Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định số 70/2010/NĐ-CP: Quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định số 70/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân.

CHÍNH PHỦ
——————

Số: 70/2010/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân
__________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư và xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Tham khảo thêm:   Bộ sách giáo khoa Lớp 8: Cánh diều (Sách học sinh) SGK lớp 8 năm học 2023 - 2024

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này hướng dẫn các quy định của Luật Năng lượng nguyên tử về đầu tư, lựa chọn địa điểm, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt, vận hành, chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó; về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động liên quan đến nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tổ máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm một lò phản ứng hạt nhân, tua bin và máy phát điện và các thiết bị phụ trợ khác chuyển năng lượng hạt nhân do lò phản ứng hạt nhân sinh ra thành điện năng.

2. Nhà máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm một hoặc nhiều tổ máy điện hạt nhân, hệ thống biến áp truyền tải điện lên lưới điện, nơi lưu trữ, lưu chuyển và xử lý chất phóng xạ được đặt tại cùng địa điểm và liên quan trực tiếp đến việc khai thác nhà máy điện hạt nhân đó.

3. Kế toán hạt nhân là việc kiểm kê và lập bảng cân đối vật liệu hạt nhân sử dụng cho lò phản ứng hạt nhân.

Tham khảo thêm:   Công văn 7643/BKHĐT-ĐTNN Về việc góp ý kiến thẩm tra hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án xây dựng nhà máy điện tử Glonics Việt Nam

4. Kiểm kê hạt nhân là việc kiểm đếm và đo lường vật liệu hạt nhân để xác định lượng vật liệu hạt nhân trong khoảng thời gian nhất định tại nhà máy điện hạt nhân.

5. Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân.

6. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân là một pháp nhân trực tiếp quản lý tài sản và vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Điều 4. Nguyên tắc chung về đầu tư, xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân

1. Việc đầu tư nhà máy điện hạt nhân phải tuân theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các quy hoạch khác liên quan.

2. Mọi hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân phải bảo đảm yêu cầu cao nhất về an toàn và an ninh.

3. Việc đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân phải đạt được hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường, cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư tại địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân.

4. Nhà máy điện hạt nhân thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, phải được bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Suy nghĩ của em trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình 3 đoạn văn mẫu lớp 7

5. Việc cấp phép cho nhà máy điện hạt nhân do cơ quan nhà nước thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác hay chấm dứt hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Quy định này không loại trừ trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an toàn của tổ chức cá nhân được cấp phép.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định số 70/2010/NĐ-CP: Quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *