Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 53/2013/NĐ-CP Thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————

Số: 53/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tchức tín dụng s 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật doanh nghiệp s 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Chính phủ ban hành Nghị định về thành lập tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Công ty Quản lý tài sản.

2. Tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng).

3. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản.

Điều 3. Thành lập Công ty Quản lý tài sản

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thành lập Công ty Quản lý tài sản nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.

2. Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Tổ chức tín dụng Việt Nam là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh.

2. Khách hàng vay bao gồm tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân được tchức tín dụng cấp tín dụng, mua trái phiếu; doanh nghiệp và tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận ủy thác của tổ chức tín dụng để mua trái phiếu doanh nghiệp có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản.

Tham khảo thêm:   Bài tập tiếng Anh lớp 2 (Có đáp án) Đề thi tiếng Anh lớp 2

3. Khách hàng vay còn tồn tại là khách hàng vay chưa bị rút giấy phép hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật (đối với tổ chức) hoặc chưa chết, mất tích (đối với cá nhân).

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản

Công ty Quản lý tài sản hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:

1. Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận.

2. Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.

3. Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.

Điều 6. Cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản

Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi được tổ chức tín dụng tiếp tục xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

Điều 7. Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng

1. Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành.

2. Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt.

3. Căn cứ năng lực tài chính của Công ty Quản lý tài sản, hiệu quả kinh tế và điều kiện thị trường, Công ty Quản lý tài sản được mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều này đối với các khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này;

b) Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;

c) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại;

d) Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.

4. Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản xây dựng phương án mua các khoản nợ xấu theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều này trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện.

Điều 8. Điều kiện đối với các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua

1. Công ty Quản lý tài sản mua các khoản nợ xấu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;

c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;

d) Khách hàng vay còn tồn tại;

đ) Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về điều kiện các khoản nợ xấu được quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Công ty Quản lý tài sản mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2014-2015 trường Tiểu học Kim Đồng Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

Chương 2.

TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN

Điều 9. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của Công ty Quản lý tài sản là 500 tỷ đồng Việt Nam.

Điều 10. Cơ cấu tổ chức của Công ty Quản lý tài sản

1. Công ty Quản lý tài sản có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố lớn trực thuộc Trung ương sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

2. Bộ máy quản lý của Công ty Quản lý tài sản bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc.

Điều 11. Quản trị, điều hành của Công ty Quản lý tài sản

1. Hội đồng thành viên bao gồm không quá 07 thành viên.

2. Ban Kiểm soát bao gồm không quá 03 thành viên.

3. Công ty Quản lý tài sản có Tổng giám đốc và một số Phó Tổng giám đốc.

4. Quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.

5. Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đng thành viên; Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát; Tng Giám đc và các Phó Tổng giám đốc của Công ty Quản lý tài sản.

6. Người đại diện theo pháp luật của Công ty Quản lý tài sản không nhất thiết phải là đấu giá viên theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Chương 3.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN

Điều 12. Hoạt động của Công ty Quản lý tài sản

1. Công ty Quản lý tài sản được thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

b) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;

c) Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;

d) Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;

đ) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;

e) Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;

g) Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;

h) Tổ chức bán đấu giá tài sản;

i) Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;

k) Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.

2. Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này.

Tham khảo thêm:   Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mầm non Mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản

1. Quyền của Công ty Quản lý tài sản

a) Yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cp các thông tin, tài liệu về tổ chức và hoạt động của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm; thông tin, tài liệu về các khoản nợ xu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản;

b) Đề nghị tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản;

c) Tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phần tại khách hàng vay;

d) Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ;

đ) Đnghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm;

e) Đnghị các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản mua chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm;

g) Công ty Quản lý tài sản trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm vi bên bảo đảm;

h) Giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các hoạt động được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này;

i) Được hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;

k) Các quyền khác của chủ nợ, bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản

a) Bảo toàn và phát trin vốn được Nhà nước giao;

b) Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm;

c) Thực hiện việc đăng ký hp đồng mua bán quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;

d) Chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, công chúng vtình hình hoạt động;

đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 53/2013/NĐ-CP Thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *