Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 71/2018/NĐ-CP Những đối tượng phải huấn luyện an toàn vật liệu nổ công nghiệp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 71/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ. Theo đó, một số đối tượng mới phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, gồm:

  • Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN);
  • Người được giao quản lý kho VLNCN (hiện chỉ có Thủ kho mới phải huấn huyện);
  • Người làm công tác phân tích, thử nghiệm VLNCN.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 71/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ TIỀN CHẤT THUỐC NỔ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về trình độ chuyên môn, huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ; quản lý, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; thủ tục thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ là việc thực hiện một hoặc một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

2. Người quản lý là người được tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, trừ chỉ huy nổ mìn.

3. Chỉ huy nổ mìn là người được Giám đốc tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bổ nhiệm để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được phê duyệt.

4. Thợ mìn là người trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo hộ chiếu nổ mìn đã được phê duyệt.

5. Người phục vụ bao gồm: Bảo vệ, bốc dỡ và vận chuyển tại kho, vị trí trung chuyển vật liệu nổ công nghiệp và tại khu vực nổ mìn.

Chương II

TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, HUẤN LUYỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRONG HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 4. Trình độ chuyên môn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

1. Người quản lý phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý hoặc dầu khí.

2. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn.

Tham khảo thêm:   Quyết định 915/2013/QĐ-UBND Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015

3. Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau:

a) Đối với chuyên ngành kỹ thuật: Vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý, dầu khí hoặc khoan nổ mìn. Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;

b) Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác quy định tại điểm a Khoản này, chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng.

4. Thợ mìn phải có trình độ từ sơ cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này hoặc từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm b Khoản 3 Điều này. Thợ mìn phải có thời gian làm công việc phục vụ nổ mìn tối thiểu 06 tháng.

Điều 5. Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp

1. Người quản lý.

2. Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

3. Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp.

4. Chỉ huy nổ mìn.

5. Thợ mìn.

6. Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

7. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.

Điều 6. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp

1. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, giấy phép kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, giấy phép dịch vụ nổ mìn tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định này thuộc thẩm quyền cấp phép, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp chủ trì tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng thuộc tổ chức sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và dịch vụ nổ mìn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

Điều 7. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp

1. Nội dung huấn luyện đối với người quản lý

a) Quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;

b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển;

c) Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;

d) Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;

đ) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.

2. Nội dung huấn luyện đối với người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

a) Quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;

b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp, đặc tính kỹ thuật của vật liệu nổ công nghiệp đang sản xuất;

Tham khảo thêm:   Quyết định số 352/QĐ-TTG thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của một số doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

c) Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;

d) Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm và đánh giá rủi ro trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;

đ) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.

3. Nội dung huấn luyện đối với người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp

a) Quy định của pháp luật về bảo quản vật liệu nổ công nghiệp: Yêu cầu về kho chứa; phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;

b) Thành phần, tính chất, phân loại và yêu cầu về chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;

c) Cách sắp xếp, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển;

d) Quy trình xuất, nhập, thống kê vật liệu nổ công nghiệp;

đ) Trách nhiệm của người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp;

e) Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro trong bảo quản vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;

g) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.

4. Nội dung huấn luyện đối với chỉ huy nổ mìn

a) Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;

b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;

c) Các phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi nổ mìn; xây dựng phương án nổ mìn; quy định về giám sát ảnh hưởng nổ mìn;

d) Phương pháp lập hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn điển hình và chỉ đạo thi công bãi nổ theo hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn đã lập;

đ) Công tác bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại khu vực nổ mìn;

e) Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ kho tới nơi sử dụng và ngược lại;

g) Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

h) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.

5. Nội dung huấn luyện đối với thợ mìn

a) Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh vả sử dụng tại Việt Nam;

b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;

c) Phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường, con người; khoảng cách an toàn khi nổ mìn;

d) Thực hiện thi công nổ mìn: Đọc và hiểu hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn; bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn; biện pháp an toàn khi làm ngòi mìn, mìn mồi, lắp đạn vào ống mang (đối với nổ mìn trong khai thác dầu khí); công việc nạp mìn, nạp bua, đầu nối mạng nổ mìn; xử lý mìn câm; phương pháp nổ, trình tự công việc, tín hiệu nổ, trách nhiệm của thợ mìn;

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Mỹ thuật - Đề số 2 Đề kiểm tra Mỹ Thuật

đ) Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;

e) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.

6. Nội dung huấn luyện đối với người phục vụ, người áp tải, người điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp

a) Quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp;

c) Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

d) Các phương pháp, biện pháp bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trong kho, vị trí trung chuyển, trên phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và khu vực nổ mìn;

đ) Nhận diện nguy cơ có khả năng gây mất an toàn trong bốc dỡ, áp tải, vận chuyển, sử dụng và quy định bảo đảm an ninh, an toàn khi vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

e) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.

7. Nội dung huấn luyện đối với người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp

a) Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; tiêu chuẩn, quy chuẩn về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu nổ công nghiệp;

b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;

c) Phân loại, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;

d) Các phương pháp kiểm tra, thử nghiệm; các biện pháp an toàn khi kiểm tra đánh giá vật liệu nổ công nghiệp; các phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;

đ) Quy trình phân tích, thử nghiệm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vật liệu nổ công nghiệp;

e) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.

8. Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

a) Phân loại và phương pháp phát hiện các tình huống khẩn cấp; các hành động khi phát hiện tình huống khẩn cấp;

b) Xác định các tác động có thể gây nguy hiểm đối với người, phương tiện, thiết bị tại hiện trường và các vị trí, sơ đồ thoát hiểm; quyết định cần thiết khi phải sơ tán;

c) Các phương án, biện pháp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố mất an toàn vật liệu nổ công nghiệp: Thông tin gọi cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu tại chỗ; sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ; liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền; huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở;

d) Phương pháp, biện pháp ứng phó các tình huống khẩn cấp;

đ) Công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của sự cố;

e) Kế hoạch khắc phục hậu quả, khôi phục hoạt động của máy, thiết bị, công trình đã xảy ra sự cố.

Điều 8. Huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

Việc huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

……….

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 71/2018/NĐ-CP Những đối tượng phải huấn luyện an toàn vật liệu nổ công nghiệp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *