Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 44/2018/NĐ-CP Ưu tiên giá thu cố định khi cho thuê hạ tầng hàng không ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 13/03/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không. Theo đó, Cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê lựa chọn giá khởi điểm để đấu giá là giá thu cố định hoặc giá thu biến đổi theo nguyên tắc ưu tiên giá thu cố định khi có đầy đủ các yếu tố để xác định. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 44/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý.

2. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không là tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước về hàng không.

2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không (sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản); doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này.

3. Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

4. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng hàng không đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý theo quy định của pháp luật.

2. Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không thực hiện theo cơ chế thị trường; bảo toàn và đa dạng hóa nguồn vốn; phát triển tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

4. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua công cụ bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không phải bảo đảm công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

6. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia quy định tại Nghị định này được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

Tham khảo thêm:   Thông tư 03/2020/TT-BGDĐT Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình giáo dục

Điều 4. Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật chuyên ngành hàng không và pháp luật có liên quan.

2. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không gắn với mặt đất, mặt nước chưa tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công và Nghị định này.

Chương II

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG

Mục 1. GIAO TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG

Điều 5. Giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này được giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không thuộc Bộ Giao thông vận tải.

Việc giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật chuyên ngành hàng không và pháp luật có liên quan.

2. Thẩm quyền giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản kết cấu hạ tầng hàng không hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các cơ quan có liên quan;

b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.

3. Hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;

b) Biên bản rà soát, phân loại tài sản hoặc hồ sơ tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng: 01 bản chính;

c) Danh mục tài sản giao quản lý (tên tài sản, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại): 01 bản chính;

d) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.

4. Trình tự, thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

a) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không hiện có), hoặc 60 ngày kể từ ngày tài sản kết cấu hạ tầng hàng không hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được đầu tư xây dựng hoặc mua sắm mới), Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản phối hợp với các cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng tài sản rà soát, phân loại và lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định tại khoản 3 Điều này báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Kinh phí tổ chức thực hiện việc rà soát, phân loại tài sản theo quy định tại điểm này được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo thẩm quyền;

c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này) gửi lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về phương án giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không đối với tài sản thuộc thẩm quyền giao quản lý của Thủ tướng Chính phủ.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Em chịu hông

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cho ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ về phương án giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của các cơ quan có liên quan) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không;

d) Nội dung chủ yếu của Quyết định giao quản lý tài sản gồm: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản; danh mục tài sản giao quản lý (tên tài sản, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại); trách nhiệm tổ chức thực hiện;

đ) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Mục 2. HỒ SƠ, KẾ TOÁN TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG

Điều 6. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

1. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không gồm:

a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;

b) Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;

c) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không có trách nhiệm lập hồ sơ, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tài sản và thực hiện chế độ báo cáo Bộ Giao thông vận tải và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.

Điều 7. Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định là một đối tượng ghi sổ kế toán.

Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.

2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không có trách nhiệm:

a) Mở sổ và thực hiện kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Nghị định này;

b) Thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng hàng không hàng năm theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được xác định theo nguyên tắc:

a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không đang sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán;

b) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không hoàn thành, đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, quyết toán theo quy định;

c) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A – B; giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt. Khi có quyết toán được phê duyệt, kế toán thực hiện điều chỉnh giá trị đã ghi sổ theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Nghị định này;

Tham khảo thêm:   Assassin's Creed: Origins miễn phí chơi trong tuần này

d) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng hàng không trong quá trình quản lý, sử dụng được nâng cấp, mở rộng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt của dự án được hạch toán tăng giá trị tài sản.

4. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định chế

độ kế toán, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

Mục 3. BẢO TRÌ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG

Điều 8. Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không phải được bảo trì theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm tuân theo trình tự, quy trình, kế hoạch và tiêu chuẩn, định mức nhằm duy trì tình trạng Kỹ thuật của tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác.

2. Các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không:

a) Bảo trì theo chất lượng thực hiện:

Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng xác định, trong một khoảng thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đồng kinh tế.

Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xác định mức giá khoán bảo trì cho từng tài sản thuộc phạm vi được giao quản lý; trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Mức giá khoán bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được xác định theo phương pháp định mức kinh tế – kỹ thuật của hoạt động bảo trì hoặc phương pháp chi phí bình quân của hoạt động bảo trì 3 năm liền kề trước đó cộng với yếu tố trượt giá (nếu có) hoặc kết hợp hai phương pháp trên.

Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo chất lượng thực hiện.

b) Bảo trì theo khối lượng thực tế:

Bảo trì theo khối lượng thực tế là việc thực hiện hoạt động bảo trì và được thanh toán theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện.

3. Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thức bảo trì quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này đối với từng hoạt động bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật chuyên ngành, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả

4. Việc lựa chọn doanh nghiệp bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Trường hợp việc bảo trì đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không quy định tại các điểm a, b, c khoản 5 Điều này thì việc lựa chọn tổ chức, cá nhân bảo trì tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.

5. Kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được sử dụng từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; trừ các trường hợp sau đây:

a) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

b) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không trong thời gian cho thuê quyền khai thác mà doanh nghiệp thuê quyền khai thác thực hiện việc bảo trì theo Hợp đồng ký kết;

c) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác mà doanh nghiệp nhận chuyển nhượng thực hiện việc bảo trì theo Hợp đồng ký kết.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 44/2018/NĐ-CP Ưu tiên giá thu cố định khi cho thuê hạ tầng hàng không của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *