Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 96/2016/NĐ-CP Điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 01/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự, công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm trong hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên lãnh thổ Việt Nam. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Theo đó, Nghị định quy định giấy chứng nhận không quy định thời hạn sử dụng, trừ các trường hợp sau:
– Cơ sở kinh doanh hoạt động có thời hạn theo quy định hoặc giấy phép do cơ quan chuyên ngành cấp có thời hạn thì thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận không vượt quá thời hạn ghi trong các văn bản đó;
– Hoặc trường hợp thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phù hợp với thời hạn ghi trong văn bản về thi công công trình, thăm dò khai thác khoáng sản, dầu khí đối với cơ sở có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 96/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định điều kiện về an ninh, trật tự, công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh và thành lập, cấp phép, đăng ký, quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

Điều 3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý

1. Sản xuất con dấu, gồm: Sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

2. Kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ.

3. Kinh doanh các loại pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.

4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

5. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.

Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

6. Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe cơ giới.

7. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hoạt động bảo vệ các đối tượng, mục tiêu thuộc Danh mục Nhà nước quy định do Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ và hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

8. Kinh doanh súng bắn sơn, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán súng bắn sơn, đạn sử dụng cho súng bắn sơn và phụ kiện của súng bắn sơn; sửa chữa súng bắn sơn; cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn.

9. Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

10. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ, gồm: Các hoạt động dịch vụ đòi nợ tiền, tài sản hợp pháp cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân theo hợp đồng ủy quyền.

11. Kinh doanh casino, gồm: Các loại hình vui chơi có thưởng trong kinh doanh casino.

12. Kinh doanh dịch vụ đặt cược, gồm: Các loại hình dịch vụ đặt cược.

13. Kinh doanh khí, gồm: Các hoạt động kinh doanh khí được quy định tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2016 về kinh doanh khí.

14. Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, tái chế, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.

Tham khảo thêm:   Top ứng dụng vẽ tranh tốt nhất trên iPad

Hoạt động nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

15. Kinh doanh tiền chất thuốc nổ, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy Amoni nitrat hàm lượng cao từ 98,5% trở lên (sau đây viết gọn là tiền chất thuốc nổ).

16. Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, gồm: Các hoạt động có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; sử dụng tiền chất thuốc nổ để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

17. Kinh doanh dịch vụ nổ mìn, gồm: Các hoạt động cung ứng dịch vụ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu hợp pháp.

18. Kinh doanh dịch vụ in, gồm: Chế bản in, in, gia công sau in (trừ cơ sở in lưới, photocopy) để tạo ra các sản phẩm sau đây:

a) Xuất bản phẩm (trừ sách chữ nổi, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách, minh họa thay sách);

b) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;

c) Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ có tính pháp lý do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ban hành;

d) Tem chống giả;

đ) Bao bì, tem, nhãn sản phẩm hàng hóa là dược phẩm, hóa dược, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng (trừ cơ sở sản xuất dược phẩm, hóa dược, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng tự in bao bì, tem, nhãn cho sản phẩm của mình);

e) Hóa đơn tài chính; giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá.

19. Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc.

20. Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, gồm: Sử dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật (giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng con người.

21. Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường:

a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, gồm: Các hoạt động ca hát theo đĩa ghi nhạc và hình hoặc bằng các công nghệ ghi nhạc và hình khác;

b) Kinh doanh dịch vụ vũ trường, gồm: Hoạt động khiêu vũ tại cơ sở kinh doanh khiêu vũ theo quy định của pháp luật.

Hoạt động dạy khiêu vũ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

22. Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.

Tổ chức, cá nhân có nhà cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuê (có hợp đồng thuê nhà) để ở, học tập, làm việc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

23. Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, gồm:

a) Sản xuất, mua, bán: Quần, áo, mũ quân phục; quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

b) Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, vận chuyển, sửa chữa: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác.

Linh kiện, bộ phận, phụ tùng, trang thiết bị công nghệ chuyên dùng chế tạo ra: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. An ninh, trật tự là cách viết gọn của cụm từ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

2. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là những ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh có yếu tố phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự dễ bị lợi dụng để hoạt động phạm tội và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là cơ sở kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh), bao gồm:

a) Doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

d) Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của các cơ quan, tổ chức;

đ) Hộ kinh doanh.

4. Các cơ sở kinh doanh tại một địa điểm là các cơ sở kinh doanh sử dụng chung một địa chỉ hoặc các cơ sở kinh doanh cùng trong một khuôn viên.

5. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh là:

Tham khảo thêm:   Người Trong Mộng Xuân Khuê: Nội dung, diễn viên và lịch chiếu phim

a) Người đại diện theo pháp luật, người quản lý cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh có tên trong các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;

b) Người được những người quy định tại điểm a khoản này ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

6. Cơ quan Công an có thẩm quyền là đơn vị Công an quy định tại Điều 24 Nghị định này.

7. Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.

8. Bản sao hợp lệ là bản sao đã đối chiếu với bản chính hoặc bản in khai thác từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có xác nhận của cán bộ tiếp nhận hồ sơ; bản sao được cấp từ bản gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động và quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

1. Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nếu đủ điều kiện quy định tại Nghị định này và chấp hành các quy định khác của pháp luật có liên quan đều được hoạt động kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

2. Công khai, minh bạch trong công tác quản lý; tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo môi trường an ninh, trật tự ổn định để tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Hoạt động kinh doanh khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

2. Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

3. Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

4. Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

5. Sử dụng dịch vụ bảo vệ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

6. Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

7. Tiến hành đòi nợ khi chưa có hợp đồng ủy quyền của chủ nợ; chưa có văn bản thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn nơi tiến hành đòi nợ trước khi thực hiện đòi nợ.

8. Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan Công an hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn để không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trái với quy định của Nghị định này; cản trở, gây phiền hà, xâm phạm quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân; bao che các hành vi vi phạm pháp luật của người có liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

Chương II

ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ

Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề

1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 8. Ngành, nghề phải có điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự

1. Cơ sở kinh doanh các ngành, nghề sau đây phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm:

Tham khảo thêm:   Công văn 09/2013/TCT-CS Chứng từ dịch vụ giải phóng mặt bằng do Tổng cục Thuế ban hành

a) Kinh doanh công cụ hỗ trợ;

b) Kinh doanh các loại pháo;

c) Kinh doanh súng bắn sơn;

d) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

đ) Kinh doanh casino;

e) Kinh doanh dịch vụ đặt cược;

g) Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

h) Kinh doanh tiền chất thuốc nổ;

i) Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;

k) Kinh doanh dịch vụ nổ mìn;

l) Kinh doanh dịch vụ vũ trường;

m) Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp);

n) Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ.

2. Phương án bảo đảm an ninh, trật tự gồm các nội dung cơ bản sau đây:

a) Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;

b) Biện pháp thực hiện;

c) Lực lượng phục vụ thường xuyên;

d) Phương tiện phục vụ;

đ) Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;

e) Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;

g) Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.

Điều 9. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây:

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.

Điều 10. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng điều kiện sau đây:

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục người khác.

Điều 11. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là doanh nghiệp.

2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này).

3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nước ngoài:

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ được liên doanh với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ được thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.

4. Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam:

a) Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;

b) Người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài là người chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;

c) Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ). Việc định giá máy móc, thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện; chi phí định giá do cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 96/2016/NĐ-CP Điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *