Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định số 12/2012/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định số 12/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

CHÍNH PHỦ

——————

Số: 12/2012/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH
Về đăng ký và quản lý hoạt động của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

————-

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về đăng ký và quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác, của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài, có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Tổ chức phi chính phủ nước ngoài” là các tổ chức nêu tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định này.

2. “Hoạt động nhân đạo, phát triển” là các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác.

3. “Chương trình” là một tập hợp các hoạt động, các dự án có liên quan đến nhau và có thể liên quan đến một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều vùng lãnh thổ, nhiều chủ thể khác nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, có thời hạn thực hiện tương đối dài hoặc theo nhiều giai đoạn, nguồn lực để thực hiện có thể được huy động từ nhiều nguồn ở những thời điểm khác nhau, với nhiều phương thức khác nhau.

Tham khảo thêm:   Thể lệ cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam Thi trực tuyến tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam

4. “Dự án” là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định, dựa trên những nguồn lực xác định.

5. “Viện trợ phi dự án” là các khoản viện trợ không thuộc chương trình, dự án, được cung cấp dưới dạng hiện vật, tiền mặt hoặc chuyên gia (kể cả chuyên gia tình nguyện) cho các mục đích nhân đạo, phát triển.

6. “Cam kết dài hạn” là sự cam kết tài trợ hoặc hoạt động với thời gian từ 05 (năm) năm trở lên.

7. “Cơ quan đối tác Việt Nam” là cơ quan, tổ chức Việt Nam trực tiếp hợp tác và ký kết thỏa thuận hợp tác với tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân nước ngoài sau khi được cấp có thẩm quyền Việt Nam phê duyệt.

8. “Giấy Đăng ký” là văn bản xác nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký hoạt động theo quy định của Nghị định này, được thể hiện dưới ba hình thức là: Giấy đăng ký hoạt động, Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án, Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện.

9. “Văn phòng đại diện” là cơ quan đại diện chính thức của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

10. “Văn phòng dự án” là văn phòng độc lập hoặc bộ phận của Văn phòng đại diện, được đặt tại một địa phương để giám sát, triển khai các dự án do tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ ở địa phương đó hoặc trong khu vực Văn phòng dự án không còn khi kết thúc dự án.

11. “Thỏa thuận khung” là thỏa thuận được ký kết giữa các cơ quan, tổ chức Việt Nam có thẩm quyền theo quy định của pháp luật với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trong đó quy định quyền, trách nhiệm, nội dung hoạt động nhân đạo, phát triển của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 3. Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài

1. Nhà nước Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Solo Leveling: Arise và cách nhập

2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Điều 25 của Nghị định này và tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

Nghiêm cấm các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện các hành vi sau:

1. Tổ chức, thực hiện các hoạt động chính trị, tôn giáo và các hoạt động không phù hợp với lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

2. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận, không phục vụ mục đích nhân đạo, phát triển.

3. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động liên quan đến rửa tiền, khủng bố.

4. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động xâm hại đạo đức xã hội. thuần phong, mỹ tục, truyền thống và bản sắc dân tộc.

5. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động khác trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương II
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 5. Hình thức đăng ký

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có thể được xét cấp đăng ký dưới ba hình thức gồm: Giấy đăng ký hoạt động, Giấy đăng ký lập văn phòng dự án và Giấy đăng ký lập văn phòng đại diện.

Điều 6. Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động

1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài muốn được phép hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có tư cách pháp nhân theo pháp luật của quốc gia nơi thành lập.

b) Có điều lệ, tôn chỉ hoạt động rõ ràng.

c) Có kế hoạch hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam thông qua các chương trình, dự án hoặc viện trợ phi dự án phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước Việt Nam.

2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đến Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ (các hồ sơ bằng tiềng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được chứng thực hợp lệ), mỗi bộ gồm:

a) 01 đơn đề nghị của tổ chức phi chính phủ nước ngoài do người có thẩm quyền ký gửi đến Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, gồm những nội dung chính sau đây:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Cuộc đối thoại có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề chớ nề học hỏi (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

– Tên đầy đủ và viết tắt của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính.

– Tôn chỉ, mục đích hoạt động.

– Sơ lược về lịch sử và quá trình phát triển của tổ chức.

– Nguồn và khả năng tài chính.

– Chương trình, dự án và/hoặc kế hoạch hoạt động tại Việt Nam.

– Cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và tôn trọng phong tục, tập quán truyền thống của Việt Nam.

b) 01 bản sao Điều lệ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

c) Bản chính hoặc 01 bản sao chứng nhận tư cách pháp nhân do cơ quan có thẩm quyền ở nơi thành lập hoặc nơi đặt trụ sở chính cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

3. Trong thời gian không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm thông báo kết quả bằng văn bản đến tổ chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan.

4. Trường hợp được đồng ý cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm cử người ký tên trong đơn đến nhận Giấy đăng ký hoạt động trực tiếp tại trụ sở Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trong trường hợp ủy quyền cho người khác, yêu cầu người đến nhận phải xuất trình giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh thư…) hoặc có thể nhận qua đường bưu điện.

5. Thời hạn của Giấy đăng ký hoạt động là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Trong trường hợp sau, Giấy đăng ký hoạt động sẽ hết hiệu lực:

– Vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại nơi thành lập hoặc đặt trụ sở chính trong trường hợp pháp luật nước đó có quy định thời hạn đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ đó.

– Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp một trong hai loại Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định số 12/2012/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *