Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 39/2013/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 39/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–

Số: 39/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Đối tượng thanh tra

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế

Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.

2. Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.

Chương 2.

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 5. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Các cơ quan thanh tra nhà nước:

a) Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:

Tham khảo thêm:   Soạn bài Mùa lúa chín trang 66 Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2 - Tuần 26

a) Tổng cục Dạy nghề;

b) Cục Quản lý Lao động ngoài nước.

Điều 6. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi cả nước.

2. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác.

3. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập.

4. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra.

4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

5. Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

6. Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

7. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Phân tích tư tưởng yêu nước trong bài Chiếu dời đô Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

2. Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

4. Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo phân công.

5. Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Thủ trưởng các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của các cơ quan này có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Bộ trưởng xem xét, giải quyết.

6. Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

7. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

8. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia đoàn thanh tra.

9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác.

3. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

Tham khảo thêm:   Giáo án Mĩ thuật 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 2

2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.

5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Báo cáo Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia đoàn thanh tra.

4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Dạy nghề

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành lĩnh vực dạy nghề gửi Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch được phê duyệt.

2. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề khi Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao.

3. Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao.

4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong lĩnh vực dạy nghề thuộc thẩm quyền.

5. Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

6. Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực dạy nghề thuộc phạm vi quản lý.

7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 39/2013/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *