Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định số 41/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

CHÍNH PHỦ

________________

Số: 41/2011/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH
Quy định chế độ, chính sách đối với người
làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần
hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
__________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Cơ yếu ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; chuyển sang làm công tác khác tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị ngoài Nhà nước; quy đổi thời gian để hưởng chế độ trợ cấp một lần.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân mà không phải là quân nhân, công an nhân dân.

Tham khảo thêm:   Cách nhận biết các dạng biểu đồ Địa lý Cách nhận biết biểu đồ

Điều 3. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu

1. Người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Chế độ trợ cấp một lần đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 167/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cơ yếu về tổ chức cơ yếu Việt Nam và quản lý người làm công tác cơ yếu theo quy định sau đây:

a) Đối tượng được hưởng trợ cấp một lần là người làm công tác cơ yếu thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

b) Chế độ trợ cấp một lần được hưởng, gồm:

– Ba tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;

– Năm tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) tháng tiền lương.

Điều 4. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu chuyển ngành

1. Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị của Nhà nước) được hưởng quyền lợi như sau:

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Giáo dục công dân 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình GDCD 8 năm 2023 - 2024

a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được thông báo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm;

b) Được miễn thi tuyển, nếu chuyển ngành về cơ quan, đơn vị cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả tuyển dụng khi thi tuyển hoặc xét tuyển công chức, viên chức theo quy định hiện hành của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước;

d) Được xếp lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp hệ số lương mới thấp hơn hệ số lương của người làm công tác cơ yếu đã được hưởng tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số lương tại thời điểm chuyển ngành so với hệ số lương mới trong thời gian tối thiểu là mười tám tháng do người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, quyết định cho phù hợp với tương quan tiền lương nội bộ. Trong thời gian bảo lưu, nếu hệ số lương mới được xếp bằng hoặc cao hơn hệ số lương đã được hưởng trước khi chuyển ngành thì hưởng hệ số lương mới;

đ) Khi nghỉ hưu được thực hiện cách tính lương hưu theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2007/NĐ-CP).

Tham khảo thêm:   Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay lớp 12 THPT tỉnh Quảng Ninh năm 2012 - 2013 Môn: Toán (THPT và bổ túc) - Có đáp án

2. Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, sau đó chuyển sang cơ quan, đơn vị hưởng lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, khi nghỉ hưu, tính lương hưu được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu của mức lương người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu.

3. Người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành do nhu cầu của ngành cơ yếu và được cấp có thẩm quyền điều động trở lại làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương và thâm niên công tác theo quy định hiện hành của pháp luật.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *