ thất bại rồi. Vì bất kỳ một thành quả nào đạt được trên thế gian này đều cần phải trải qua ba giai đoạn: suy nghĩ, hành động và kết quả. Nếu chỉ dám ngồi một chỗ đắn đo suy nghĩ, chần chừ mà không dám bắt tay vào làm thì sẽ chẳng bao giờ có thể đạt được kết quả. Biểu hiện của những người không dám hành động và sợ đương đầu thử thách rất dễ nhận thấy. Họ thường là những người chỉ dám lên kế hoạch rồi để đó và trì hoãn, luôn kể về những điều mình muốn làm nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Hoặc thậm chí, có nhiều người còn không có một mục tiêu cụ thể nào, phó mặc đời mình cho cuộc sống mặc sức đưa đẩy, luôn tránh làm những điều lớn, tránh đi những “con đường” ít người đi và luôn suy nghĩ tiêu cực về thất bại. Một minh chứng rõ nét cho hành động đó là câu chuyện khởi nghiệp của Bill Gate và bạn của ông. Bill Gate không phải người đầu tiên và duy nhất nghĩ ra phần mềm máy tính và khát khao phát triển nó một cách rộng rãi, mà một người bạn học của ông cũng có cùng mong muốn ấy. Nhưng nếu như người bạn kia vẫn đang lo sợ, tính toán về những thiệt hại rủi ro mà mình có thể gặp phải, thì Bill Gate – cậu sinh viên trẻ khi ấy, đã hoàn thiện sản phẩm, hàng ngày đem “đứa con tinh thần” của mình đến gõ cửa từng văn phòng công ty về máy tính thời đó để thuyết phục họ hợp tác. Sau bao lời từ chối và những nỗ lực, ông đã nhanh chóng thành công, thành lập một doanh nghiệp lớn mạnh và mời người bạn khi xưa về làm nhân viên cho công ty mình. Như vậy, việc không dám hành động, sợ khó khăn sẽ khiến cuộc sống chúng ta trở nên ức chế, cuộc đời ta trở nên vô nghĩa, sẽ luôn cảm thấy cuộc sống thật tối tăm, nhàm chán,… Nếu hiện tại chúng ta không chịu nhấc chân lên mà đi thì tương lai sẽ còn khó khăn, còn phải vất vả gấp bội phần, ”nếu ta không tự xây ước mơ của mình thì sẽ có người thuê chúng ta xây ước mơ cho họ”. Một xã hội có quá nhiều những con người như vậy thì xã hội ấy sẽ trở nên chậm tiến về mọi lĩnh vực, ngập trong những dự thảo, dự kiến, ý tưởng nhưng chẳng bao giờ thành hiện thực. Mặc dù vậy, bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người không chỉ có một mục tiêu rõ ràng mà còn luôn dám thực hiện điều đó hàng ngày, hàng giờ, luôn tìm tòi và chăm chỉ mài giũa, luyện tập. Không chỉ vậy họ còn luôn suy nghĩ tích cực về khó khăn, coi thử thách là cách để học hỏi, để tôi luyện và làm đầy “kho” kinh nghiệm của bản thân, từng ngày đạt được rất nhiều những mục tiêu và đóng góp cho xã hội. Tuy vậy, chấp nhận thất bại không có nghĩa là chúng ta sẽ vẫn lặp đi lặp lại sai lầm ấy mà cần phải rút ra cho mình những bài học để sau những vấp ngã ấy, ta sẽ biết cách bước đi vững vàng hơn. Như vậy, mỗi người chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của hành động và có một cái nhìn tích cực trước thất bại. Đồng thời nhanh chóng bắt tay vào thực hiện những dự định, mục tiêu đã đặt ra.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Toán trường THPT Đức Trí, An Giang (Có đáp án) Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Toán

Cuộc đời này rộng lớn, bao la, có biết bao nhiêu điều cần học hỏi, trải nghiệm, nhưng cũng ngắn ngủi, vô thường, thời gian sẽ trôi qua rất nhanh và đã qua đi rồi sẽ không lấy lại được. Vì vậy đừng sợ sai, đừng tự giới hạn bản thân vào một cuộc sống nhỏ bé, tầm thường, hãy vươn rộng mình ra, đón nhận lấy những điều tuyệt vời trong cuộc sống này để khi nhắm mắt buông tay, nhìn lại không còn gì hối tiếc. Thất bại cũng giống như việc ăn một trái ớt, dù cay nóng nhưng lại đem đến cho ta trải nghiệm hấp dẫn mà không có bất kỳ hương vị ngọt ngào nào có được.

Nghị luận câu Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân – Mẫu 2

Tôi đã từng nghe ở đâu đó câu nói: “Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước thì khác nào chân đã gãy”. Đúng vậy, khi bước chân vào cuộc đời, điều quan trọng đầu tiên mà mỗi chúng ta cần phải xác định rõ đó là dám hành động và dám chấp nhận thất bại. Ở đây chúng ta có thể hiểu “bước đi” là hành động làm một điều gì đó, còn “gãy chân” là những thất bại mà ta có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình. Như vậy, nếu như chúng ta không dám làm, không dũng cảm bước đi trên đôi chân của mình vì sợ thất bại thì một lẽ đương nhiên chúng ta đang tự đặt mình thành một kẻ thất bại. Biểu hiện của những người không dám hành động và sợ đương đầu thử thách là việc dám lên kế hoạch rồi để đó và trì hoãn, luôn kể về những điều mình muốn làm nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Hoặc thậm chí, có nhiều người còn không có một mục tiêu cụ thể nào, phó mặc đời mình cho cuộc sống mặc sức đưa đẩy, họ luôn ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm; không dám dũng cảm thực hiện những điều lớn lao, họ luôn tránh đi những đoạn đường ít người đi và luôn có trong mình những suy nghĩ tiêu cực. Một minh chứng rõ nét nhất cho hành động đó là câu chuyện về người bạn của Bill Gate. Cùng mong muốn phát triển phần mềm máy tính một cách rộng rãi như Bill Gate nhưng người bạn này lại lo sợ, tính toán về những thiệt hại rủi ro mà mình có thể gặp phải mà không dám theo đuổi ước mơ. Và kết quả là Bill Gate đã thành công và trở thành ông chủ của biết bao nhân viên, trong đó có cả người bạn năm xưa. Như vậy, tất cả mọi công việc nếu không dám hành động, luôn e sợ khó khăn sẽ khiến cuộc sống chúng ta trở nên trì trệ, nhàm chán; cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa, sẽ bao trùm bởi một màu đen thất bại. Hãy luôn suy nghĩ tích cực về khó khăn, coi thử thách là cách để học hỏi, để tôi luyện và làm đầy kinh nghiệm cho bản thân. Đừng sợ sai, đừng tự giới hạn bản thân vào một cuộc sống nhỏ bé, tầm thường, hãy vươn rộng mình ra, đón nhận lấy những điều tuyệt vời trong cuộc sống này để khi nhắm mắt buông tay, nhìn lại không còn gì hối tiếc.

Nghị luận câu Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân – Mẫu 3

Trong cuộc sống này có rất nhiều thứ bạn cần phải bước để chân được vững hơn. Dám bước hay không là tùy vào chính bạn và cũng có nhiều lý do để khiến bạn quyết định, có thể vì bạn thiếu sự can đảm hoặc vì sự lười nhác, chỉ biết nghĩ đến bản thân. Có người không dám bước vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước thì khác nào chân đã gãy.

Bước ở đây không có nghĩa là bước chân như mọi ngày chúng ta cũng đi đến nơi này, nơi khác mà là bước tiến. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không chỉ đơn thuần đi trên đôi chân vật lý mà còn đi bằng ý chí và tinh thần. Mỗi ngày có rất nhiều điều mà chúng ta không ai mong muốn nó xảy ra, nhưng vì chúng ta không biết trước được những điều sẽ đến nên không ai có thể tránh khỏi.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 32 - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 32 sách Kết nối tri thức tập 1

Chẳng hạn như hôm nay, bạn đi làm muộn một chút vì tắc đường, bạn muốn người khác hiểu cho bạn, vì không phải chỉ mình bạn gặp tình trạng này. Người khác sẵn sàng hiểu vì điều đó, nhưng nếu những lần sau vẫn tình trạng này xảy ra thì là lỗi do bạn. Có người vẫn gặp tình trạng kẹt xe nhưng họ vẫn đến đúng giờ, nhưng sao bạn lại trễ? Giả sử, bạn cũng bị trễ chuyến bay vì kẹt xe, liệu máy bay có hiểu cho bạn không?

Hôm đó, bạn không được khỏe một chút, bạn xin phép sếp cho bạn nghỉ một ngày. Sếp sẽ thông cảm và cho phép bạn nghỉ. Nhưng khi bố mẹ bạn đau, phải nhập viện, bạn không có đủ tiền viện phí để chi trả, bạn bảo bệnh viện thông cảm? Liệu bệnh viện có hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của bạn lúc đó?

Hồi trước đi làm, bạn chỉ thích đi muộn về sớm, căng thẳng một chút là chơi game hay chọn phương pháp thư giãn. Mọi người có thể thông cảm cho bạn. Nhưng rồi sau này, con cái người ta học trường tốt, bạn nói với con mình rằng nhà không đủ điều kiện, liệu con bạn có đủ tuổi để hiểu?

Những điều đơn giản đó liệu có quá sức để bạn không thể vượt qua? Bạn chỉ cần đi sớm hơn một chút thì sẽ không đến công ty muộn, cố gắng chăm sóc sức khỏe để không phải đổ bệnh, nếu có thì vẫn có thể làm online tại nhà (nếu tính chất công việc cho phép) hoặc cố sức đến công ty nửa ngày để công việc không bị trì hoãn. Đi làm về muộn cũng chả sao, vì về sớm cũng nằm lì ra đó với cái tivi hoặc điện thoại, …. Bạn sợ gì mà không bước? Không dám bước vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước thì khác nào chân đã gãy.

Ai cũng có những mệt mỏi, gánh nặng riêng của mình. Đừng bao giờ gặp mặt nhau rồi chỉ biết than, để rồi nó trở thành một “thương hiệu” cho chính bạn. Vì sẽ chẳng ai muốn nói chuyện với một người cứ gặp mặt là chỉ biết than. Đi làm có những căng thẳng riêng, nhưng nếu bạn cứ than thì bạn không chỉ mệt về thể xác mà còn mệt về tinh thần và bạn có đảm bảo còn đủ năng lượng để làm việc.

Đừng vừa trách lương thấp nhưng không có sự nỗ lực hết mình. Đừng trách xã hội thực dụng, làm việc trong trạng thái lười biếng, trì trệ, không có nỗ lực thì không có báo đáp. Đừng nhảy việc liên tục mà đổ lỗi cho công ty hay sếp. Trước hết nên nhìn lại chính bản thân mình, tại sao người đến trước bạn vẫn làm việc cho đến tận lúc bạn bước vào và bạn ra đi họ vẫn ở đó? Cuộc sống tồn tại quá nhiều vấn đề. Những vấn đề chính vẫn là bản thân của mỗi người. Vậy, trước khi giải quyết vấn đề gì thì phải giải quyết bản thân mình trước đã. Vì đó là những điều vốn dĩ bạn phải bước qua nếu muốn phát triển bản thân. Có người không dám bước vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước thì khác nào chân đã gãy.

Nếu là một người không bị khiếm khuyết cơ thể về mặt vật lý thì bạn đã may mắn hơn rất nhiều người trên thế giới này. Có nhiều người bị tai nạn giao thông đến nỗi bị cướp mất đi đôi chân, nhưng họ vẫn bước trên đôi chân tinh thần của mình. Còn bạn? Bạn không bị khuyết về mặt vật lý, nhưng còn mặt tinh thần thì sao? Nhìn lại, có nhiều người không bị khuyết về mặt cơ thể vật lý nhưng không dám bước vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước thì khác nào chân đã gãy.

Nghị luận câu Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân – Mẫu 4

Cuộc sống này vốn dĩ không trải thảm đỏ sẵn và rắc đầy hoa hồng trên thảm đỏ cho bạn đi qua. Mọi thành công đều phải trải qua sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sẽ không ít lần thất bại, nhưng chính những thất bại ấy chính là động lực giúp bạn vững vàng bước qua những thử thách phía trước. Tôi đã từng rất tâm đắc câu nói của Turgo – một nhà kinh tế học nổi tiếng nước Pháp: “Có những người không dám bước chân vì sợ gãy chân, nhưng vì sợ gãy chân mà không bước thì khác nào chân đã gãy rồi“.

Hiểu theo nghĩa y học thông thường, bước chân chính là một hoạt động của cơ thể để có thể bước đi, gãy chân là một chấn thương xương do xương bị gãy, khi đó khó có thể đi lại được mà phải bó bột để xương có thể liền lại với nhau. Hiểu theo một nghĩa khác sâu xa hơn, ở đây chính là việc bạn làm, dám thử thách bản thân bởi một việc nào đó, dám chấp nhận rủi ro có thể xảy ra hay không ? Hay lúc nào cũng nghĩ trong đầu sợ sệt “Liệu mình làm như vậy có ổn không, có thất bại không ?”. Hãy đứng lên và hành động. Có thất bại rồi mới rút ra được kinh nghiệm, để làm tốt hơn những công việc về sau.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 54: Phân số và phép chia số tự nhiên Giải Toán lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 trang 52, 53, 54, 55

Mọi công việc chúng ta đã làm, thực tế chẳng có công việc nào dễ dàng có thể làm được, mọi thứ đều có cái riêng của nó, chẳng có việc gì mà lúc nào cũng thuận lợi cả. Ngay từ khi còn bé, khi chúng ta chập chững bước những bước đi đầu tiên của cuộc đời, không ít lần vấp ngã, những lần òa khóc vì đau. Nhưng chúng ta cứ ngần ngại sợ đau đớn mà không dám bước tiếp, sợ vấp ngã mà không bước đi, thì liệu rằng lúc này chúng ta có thể vững chãi đứng trên đôi chân của mình và bước đi hay không. Chính sự đánh đổi, dám hy sinh không sợ vấp ngã mà giờ đây chúng ta có thể tự tin bước trên đôi chân của mình. Chính những vấp ngã trong cuộc sống đã giúp bạn trưởng thành hơn rất nhiều. Những thất bại bạn gặp phải không phải số phận đẩy bạn vào ngõ cụt, mà là cuộc sống cho bạn thêm cơ hội để làm lại, hoặc làm những điều khác mới mẻ hơn. Một cánh cửa đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra, ông trời không bao giờ lấy đi nguồn sống của ai cả. Chỉ là bạn có biết tận dụng cơ hội của mình hay không mà thôi. Đừng buồn chán hay nản chí về bất cứ những thất bại gì bạn đang gặp phải, hãy dũng cảm bước tiếp và làm lại. Chẳng có gì là dễ dàng, những tỷ phú trên thế giới này cũng đã không ít lần thất bại, nhưng họ biết cách đứng dậy và tận dụng cơ hội để đạt được thứ mà họ muốn, mục tiêu mà họ đề ra. Ai cũng vậy, không ít thì nhiều cũng đã gặp phải thất bại, có khi tới mức trắng tay nhưng không thành vấn đề vẫn tiếp tục bước. Chắc hẳn trong chúng ta không ít người biết đến Billgate, người đầu tiên khai sinh ra phần mềm Microsoft nổi tiếng khắp trên thế giới không chỉ về sự giàu có mà còn là sự tài giỏi của ông. Billgate không phải là người duy nhất lập trình ra phần mềm này, và cả bạn của ông cũng từng có ý tưởng như ông. Nhưng trong khi bạn ông đang lo sợ không biết sản mình làm ra có được đón nhận hay không, có thất bại hay không thì ngày đêm Billgate tỉ mỉ chăm chỉ hoàn thiện sản phẩm của mình. Sau khi hoàn thành Bill Gate đã mang thành quả của mình đi rất nhiều nơi các văn phòng máy tính nhưng rất nhiều lần bị từ chối, nhưng rồi may mắn đã mỉm cười mọi sự nỗ lực đã được đền đáp. Sản phẩm của ông được công nhận, và giờ đây Billgate được cả thế giới biết đến với chức danh ông lớn của Microsoft, người tiên phong cho kỷ nguyên công nghệ. Khó khăn rồi cũng sẽ qua, và rồi bạn sẽ dành được thành quả xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra.

“Thất bại là mẹ thành công“, nhưng không phải thất bại nào cũng dẫn tới thành công. Các bạn trẻ, là những người mang trong mình sức trẻ, nguồn năng lượng dồi dào, với đầy nhiệt huyết, khát khao được khởi nghiệp, được sáng tạo. Nhưng do tuổi đời còn quá trẻ, thứ họ thừa nhất chính là năng lượng, nhưng cái họ thiếu nhất lại chính là kinh nghiệm và lòng kiên nhẫn. Những thất bại ban đầu rất dễ làm họ nản chí. Các bạn trẻ đừng ngần ngại thất bại, chúng ta đang sống trong tuổi đẹp nhất của cuộc đời, thứ chúng ta có nhiều nhất chính là việc có thể làm lại, nên đừng ngần ngại gì hết. Nhưng thất bại không có nghĩa cứ mù quáng làm lại. Khi làm một công việc, ta có thất bại lần một, hãy làm lại một lần nữa, nếu tiếp tục thất bại hãy dừng lại nhìn nhận đúng đắn về công việc mình đang làm, có thực sự là sẽ mang lại hiệu quả hay không hay ta đang làm những điều vô bổ, phi thực tế. Dám làm không có nghĩa là làm liều. Làm những việc không tưởng hay không xảy ra. Chấp nhận thất bại chứ không chấp nhận bảo thủ, chấp nhận những sai lầm liên tiếp của bản thân. Thất bại là để rút ra kinh nghiệm để làm những việc sau tốt hơn.

Với tôi từng đã nghĩ rằng: “Thất bại giống như việc ta ăn một trái ớt, dù có cay nhưng bạn sẽ nhớ mãi hương vị của nó mà bất cứ vị ngọt nào có thể diễn tả được”. Hãy cứ sống và làm những điều mình muốn. Không ngại thất bại không ngại khó khăn. Đừng vì bất cứ lý do nào mà ngừng cố gắng. Nếu như bạn ngừng cố gắng có nghĩa là chính bản thân bạn đã chấp nhận đánh mất cơ hội của chính mình. Có vấp ngã để rồi gãy chân, cũng là một bài học để bạn biết cách bước đi một cách thận trọng hơn mà thôi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị luận về câu Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *