Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định số 54/2014/NĐ-CP Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
CHÍNH PHỦ

—————

Số: 54/2014/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp; thanh tra viên; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Tư pháp; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Tư pháp.

Điều 2. Đối tượng thanh tra

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.

Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế

Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Tham khảo thêm:   Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn Viết bài văn thuật lại một sự việc - Tiếng Việt 4 KNTT

Chương 2.

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP

Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp

1. Cơ quan thanh tra nhà nước, gồm:

a) Thanh tra Bộ Tư pháp;

b) Thanh tra Sở Tư pháp.

2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, gồm:

a) Cục Bổ trợ tư pháp;

b) Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

Điều 5. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tư pháp

1. Thanh tra Bộ Tư pháp là cơ quan của Bộ Tư pháp, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Bộ Tư pháp có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.

Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.

3. Thanh tra Bộ Tư pháp có con dấu, tài khoản riêng.

4. Thanh tra Bộ Tư pháp có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

5. Thanh tra Bộ Tư pháp chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tư pháp

Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 68/NQ-CP Chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19

1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tư pháp; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.

2. Hướng dẫn các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành. Căn cứ Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của ngành Tư pháp và đề xuất kế hoạch thanh tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.

3. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra và cộng tác viên thanh tra.

5. Yêu cầu cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp báo cáo về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của mình; Thanh tra Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản của Sở Tư pháp.

6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.

Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài tập cuối chương X Giải Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 123, 124

7. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, biện pháp xử lý tố cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

8. Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do bộ, ngành thành lập.

9. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.

10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp

Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Tư pháp trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

4. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thi hành biện pháp xử lý tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2014

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định số 54/2014/NĐ-CP Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *