Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 74/2020/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 121/2016/NĐ-CP thí điểm tiền lương Tập đoàn Viễn thông quân đội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sửa đổi Nghị định 121/2016/NĐ-CP thí điểm tiền lương Tập đoàn Viễn thông quân đội, đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định 74/2020/NĐ-CP vào ngày 01/07/2020. Văn bản pháp luật này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 15/08/2020 đến hết ngày 31/12/2020. Sau đây, là nội dung chi tiết của nghị định, xin mời các bạn cùng tham khảo.

CHÍNH PHỦ
________

Số: 74/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH 74/2020/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 – 2020

___________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 – 2020.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 – 2020 (sau đây gọi là Nghị định số 121/2016/NĐ-CP) như sau:

1. Sửa đổi cụm từ “Tập đoàn Viễn thông Quân đội” tại tên Nghị định, căn cứ ban hành, Điều 1, khoản 1, 2, 3 Điều 2, khoản 2 Điều 3, Điều 5, Điều 6, tên Điều 7, khoản 2 Điều 8, tên, điểm a, b, d, đ, e, g khoản 1, tên, điểm c khoản 2, tên, điểm a, b khoản 3, khoản 4, 5, 6, 7 Điều 9, khoản 3 Điều 10 và nơi nhận của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP thành “Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội”.

2. Bổ sung khoản 5 vào Điều 6 như sau:

“5. Trong năm 2020, khi thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ phải tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội hoặc nhận sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác do Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ thì trong thời gian từ khi tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới hoặc nhận sáp nhập đến hết năm 2020, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới tiếp nhận hoặc nhận sáp nhập này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương tối đa bằng mức tiền lương bình quân của người lao động đã thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đó tại công ty chuyển giao hoặc công ty bị sáp nhập trong năm liền kề trước thời điểm chuyển giao hoặc bị sáp nhập trên cơ sở bảo đảm các điều kiện: hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và có lợi nhuận.”

Tham khảo thêm:   Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 61 sách Cánh diều tập 1

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

“Điều 7. Quản lý tiền lương đối với tổng công ty, công ty do Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

1. Người đại diện phần vốn của Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội căn cứ vào các nguyên tắc quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 Nghị định này để quyết định hoặc tham gia với Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông quyết định: giao ổn định đơn giá tiền lương; tiền lương của người quản lý doanh nghiệp được tính trong đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương thực hiện của công ty; xác định quỹ tiền lương thực hiện hằng năm gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của tổng công ty, công ty giai đoạn 2016 – 2020.

2. Trong giai đoạn 2016 – 2020, khi thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà các tổng công ty, công ty do Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải tiếp nhận nhiệm vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội thì người đại diện phần vốn của Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội quyết định hoặc tham gia với Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông quyết định về việc xác định quỹ tiền lương thực hiện đối với người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới này như sau:

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Đồng Tháp (Có đáp án) Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Lịch sử

a) Trong thời gian từ khi tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới đến hết năm tài chính liền kề năm tiếp nhận, quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương tối đa bằng mức tiền lương bình quân của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đó tại Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội trong năm liền kề trước thời điểm chuyển giao trên cơ sở bảo đảm các điều kiện: hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và có lợi nhuận.

b) Sau thời gian quy định tại điểm a Khoản này, quỹ tiền lương thực hiện hằng năm được xác định trên cơ sở số lao động bình quân thực hiện và mức tiền lương bình quân thực hiện tính theo chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện so với năm trước liền kề theo nguyên tắc quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 6 Nghị định này.

3. Đối với công ty do Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thành lập mới trong năm 2020 thì người đại diện phần vốn của Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội quyết định hoặc tham gia với Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông quyết định quỹ tiền lương thực hiện trên cơ sở số lao động bình quân thực hiện và mức tiền lương bình quân bảo đảm tương quan chung với mặt bằng tiền lương năm 2020 của người lao động tại công ty khác do Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và báo cáo Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội cho ý kiến trước khi thực hiện.”

Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Tham khảo thêm:   Công văn 3964/BGDĐT-GDCTHSSV Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên

2. Việc xác định quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới tiếp nhận hoặc nhận sáp nhập theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 Nghị định này tính từ ngày tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới hoặc nhận sáp nhập này trong giai đoạn 2016 – 2020 tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ, tổng công ty, công ty do Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn của Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách Xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (2).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 74/2020/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 121/2016/NĐ-CP thí điểm tiền lương Tập đoàn Viễn thông quân đội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *