Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 46/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 14/03/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo.

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 46/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA

Căn cứ Luật tổ chức. Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt quốc gia.

2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản); doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

3. Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

4. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

2. Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực của xã hội để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

4. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải công khai, minh bạch; bảo đảm điều hành giao thông vận tải đường sắt thống nhất, tập trung; bảo đảm hoạt động vận tải đường sắt quốc gia thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm:   Cách tải game Chinh Đồ 1 Mobile

Chương II

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA

Mục 1. QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA

Điều 4. Danh mục tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm cả đất gắn với kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được chia làm hai loại: Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu và tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không trực tiếp liên quan đến chạy tàu.

2. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu là công trình, hạng mục công trình đường sắt quốc gia hoặc công trình phụ trợ khác trực tiếp phục vụ công tác chạy tàu, đón tiễn hành khách, xếp dỡ hàng hóa, gồm:

a) Đường sắt quốc gia, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, đường ngang, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt quốc gia và đường bộ;

b) Ga (đường sắt trong ga, đường bộ trong ga phục vụ tác nghiệp chạy tàu, phòng đợi tàu, kho và bãi chứa hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu, phòng chỉ huy chạy tàu, phòng đặt thiết bị thông tin tín hiệu, ke ga, mái che ke ga, giao ke, cầu vượt dành cho hành khách trong ga, chòi gác ghi);

c) Đepo (nơi tập kết tàu, bảo dưỡng, sửa chữa tàu, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác);

d) Phòng chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia;

đ) Hệ thống cấp, thoát nước; thông tin tín hiệu; cấp điện liên quan trực tiếp đến chạy tàu;

e) Nhà cung cầu, cung đường, cung thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà đặt các thiết bị thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà gác cầu, nhà gác hầm, nhà gác chắn đường ngang.

3. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không trực tiếp liên quan đến chạy tàu là công trình, hạng mục công trình đường sắt quốc gia hoặc công trình phụ trợ khác không thuộc tài sản quy định tại khoản 2 Điều này, gồm:

a) Đường bộ trong ga không phục vụ tác nghiệp chạy tàu;

b) Quảng trường ga;

c) Kho, bãi chứa hàng hóa không trực tiếp liên quan đến chạy tàu;

d) Các công trình dịch vụ, thương mại (bán hàng, nghỉ trọ, dịch vụ khác) tại các ga đường sắt quốc gia;

đ) Nhà làm việc của cơ quan nhà nước tại khu vực ga;

e) Các công trình, hạng mục công trình khác không trực tiếp liên quan đến chạy tàu.

4. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

5. Trong quá trình hoạt động, trường hợp cần phải điều chỉnh việc phân loại tài sản giữa các nhóm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của Bộ Tài chính.

Điều 5. Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định:

a) Giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các cơ quan có liên quan;

Tham khảo thêm:   Roblox: Tổng hợp giftcode và cách nhập code Anime Mania

b) Giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho cơ quan được giao quản lý tài sản quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này (là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về đường sắt) quản lý trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các cơ quan có liên quan đối với tài sản có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định;

c) Giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Căn cứ thực tế tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, trường hợp phải giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan lập Đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản trong trường hợp giao cho doanh nghiệp quản lý được thực hiện theo quy định tại Điều 99 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phù hợp với quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm ban hành quy chế phối hợp giữa doanh nghiệp được giao quản lý tài sản với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về đường sắt trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan được giao quản lý tài sản quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này quản lý.

3. Hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho cơ quan được giao quản lý tài sản quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;

b) Biên bản rà soát, phân loại danh mục tài sản hoặc hồ sơ tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng: 01 bản chính;

c) Danh mục tài sản giao quản lý (tên tài sản, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại): 01 bản chính;

d) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.

4. Trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho cơ quan được giao quản lý tài sản quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này:

a) Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (đối với tài sản hiện có) hoặc 60 ngày kể từ ngày tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (đối với tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm mới), Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này phối hợp với cơ quan, tổ chức đang quản lý sử dụng tài sản hoàn thành việc rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều này, báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Kinh phí tổ chức, thực hiện việc rà soát, phân loại tài sản được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

Tham khảo thêm:   Thông tư số 24/2014/TT-BLĐTBXH Quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo thẩm quyền;

c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này) gửi lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về phương án giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đối với tài sản thuộc thẩm quyền giao của Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cho ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ về phương án giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của các cơ quan có liên quan) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;

d) Nội dung chủ yếu của Quyết định giao quản lý tài sản gồm: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản; danh mục tài sản giao quản lý (tên tài sản, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại); trách nhiệm tổ chức thực hiện;

đ) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định giao quản lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật chuyên ngành về đường sắt và pháp luật có liên quan.

Điều 6. Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

1. Việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật chuyên ngành về đường sắt và pháp luật có liên quan.

2. Việc xác định lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia để tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về giá và pháp luật có liên quan.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 46/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *