Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định số 159/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định số 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

CHÍNH PHỦ

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–

Số: 159/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Tham khảo thêm:   Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

2. Vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản quy định trong Nghị định này bao gồm:

a) Các hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí;

b) Các hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản;

c) Các hành vi vi phạm về chế độ báo cáo.

3. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động báo chí, xuất bản không quy định tại Nghị định này mà quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước khác thì áp dụng các quy định đó để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản tại Việt Nam.

Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Nghị định này bao gồm:

1. Buộc thu hồi thẻ nhà báo;

2. Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép của nhà báo, phóng viên.

3. Buộc xin lỗi;

4. Buộc đăng, phát đầy đủ nội dung văn bản kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Tham khảo thêm:   Tin học 12 Bài 5: Thực hành chia sẻ tài nguyên trên mạng Giải Tin 12 Kết nối tri thức trang 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33

5. Buộc thu hồi giấy phép, giấy xác nhận;

6. Buộc thu hồi sản phẩm báo chí, sản phẩm in, xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật;

7. Buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử vi phạm các quy định của pháp luật.

Điều 4. Quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với cá nhân.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền phạt tiền đối với các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

Điều 5. Vi phạm quy định về giấy phép

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép;

b) Hoạt động thông tin báo chí không có giấy phép hoặc không đúng chương trình đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 HĐTNHN 7 (Có đáp án)

c) Hoạt động thông tin báo chí khi giấy phép đã hết hạn sử dụng;

d) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép;

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm các quy định về điều kiện thành lập cơ quan đại diện cơ quan thường trú, văn phòng thường trú của cơ quan báo chí;

b) Xuất bản tin không có giấy phép;

c) Vi phạm các quy định về xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài tại Việt Nam;

d) Vi phạm các quy định về trưng bày tranh, ảnh, các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài;

đ) Vi phạm quy định về tổ chức chiếu phim, triển lãm, hội thảo và các hoạt động khác có liên quan đến báo chí do cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam tổ chức có mời công dân Việt Nam tham dự.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phát hành thông cáo báo chí nhưng không có giấy phép đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

b) Xuất bản đặc san, số phụ, phụ trương đối với báo in; thêm kênh đối với báo nói, báo hình; thêm chuyên trang đối với báo điện tử không có giấy phép;

c) Đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử không có giấy phép;

d) Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.

Download file tài liệu để xem chi tiết Nghị định này

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định số 159/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *