Nghị định số 104/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
CHÍNH PHỦ —————— Số: 104/2010/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————————- Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2010 |
NGHỊ ĐỊNH
Về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về việc thành lập mới, tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 3 Nghị định này; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập mới, tổ chức, quản lý, hoạt động và kiểm tra, giám sát đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh) là công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, được đầu tư thành lập hoặc tổ chức lại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mang tính ổn định, thường xuyên trong những lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh liên quan đến bảo đảm bí mật quốc gia, nâng cao năng lực quốc phòng, an ninh.
2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh:
a) Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thành lập hoặc tổ chức lại theo quy định của pháp luật, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
b) Được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch ổn định, thường xuyên sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Phụ lục về danh mục sản phẩm, dịch vụ và nhiệm vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
Ngoài những quyền và nghĩa vụ như của doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan, doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Được Nhà nước đầu tư đủ vốn điều lệ để phục vụ mục tiêu hoạt động trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
2. Được sử dụng các nguồn lực được giao để tiến hành hoạt động kinh doanh bổ sung hoặc đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh ngoài kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao khi:
a) Chủ sở hữu doanh nghiệp cho phép bằng văn bản;
b) Hoạt động kinh doanh bổ sung có mục đích để kết hợp hỗ trợ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc để phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản sau khi đảm bảo hoàn thành việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao;
c) Không làm giảm năng lực và ảnh hưởng tới việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao;
d) Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh bổ sung thì ngành, nghề kinh doanh bổ sung phải có công nghệ tương đồng, phục vụ hoặc phái sinh từ ngành, nghề kinh doanh đã được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp;
đ) Hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh bổ sung theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
3. Việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp tài sản phục vụ mục tiêu hoạt động trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp được thực hiện khi cơ quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cho phép. Việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, tài sản của doanh nghiệp gắn liền với quyền sử dụng đất phục vụ mục tiêu hoạt động trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Tiến hành quản lý nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chấp hành quyết định của chủ sở hữu về việc điều chuyển phần vốn hoặc tài sản phục vụ mục tiêu hoạt động trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở doanh nghiệp khác trong trường hợp cần thiết.
6. Mọi hoạt động liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc nhiệm vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Nội vụ về hợp tác quốc tế.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định số 104/2010/NĐ-CP Về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.