Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 55/2013/NĐ-CP Cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–

Số: 55/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH KHOẢN 3 ĐIỀU 54 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, VIỆC KÝ QUỸ VÀ DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điu 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

2. Bên thuê lại lao động.

3. Người lao động thuê lại.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cung ứng người lao động của mình sang làm việc tạm thời cho người sử dụng lao động khác (sau đây viết tắt là doanh nghiệp cho thuê).

2. Bên thuê li lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động trong một thời gian xác định và thuê lại lao động của doanh nghiệp cho thuê để bù vào chỗ làm việc thiếu hụt người lao động.

3. Người lao động thuê li người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đã ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê, được doanh nghiệp cho thuê cho thuê lại để làm việc theo sự điều hành của bên thuê lại lao động trong một thời gian xác định.

Điều 4. Các hành vi bị cấm đối với hoạt động cho thuê lại lao động

1. Đối với doanh nghiệp cho thuê:

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 4 Bài 24: Chế độ ăn uống cân bằng Giải Khoa học lớp 4 sách Kết nối tri thức trang 88, 89, 90, 91, 92

a) Trả tiền lương và chế độ khác cho người lao động thuê lại thấp hơn so với nội dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động;

b) Cho doanh nghiệp khác mượn hoặc mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;

c) Thu phí đối với người lao động thuê lại hoặc thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động;

d) Cho thuê lại lao động nhưng công việc thuê lại không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thực hiện việc cho thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;

đ) Thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ – Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh nghiệp thành viên.

2. Đối với bên thuê lại lao động:

a) Thu phí đối với người lao động thuê lại;

b) Cho người sử dụng lao động khác thuê lại người lao động đã thuê;

c) Sử dụng người lao động thuê lại làm công việc không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này hoặc sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

Chương 2.

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

MỤC I. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Điều 5. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng;

2. Bảo đảm vốn pháp định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;

3. Có trụ sở theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

4. Người đứng đầu doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Điều 6. Điều kiện vốn pháp định đối vi hoạt động cho thuê lại lao động

1. Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động là 2.000.000.000 đồng.

Doanh nghiệp cho thuê phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.

2. Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cphần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;

b) Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam, nơi doanh nghiệp gửi vốn góp bằng tiền về mức vốn được gửi;

c) Đối với số vốn góp bằng tài sản phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Tham khảo thêm:   Cách có Axie miễn phí trong Axie Infinity

3. Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê lại lao động, có vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 10.000.000.000 đồng trở lên;

b) Đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên;

c) Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.

Các văn bản trên phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 7. Điều kiện địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê

Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ hp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm trở lên.

Điều 8. Điều kiện đối vi người đng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho thuê

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng;

2. Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên;

3. Trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, không đứng đầu doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không tái phạm hành vi giả mạo hồ sơ xin cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ xin cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Điều 9. Thay đi người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt, vốn điều lệ của doanh nghiệp cho thuê

Khi thay đổi người quản lý, các chức danh chủ chốt hoặc thay đổi mức vốn điều lệ, doanh nghiệp cho thuê phải thực hiện đúng quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan, bảo đảm điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này; đồng thời phải thông báo bằng văn bản gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước ngày có sự thay đổi đó.

Điều 10. Thông báo về địa điểm, địa bàn, thi gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chc danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước ngày bắt đầu hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh về địa điểm đặt trụ sở, địa bàn hoạt động; thời gian bắt đầu hoạt động; kèm theo bản sao Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh sách những người quản lý, người giữ các chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê.

Tham khảo thêm:   Công nghệ lớp 4 Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu Giải Công nghệ lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 12, 13, 14, 15, 16, 17

2. Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê, người đứng đầu phải có văn bản gửi Sở Lao độngThương binh và Xã hội, người lao động thuê lại và bên thuê lại lao động về đa điểm mới trong thời hn 15 ngày làm việc, trước ngày thực hiện việc chuyển địa điểm.

MỤC II. THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;

c) Giấy chứng nhận việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;

d) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;

đ) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

e) Giấy chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại, gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bao gồm các văn bản quy định tại Điểm a, b, c, đ và e của Khoản 1 Điều này.

Điều 12. Thi hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa không quá 36 tháng.

2. Trường hợp gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì thời hạn không quá 24 tháng; số lần gia hạn không quá 02 lần.

Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được cấp lại có thời hạn không quá thời hạn của Giấp phép đã được cấp trước đó.

Điều 13. Thm quyền cấp, cấp lại, gia hạn hoặc thu hi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

1. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp, cấp lại, gia hạn hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Doanh nghiệp cho thuê gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ vào các nội dung quy định tại Mục I Chương II Nghị định này và các quy định khác có liên quan để quyết định việc cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trong thời hạn 30 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, 20 ngày làm việc đối với trường hp cấp lại và gia hạn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp không cấp, không cấp lại hoặc không gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 55/2013/NĐ-CP Cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *