Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng Đối với người lao động làm việc theo HĐ LĐ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 14/11/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 153/2016/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2017, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại Bộ luật Lao động 2012 được thực hiện như sau:

Bảng chênh lệch lương tối thiểu vùng của năm 2016 với năm 2017
Bảng chênh lệch lương tối thiểu vùng của năm 2016 với năm 2017

  • Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng/tháng so với quy định hiện hành).
  • Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng (tăng 220.000 đồng/tháng so với quy định hiện hành).
  • Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng/tháng so với quy định hiện hành).
  • Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng so với quy định hiện hành).

Nghị định 153/2016/NĐ-CP sẽ thay thế Nghị định 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Tham khảo thêm:   Cách đánh bại Feilian Beringal trong Wuthering Waves

2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

3. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3, Phụ lục ban hành kèm theo nghị định này.

Nghị định số 153/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng Đối với người lao động làm việc theo HĐ LĐ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Thông tư 14/2021/TT-BGDĐT Quy định giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ GDĐT

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *