Từ ngày 01/07/2017, Nghị định 67/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/05/2018 chính thức có hiệu lực. Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Thủy lợi về phân loại, phân cấp công trình thủy lợi; năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THỦY LỢI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Nghị định này quy định về phân loại, phân cấp công trình thủy lợi; năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, Điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động liên quan đến thủy lợi trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống công trình thủy lợi là hệ thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực.
2. Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước có nhiệm vụ Điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, phát điện và cải thiện môi trường.
3. Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
4. Bờ bao thủy lợi là công trình phân vùng, ngăn nước để bảo vệ cho một khu vực.
5. Xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ là xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình; xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ.
Chương II
PHÂN LOẠI VÀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 4. Phân loại công trình thủy lợi
Loại công trình thủy lợi quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Thủy lợi được phân loại cụ thể như sau:
1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 100 m trở lên hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b, điểm c Khoản này;
b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên;
c) Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập bị ảnh hưởng là thành phố, thị xã hoặc có công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
d) Danh Mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đập, hồ chứa nước lớn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới 100 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm c Khoản này;
b) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s;
c) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3, trừ hồ chứa quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này.
3. Đập, hồ chứa nước vừa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b Khoản này, trừ đập quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3.
4. Đập, hồ chứa nước nhỏ là đập có chiều cao dưới 10 m hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3.
5. Trạm bơm:
a) Trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên;
b) Trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h hoặc trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150 KW trở lên;
c) Trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng dưới 3.600 m3/h.
6. Cống:
a) Cống lớn là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 30 m trở lên;
Đối với vùng còn lại từ 20 m trở lên.
b) Cống vừa là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 10 m đến dưới 30 m;
Đối với các vùng còn lại từ 5 m đến dưới 20 m.
c) Cống nhỏ là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới 10 m;
Đối với các vùng còn lại dưới 5 m.
7. Hệ thống dẫn, chuyển nước:
a) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng lớn là công trình có các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 100 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 50 m trở lên;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 50 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 25 m trở lên.
b) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng vừa là công trình có thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 10 m3/s đến dưới 100 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 10 m đến dưới 50 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 5 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 25 m.
c) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng nhỏ là công trình có các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng dưới 10 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 10 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng dưới 5 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 5 m.
8. Đường ống:
a) Đường ống lớn là đường ống dẫn lưu lượng từ 3 m3/s trở lên hoặc có đường kính trong từ 1500 mm trở lên;
b) Đường ống vừa là đường ống dẫn lưu lượng từ 0,25 m3/s đến dưới 3 m3/s hoặc có đường kính trong từ 500 mm đến dưới 1500 mm;
c) Đường ống nhỏ là đường ống dẫn lưu lượng dưới 0,25 m3/s hoặc có đường kính trong dưới 500 mm.
9. Bờ bao thủy lợi:
a) Bờ bao lớn là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 10.000 ha trở lên;
b) Bờ bao vừa là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 500 ha đến dưới 10.000 ha;
c) Bờ bao nhỏ là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích dưới 500 ha.
10. Hệ thống công trình thủy lợi:
a) Hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên;
b) Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha;
c) Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha.
11. Căn cứ quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ rủi ro vùng hạ du, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung danh Mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt.
Điều 5. Phân cấp công trình thủy lợi
Phân cấp công trình thủy lợi để thiết kế công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cấp công trình thủy lợi được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Xác định cấp công trình theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật và Điều kiện địa chất nền của các công trình trong cụm đầu mối. Cấp công trình thủy lợi là cấp cao nhất trong số các cấp xác định theo từng tiêu chí trên.
b) Cấp của công trình đầu mối được xác định là cấp của công trình thủy lợi. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước nhỏ hơn hoặc bằng cấp công trình đầu mối và nhỏ dần theo sự thu hẹp phạm vi phục vụ. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp dưới nhỏ hơn 01 cấp so với cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp trên.
2. Cấp của công trình thủy lợi được quy định cụ thể tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 6. Yêu cầu chung đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
1. Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Tổ chức thủy lợi cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có nội quy hoặc quy chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật Hợp tác xã, Bộ luật Dân sự và các quy định khác có liên quan;
b) Có tổ chức bộ máy, người vận hành có chuyên môn đáp ứng theo quy định của Nghị định này, phù hợp yêu cầu kỹ thuật, quy mô công trình thủy lợi được giao khai thác.
3. Cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các công việc mình thực hiện;
b) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công trình thủy lợi mà cá nhân đó thực hiện khai thác.
4. Việc bố trí, sử dụng lao động, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Yêu cầu về các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
1. Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi phải có các bộ phận sau:
a) Bộ phận chuyên trách về quản lý công trình;
b) Bộ phận chuyên trách về quản lý nước;
c) Bộ phận chuyên trách về quản lý kinh tế.
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, đối với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác, phải có đơn vị chuyên trách để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đó.
3. Các bộ phận chuyên môn quy định tại Khoản 1 Điều này, phải bố trí 70% số lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp trở lên.
Điều 8. Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước
1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, phải có 07 kỹ sư có chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
2. Đập, hồ chứa nước lớn:
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000.000 m3 trở lên, phải có 05 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3, phải có 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
c) Hồ chứa có dung tích trữ từ 3.000.000 m3 đến dưới 10.000.000 m3, phải có 02 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 03 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
3. Đập, hồ chứa nước vừa:
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 1.000.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3, phải có 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 01 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 500.000 m3 đến dưới 1.000.000 m3, phải có 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
4. Đập, hồ chứa nước nhỏ:
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 200.000 m3 đến dưới 500.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ tối thiểu từ trung cấp thủy lợi trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000 m3 đến dưới 200.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
5. Cửa van cống lấy nước, tràn xả lũ, công nhân vận hành phải có chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý cống, tràn do cơ quan chuyên môn, đơn vị đào tạo có chức năng tổ chức.
6. Tràn xả lũ của hồ chứa có cửa van vận hành bằng điện, trong thời gian vận hành xả lũ phải có công nhân chuyên ngành điện bậc 4 do tổ chức khai thác công trình thủy lợi quản lý tại khu vực công trình đầu mối.
………….
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 67/2018/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết Luật thủy lợi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.