Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 77/2017/NĐ-CP Quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm quản lý hoạt động liên quan đến an ninh, trật tự của người Việt Nam, người nước ngoài, tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài và các loại phương tiện khác của Việt Nam, nước ngoài tại cửa khẩu cảng. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2017/NĐ-CP ngày 03/07 năm 2017 quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

Nội dung nghị định 77/2017/NĐ-CP – quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 77/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ TẠI CỬA KHẨU CẢNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng ngày 28 tháng 3 năm 1997;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định:

a) Thủ tục biên phòng; kiểm tra, giám sát biên phòng; cấp thị thực, Giấy phép đi bờ của thuyền viên, Giấy phép xuống tàu và Giấy phép do Bộ đội Biên phòng cấp tại cửa khẩu cảng;

b) Quản lý hoạt động liên quan đến an ninh, trật tự của người Việt Nam, người nước ngoài, tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài (sau đây viết chung là tàu thuyền nước ngoài) và các loại phương tiện khác của Việt Nam, nước ngoài tại cửa khẩu cảng;

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Tuần 26 Phiếu bài tập cuối tuần lớp 4

c) Trách nhiệm của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có cửa khẩu cảng, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng; lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cảng trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

2. Cảng quân sự phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

3. Trường hợp cảng quân sự phục vụ mục đích thương mại thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, tàu thuyền và các loại phương tiện khác của Việt Nam, nước ngoài ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng.

2. Nghị định này không áp dụng đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tàu thuyền và các phương tiện khác của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại cửa khẩu cảng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cửa khẩu cảng bao gồm cửa khẩu cảng biển và cửa khẩu cảng thủy nội địa:

a) Cửa khẩu cảng biển là phạm vi cảng biển, bến cảng, cầu cảng; cảng dầu khí ngoài khơi do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác.

Cửa khẩu cảng biển bao gồm cả cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, cảng cá nằm trong vùng nước cảng biển.

b) Cửa khẩu cảng thủy nội địa là phạm vi cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác.

Tham khảo thêm:   Phụ lục Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT Mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng

Cửa khẩu cảng thủy nội địa bao gồm cả bến thủy nội địa có vùng nước trước cầu cảng thuộc vùng nước cửa khẩu cảng thủy nội địa.

2. Tàu thuyền nhập cảnh là tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài từ vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam vào vùng biển Việt Nam qua biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, trừ trường hợp đi qua không gây hại quy định tại Điều 23 Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012.

3. Tàu thuyền xuất cảnh là tàu thuyền Việt Nam rời khỏi vùng biển Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài rời khỏi biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, trừ trường hợp đi qua không gây hại quy định tại Điều 23 Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012.

4. Tàu thuyền quá cảnh là tàu thuyền nước ngoài đi qua, lưu lại khu vực biên giới biển Việt Nam để đi nước thứ ba, trừ trường hợp đi qua không gây hại quy định tại Điều 23 Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012; tàu thuyền đi theo tuyến quá cảnh quy định tại Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy.

5. Tàu thuyền chuyển cảng là tàu thuyền nước ngoài, tàu thuyền Việt Nam có thuyền viên nước ngoài, hành khách nước ngoài đi trên tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh tại một cửa khẩu cảng của Việt Nam và sau đó di chuyển đến một cửa khẩu cảng khác của Việt Nam.

6. Biên phòng cửa khẩu cảng là các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng và đồn Biên phòng cửa khẩu cảng.

7. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng bao gồm Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải quan cửa khẩu cảng, Cảng vụ hàng hải tại cửa khẩu cảng biển, Cảng vụ đường thủy nội địa tại cửa khẩu cảng thủy nội địa, Kiểm dịch y tế quốc tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật.

8. Thủ tục biên phòng tại cửa khẩu cảng là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ, yêu cầu, điều kiện người làm thủ tục và Biên phòng cửa khẩu cảng phải thực hiện để giải quyết cho người, tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh; người, tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng tại cửa khẩu cảng.

Tham khảo thêm:   Thông tư 43/2012/TT-BGDĐT Điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và thường xuyên

Thủ tục biên phòng tại cửa khẩu cảng bao gồm thủ tục nhập cảnh, thủ tục xuất cảnh, thủ tục quá cảnh, thủ tục chuyển cảng đi và thủ tục chuyển cảng đến.

9. Thủ tục biên phòng thực hiện theo cách thức điện tử là việc người làm thủ tục và Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện thủ tục biên phòng thông qua các bản khai điện tử.

10. Thủ tục biên phòng thực hiện theo cách thức thủ công là việc người làm thủ tục và Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện thủ tục biên phòng thông qua các bản khai giấy.

11. Kiểm tra, giám sát biên phòng tại cửa khẩu cảng là việc Bộ đội Biên phòng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xem xét, đánh giá, xác định tính hợp lệ, hợp pháp của các loại giấy tờ và hoạt động của người, phương tiện ra, vào cửa khẩu cảng để duy trì pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật tại cửa khẩu cảng.

12. Giấy phép quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định này là loại giấy tờ do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp, cho phép người Việt Nam, người nước ngoài được xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài được xuống tàu thuyền Việt Nam neo đậu tại cảng thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, thăm quan; người Việt Nam, người nước ngoài điều khiển phương tiện cập mạn tàu thuyền nước ngoài; thuyền viên nước ngoài được nghỉ qua đêm trên bờ hoặc xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng.

13. Người trốn trên tàu là người bí mật ẩn nấp ở trong tàu thuyền hoặc hàng hóa được xếp xuống tàu mà không được phép của chủ tàu, thuyền trưởng hoặc bất kỳ người có trách nhiệm nào khác và bị phát hiện trên tàu trước khi tàu thuyền đó rời cảng, trên đường hành trình hoặc trong hàng hóa trong khi dỡ hàng ở cảng đến.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 77/2017/NĐ-CP Quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *