Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
CHÍNH PHỦ

—————

Số: 62/2014/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN”, “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ” TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể,

Chương I

Tham khảo thêm:   Thông tư liên tịch số 66/2010/TTLT-BNNPTNT-BLĐTBXH-BTC Hướng dẫn phát hành, quản lý và sử dụng thí điểm Thẻ học nghề nông nghiệp từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Công dân Việt Nam đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Tri thức dân gian.

2. Tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú

Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được nhận Huy hiệu, Giấy chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

2. Đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng tháng theo quy định của Chính phủ;

3. Không ngừng hoàn thiện tri thức và kỹ năng;

4. Tích cực truyền dạy, phổ biến tri thức và kỹ năng;

Tham khảo thêm:   Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 trường Tiểu học Xuân Minh, Quảng Bình năm 2016 - 2017 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 theo TT 22

5. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về di sản văn hóa.

Điều 4. Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng

1. Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để thực hiện các hoạt động sau:

a) Xây dựng, triển khai Kế hoạch của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”;

b) Thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng;

c) Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư ở cơ sở hoặc hội nghề nghiệp;

d) Tổ chức các phiên họp Hội đồng;

đ) Công bố thông tin về kết quả xét chọn của Hội đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;

e) Họp báo công bố quyết định phong tặng của Chủ tịch nước;

g) Tổ chức lễ trao tặng;

h) Giải quyết kiến nghị;

i) Các hoạt động khác liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm về kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” và tiền thưởng kèm theo danh hiệu được quy định như sau:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm bố trí kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước, tổ chức lễ trao tặng và các chi phí khác liên quan theo quy định của pháp luật;

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học hệ Giáo dục thường xuyên 2012 - Mã đề 749 Đề thi TN THPT môn Hóa

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm bố trí kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng của Hội đồng cấp tỉnh, tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” và các chi phí khác liên quan theo quy định của pháp luật.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định số 62/2014/NĐ-CP Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *