Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã.

CHÍNH PHỦ
———–

Số: 193/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HỢP TÁC XÃ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã.

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Điều 6, Khoản 10 Điều 9, Khoản 4 Điều 13; Khoản 13 Điều 21; Điều 22; Khoản 5 Điều 23; Khoản 1 Điều 27; Khoản 3 Điều 45; Khoản 4 Điều 49; Điều 54, Điều 59, Điều 61 và Điều 62 của Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Nghị định này được thực hiện theo Điều 2 của Luật hợp tác xã.

Điều 3. Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam

1. Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.

2. Pháp nhân Việt Nam khi tham gia hợp tác xã phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

3. Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó.

4. Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.

5. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

Điều 4. Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với cá nhân là người nước ngoài

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Tham khảo thêm:   Tin học 10 Bài 2: Dự án nhỏ: Tìm hiểu về nghề lập trình web, lập trình trò chơi và lập trình cho thiết bị di động Tin học lớp 10 trang 130 sách Cánh diều

1. Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.

3. Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.

4. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

Điều 5. Cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên

1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.

2. Tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên do điều lệ hợp tác xã quy định cụ thể nhưng không được vượt quá mức quy định sau đây:

a) Không quá 32% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp;

b) Không quá 50% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực phi nông nghiệp;

c) Đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm, tiền lương trả cho người lao động không phải là thành viên với hợp đồng lao động không thời hạn không quá 30% tổng tiền lương của hợp tác xã chi trả cho tất cả người lao động trong hợp tác xã với hợp đồng lao động không thời hạn.

3. Đối với lĩnh vực tín dụng, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên trình Chính phủ quyết định.

4. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập sau khi Luật hợp tác xã có hiệu lực thi hành, tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên phải bảo đảm theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

5. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập trước khi Luật hợp tác xã có hiệu lực thi hành:

a) Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã bảo đảm tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thì tiếp tục hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã;

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân

b) Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa bảo đảm tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thì phải tổ chức lại hoạt động để bảo đảm tỷ lệ được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 hoặc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, việc làm đó.

Chương 2.
THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ, GIẢI THỂ HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

Điều 6. Cơ quan đăng ký hợp tác xã

1. Khi thành lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính.

a) Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư;

b) Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Quyền và nhiệm vụ của cơ quan đăng ký hợp tác xã:

a) Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; cấp, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Hướng dẫn hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện các thủ tục về đăng ký, đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi, tổ chức lại, giải thể và phá sản đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi thẩm quyền; cung cấp thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;

d) Yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 23 Nghị định này; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

đ) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi cần thiết;

e) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành đọc: Chí khí anh hùng, Mộng đắc thái liên Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 11 trang 28 sách Kết nối tri thức tập 2

g) Yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;

h) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 56 của Luật hợp tác xã;

i) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được viết bằng tiếng Việt hoặc ký tự Latinh trừ ký tự đặc biệt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” hoặc “liên hiệp hợp tác xã” sau đó là tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay ký hiệu phụ trợ khác để cấu thành tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

3. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát hành.

4. Cơ quan đăng ký hợp tác xã có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nếu tên đó không phù hợp với quy định tại Điều 8 Nghị định này.

5. Cơ quan đăng ký hợp tác xã có trách nhiệm công khai tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký; các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên gây nhầm lẫn thì cơ quan đăng ký hợp tác xã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tương tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên.

Điều 8. Những điều cấm trong đặt tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đầy đủ hoặc tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác đã đăng ký trong phạm vi cả nước.

2. Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

4. Sử dụng tên danh nhân, từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Download Nghị định này để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định số 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *