Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 131/2021/NĐ-CP Điểm mới về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 30/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Theo đó, điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

  • Trực tiếp phục vụ chiến đấu theo quy định;
  • Thuộc địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;
  • Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm…

Bên cạnh đó, thương binh được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất, mặt nước, khu vực biển, giao khóa bảo vệ và phát triển rừng; được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh; được miễn hoặc giảm thuế theo quy định pháp luật liên quan.

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-

Số: 131/2021/NĐ-CP Hà Nội, ngà-y 30 tháng 12 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH 131/2021/NĐ-CP

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết về việc công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng và các biện pháp thi hành Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây gọi là Pháp lệnh).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh (sau đây gọi là người có công).

2. Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh (sau đây gọi là thân nhân).

3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan với chính sách ưu đãi người có công theo quy định của Pháp lệnh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người làm nghĩa vụ quốc tế là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở nước ngoài hoặc thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo các mốc thời gian như sau:

a) Làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào: thời gian từ tháng 5 năm 1975 đến 31 tháng 12 năm 1988.

b) Làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia: thời gian từ tháng 01 năm 1979 đến 31 tháng 8 năm 1989.

c) Làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài: thời gian từ tháng 5 năm 2014 trở về sau.

2. Đại diện thân nhân là cá nhân hoặc pháp nhân được các thân nhân giao đại diện theo quy định của pháp luật dân sự.

3. Con của người có công nếu còn tiếp tục đi học là người đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc phổ thông đến trình độ đại học.

Chương II

ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, HỒ SƠ CÔNG NHẬN, GIẢI QUYẾT VÀ THỜI ĐIỂM HƯỞNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI

Mục 1: NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945

Điều 4. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh là người được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận khi có một trong các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

1. Đã tham gia một tổ chức cách mạng hoặc đã thực sự hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

2. Được kết nạp hoặc được kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Đông Dương trước ngày 19 tháng Tám năm 1945.

Việc công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 24 tháng 12 năm 1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) “về chính sách, chế độ đối với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm”, Thông tri số 07-TT/TC ngày 21 tháng 3 năm 1979 của Ban Tổ chức Trung ương “Hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn và xác nhận những đối tượng được hưởng chính sách, chế độ đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 19 tháng Tám năm 1945”.

Điều 5. Căn cứ lập hồ sơ

1. Người còn sống hoặc người đã hy sinh, từ trần sau ngày 30 tháng 6 năm 1999 thì căn cứ vào bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:

a) Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý.

b) Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01 tháng 3 năm 1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III).

c) Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

2. Người đã hy sinh, từ trần từ ngày 30 tháng 6 năm 1999 trở về trước thì căn cứ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:

a) Bản sao được chứng thực từ lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều này, từ hồ sơ khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hoặc từ hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, bảo tàng lịch sử từ cấp huyện trở lên.

b) Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ.

c) Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp phép xuất bản.

Điều 6. Thẩm quyền ban hành quyết định công nhận

1. Người hoạt động cách mạng thuộc ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương quản lý thì Ban đảng, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Nếu không có Ban cán sự đảng, Đảng đoàn thì Đảng ủy cấp trên (trực thuộc Trung ương) xem xét, quyết định.

Trường hợp người hoạt động cách mạng chỉ thuộc cấp ủy địa phương quản lý thì Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương nơi người đó hoạt động cách mạng trước năm 1945 xem xét, quyết định.

2. Người hoạt động cách mạng thuộc quân đội thì Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định.

3. Người hoạt động cách mạng thuộc công an thì Ban thường vụ Đảng ủy công an Trung ương xem xét, quyết định.

Điều 7. Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi

1. Cá nhân viết bản khai theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xác nhận bản khai và gửi đầy đủ giấy tờ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này.

3. Cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm xem xét, ban hành quyết định công nhận theo Mẫu số 49 Phụ lục I Nghị định này và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động -Thương binh và Xã hội nơi người hưởng trợ cấp thường trú để giải quyết chế độ ưu đãi.

4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 50 Phụ lục I Nghị định này; đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.

5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn quy trình công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 thuộc quân đội, công an.

Điều 8. Thời điểm hưởng

1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 còn sống được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng ban hành quyết định công nhận.

2. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.

Mục 2: NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 ĐẾN NGÀY KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945

Điều 9. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

1. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận khi có một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh.

2. Danh mục ngày khởi nghĩa tại các địa phương theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.

Điều 10. Căn cứ lập hồ sơ

1. Người còn sống hoặc người đã hy sinh, từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau thì căn cứ vào bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:

a) Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý.

b) Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng do cơ quan, tổ chức để thất lạc lý lịch khai từ năm 1969 trở về trước hoặc người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

2. Người đã hy sinh, từ trần từ trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì căn cứ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:

a) Bản sao được chứng thực từ lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều này, từ hồ sơ khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hoặc từ hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, bảo tàng lịch sử từ cấp huyện trở lên.

b) Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ.

c) Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp phép xuất bản.

Điều 11. Thẩm quyền ban hành quyết định công nhận

1. Người hoạt động cách mạng thuộc ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương quản lý thì ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Nếu không có ban cán sự đảng, đảng đoàn thì đảng ủy cấp trên (trực thuộc Trung ương) xem xét, quyết định.

Trường hợp người hoạt động cách mạng chỉ thuộc cấp ủy địa phương quản lý thì ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương nơi người đó hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 xem xét, quyết định.

2. Người hoạt động cách mạng thuộc quân đội thì Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định.

3. Người hoạt động cách mạng thuộc công an thì Ban thường vụ Đảng ủy công an Trung ương xem xét, quyết định.

Điều 12. Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi

1. Cá nhân viết bản khai theo Mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại Điều 10 Nghị định này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xác nhận bản khai và gửi đầy đủ giấy tờ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Nghị định này.

3. Cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm xem xét, ban hành quyết định công nhận theo Mẫu số 49 Phụ lục I Nghị định này và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người hưởng trợ cấp thường trú để giải quyết chế độ ưu đãi.

4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 50 Phụ lục I Nghị định này; đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.

5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn quy trình công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thuộc quân đội, công an.

Điều 13. Thời điểm hưởng

1. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống được hưởng trợ cấp hằng tháng từ tháng quyết định công nhận được ban hành.

Tham khảo thêm:   Công văn 373/GSQL-GQ2 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài

2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng quyết định trợ cấp ưu đãi được ban hành.

Mục 3: LIỆT SĨ VÀ THÂN NHÂN LIỆT SĨ

Điều 14. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ

1. Trực tiếp phục vụ chiến đấu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định là thực hiện các nhiệm vụ trong lúc trận đánh đang diễn ra hoặc trong khi địch đang bắn phá: cứu thương, tải thương, tải đạn, đảm bảo thông tin liên lạc, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu.

2. Địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.

3. Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định như sau:

a) Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập có tính chất nguy hiểm trong các trường hợp sau: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; trong huấn luyện chiến đấu, diễn tập của lực lượng: không quân, hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, đặc công, trình sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm.

b) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm khi: chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư, cảnh sát biển; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; rà phá, xử lý, tiêu hủy bom mìn, vật liệu nổ; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, bảo quản, vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí, đạn dược; xây dựng công trình ngầm quốc phòng, an ninh.

4. Địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh (sau đây gọi là địa bàn đặc biệt khó khăn) là địa bàn có điều kiện tự nhiên hiểm trở, khắc nghiệt, khó khăn dễ xảy ra tai nạn, ốm đau, bao gồm các địa bàn theo Phụ lục IV Nghị định này.

Không xem xét công nhận đối với các trường hợp ốm đau tại địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng đã được đưa đi chữa trị ở bệnh viện tuyển tỉnh trở lên hoặc ốm đau ở nơi khác và đã được điều trị nhưng không chữa khỏi mà vẫn chuyển công tác về địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn.

5. Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh là trực tiếp thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhằm điều tra, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng phạm tội hoặc ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.

6. Xem xét công nhận liệt sĩ đối với trường hợp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh gồm các yếu tố sau:

a) Nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của sự việc.

b) Chủ động thực hiện hành vi đặc biệt dũng cảm, chấp nhận hy sinh bản thân.

c) Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước, tính mạng và lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

d) Là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được tặng thưởng Huân chương và được cơ quan quản lý nhà nước về người có công tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.

7. Các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại các điểm c, d, đ, e, l, m khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh.

Điều 15. Trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phát hiện hoặc lưu trữ các thông tin, tài liệu liên quan đến người hy sinh chưa được công nhận liệt sĩ có trách nhiệm cung cấp tới cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ.

Điều 16. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh

Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cá nhân tại thời điểm hy sinh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh như sau:

1. Người hy sinh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng do thủ trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp giấy chứng nhận; người hy sinh là người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và học viên cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do thủ trưởng đơn vị trực thuộc Ban trở lên cấp giấy chứng nhận.

2. Người hy sinh là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách thuộc công an do thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận.

3. Người hy sinh thuộc cơ quan trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp giấy chứng nhận.

4. Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận.

5. Người hy sinh thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã và các trường hợp không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận.

Điều 17. Căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh

1. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh, việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải căn cứ trên cơ sở giấy xác nhận của các cơ quan, đơn vị sau:

a) Người hy sinh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng do thủ trưởng cấp tiểu đoàn và tương đương cấp; người hy sinh là người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và học viên cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị trực thuộc Ban cấp.

b) Người hy sinh là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách trong công an do thủ trưởng công an cấp huyện hoặc tương đương cấp.

c) Người hy sinh thuộc các cơ quan trung ương do thủ trưởng cấp vụ hoặc cấp tương đương cấp.

d) Người hy sinh không thuộc quy định tại các điểm a, b, c khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

2. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải căn cứ trên cơ sở các giấy tờ sau:

a) Quyết định cử đi làm nghĩa vụ quốc tế do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp.

b) Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập; trường hợp không có biên bản xảy ra sự việc thì phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này cấp.

3. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải trên cơ sở biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập.

4. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải trên cơ sở văn bản giao làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm kèm biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập.

5. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải căn cứ trên cơ sở các giấy tờ sau:

a) Quyết định phân công nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền.

b) Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn đặc biệt khó khăn như sau: lý lịch cán bộ; lý lịch quân nhân; lý lịch đảng viên; hồ sơ bảo hiểm xã hội.

c) Biên bản xảy ra sự việc đối với trường hợp tai nạn hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện mắc bệnh trong thời gian công tác tại địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn.

6. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải căn cứ trên cơ sở bản kế hoạch công tác hoặc quyết định, danh sách phân công làm nhiệm vụ hoặc giấy xác nhận giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh; biên bản họp cấp ủy, lãnh đạo, cơ quan đơn vị quản lý người hy sinh thông nhất việc đề nghị công nhận liệt sĩ; bản án hoặc bản kết luận điều tra vụ án hình sự của cơ quan điều tra.

Trường hợp không có bản án, bản kết luận vụ án của cơ quan điều tra thì phải kèm báo cáo kết thúc điều tra vụ việc hoặc báo cáo kết quả điều tra vụ việc của cơ quan điều tra có thẩm quyền và một trong các giấy tờ sau: Quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội; Quyết định truy nã bị can đối với trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng thường trú; Quyết định gia hạn điều tra; Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết.

Trường hợp bản án, bản kết luận vụ án, báo cáo kết thúc điều tra vụ việc hoặc báo cáo kết quả điều tra vụ việc không thể hiện rõ trường hợp hy sinh thì phải kèm theo biên bản xảy ra sự việc và báo cáo vụ việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh.

7. Đối với trường hợp hy sinh quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải căn cứ trên cơ sở các giấy tờ sau:

a) Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập; đối với việc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội phải có kết luận của cơ quan điều tra cấp huyện trở lên.

b) Bản sao được chứng thực từ Quyết định tặng thưởng Huân chương và Quyết định tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

8. Đối với trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải căn cứ trên cơ sở bản tóm tắt hồ sơ bệnh án và biên bản kiểm thảo tử vong xác định nguyên nhân chính gây tử vong là do vết thương cũ tái phát của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an).

9. Đối với trường hợp mất tích theo quy định tại các điểm e, g, i, k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải trên cơ sở căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4 hoặc khoản 6, 7 Điều này, kèm theo quyết định của tòa án tuyên mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự.

10. Đối với trường hợp hy sinh hoặc mất tích trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và Campuchia, truy quét Ful rô quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh thì việc cấp giấy chứng nhận hy sinh thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 12 Chương II Nghị định này.

Điều 18. Hồ sơ, thủ tục công nhận liệt sĩ

1. Người khi hy sinh đang thuộc quân đội, công an quản lý thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm:

a) Hướng dẫn về quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ theo quy định.

b) Có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định trong thời gian không quá 50 ngày kể từ ngày cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này.

2. Người khi hy sinh không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ thực hiện như sau:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 16 Nghị định này.

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh theo Mẫu số 34 Phụ lục I Nghị định này; có văn bản kèm theo các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định.

c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh; có văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tham khảo thêm:   Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Excel cho kỳ thi công chức thuế 2014

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và gửi văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

a) Trong thời gian 40 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm thẩm định, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.

b) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp bằng, có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để chuyển về cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh.

4. Cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm hồ sơ, có trách nhiệm:

a) Thông báo cho thân nhân của liệt sĩ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ) và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công”.

Trường hợp không còn thân nhân thì tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, bàn giao Bằng “Tổ quốc ghi công” về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ thường trú trước khi hy sinh.

b) Bàn giao hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp Bằng về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ.

Điều 19. Hồ sơ, thủ tục tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước đối với trường hợp hy sinh, bị thương quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 và điểm k khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh, bị thương trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 7 Điều 17 Nghị định này và bản sao quyết định tặng thưởng Huân chương, có văn bản đề nghị kèm các giấy tờ nêu trên gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận hy sinh hoặc cấp giấy chứng nhận bị thương.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm xem xét, ban hành quyết định tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước và chuyển quyết định về cơ quan đề nghị.

Điều 20. Hồ sơ, thủ tục công nhận liệt sĩ đối với trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh

1. Trường hợp đang sống tại gia đình:

a) Đại diện thân nhân có đơn đề nghị kèm giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thường trú trước khi chết.

Trường hợp không còn thân nhân thì cá nhân có đơn kèm giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thường trú trước khi chết.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có trách nhiệm xác nhận đơn đề nghị, có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp giấy chứng nhận hy sinh.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có văn bản đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp bản trích lục hồ sơ thương binh làm căn cứ để cấp giấy chứng nhận hy sinh. Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận bản trích lục hồ thương binh, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh chuyển đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm theo các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

Cấp bản trích lục hồ sơ thương binh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ, có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.

đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh thực hiện theo trách nhiệm quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 18 Nghị định này.

2. Trường hợp đang nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công:

a) Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công có văn bản kèm giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ cung cấp bản trích lục hồ sơ thương binh.

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm cung cấp trích lục hồ sơ thương binh và gửi kèm các giấy tờ quy định điểm a khoản này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công đặt trụ sở.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận bản trích lục hồ sơ thương binh, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh chuyển đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công đặt trụ sở kèm theo các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm thẩm định, nếu đủ điều kiện thì có văn bản đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo các giấy tờ quy định tại điểm c khoản này.

đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh thực hiện theo trách nhiệm quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 18 Nghị định này.

Điều 21. Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với người hy sinh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước

1. Căn cứ để cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” như sau:

a) Một trong các giấy tờ chứng minh thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi: Quyết định hưởng trợ cấp; sổ nhận trợ cấp ưu đãi; danh sách chi trả trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần khi báo tử có ký nhận của người hưởng trợ cấp; giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.

b) Có giấy tờ quy định tại điểm a khoản này và có:

Một trong các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận là liệt sĩ, hy sinh; trường hợp có tên trong danh sách, sổ quản lý liệt sĩ không có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị tại thời điểm lập, ghi sổ nhưng đang do cơ quan chức năng địa phương quản lý thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tập hợp, chốt số lượng người và xác nhận danh sách, sổ quản lý liệt sĩ đang do cơ quan chức năng địa phương quản lý, hoàn thành trước ngày 01 tháng 5 năm 2022 và báo cáo số liệu theo Mẫu số 101 Phụ lục I Nghị định này về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 01 tháng 6 năm 2022.

c) Có giấy tờ quy định tại điểm a khoản này và có một trong các giấy tờ: giấy báo tử, giấy báo tử trận, giấy chứng nhận hy sinh hoặc có hồ sơ đang lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

d) Có giấy tờ quy định tại điểm a khoản này và có giấy xác nhận thông tin liệt sĩ trên bia ghi danh liệt sĩ từ cấp xã trở lên kèm theo các giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc xác nhận để khắc bia của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt bia ghi danh liệt sĩ.

2. Hồ sơ, thủ tục đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này như sau:

a) Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục I Nghị định này kèm theo một trong các giấy tờ quy định điểm a khoản 1 Điều này (nếu có) gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã thực hiện chế độ ưu đãi.

Trường hợp không còn thân nhân thì đại diện của những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự thực hiện theo quy định trên.

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn, có trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu đang quản lý, nếu có một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà không thuộc các trường hợp bị chấm dứt chế độ ưu đãi quy định tại khoản 3 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh thì thực hiện như sau:

Lập danh sách kèm bản sao giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ đã được giải quyết chế độ ưu đãi để niêm yết công khai tại thôn, xã lấy ý kiến nhân dân, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian tối thiểu 40 ngày.

Có văn bản kèm bản sao các giấy tờ sau: giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, các giấy tờ của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định tại Điều 16 Nghị định này để cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; có văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận hy sinh.

Đối với trường hợp chưa xác định được cơ quan, đơn vị quản lý liệt sĩ khi hy sinh thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xác minh để kết luận, giao cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận hy sinh theo thẩm quyền (Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đối với quân nhân, Công an cấp tỉnh đối với công an, Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với dân quân du kích hoặc cán bộ dân chính đảng).

Thành phần Hội đồng xác minh bao gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh, đại diện các sở, ngành, hội có liên quan.

c) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ đã được giải quyết chế độ ưu đãi trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách và bản sao các giấy tờ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến, có trách nhiệm niêm yết công khai tại thôn, xã lấy ý kiến nhân dân, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian tối thiểu 40 ngày và lập biên bản kết quả niêm yết công khai. Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản họp xét duyệt và có văn bản đề nghị kèm biên bản kết quả niêm yết công khai và biên bản họp xét duyệt của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hội đồng xác nhận người có công cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch hội đồng; các thành viên gồm: cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quân sự, công an, y tế; đại diện Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi; Hội Cựu thanh niên xung phong.

d) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận hy sinh chuyển đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và gửi văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định.

e) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện theo trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định này. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp bằng, có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Hồ sơ, thủ tục đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này như sau:

a) Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục I Nghị định này kèm theo các giấy tờ quy định điểm b khoản 1 Điều này (nếu có) gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã thực hiện chế độ ưu đãi.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Hà Nam năm học 2012 - 2013 môn Toán - Có đáp án Sở GD&ĐT Hà Nam

Trường hợp không còn thân nhân thì đại diện của những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự thực hiện theo quy định trên.

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn, có trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu đang quản lý, nếu có đủ giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mà không thuộc các trường hợp bị chấm dứt chế độ ưu đãi quy định tại khoản 3 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh thì có văn bản kèm bản sao giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này gửi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định tại Điều 16 Nghị định này để cấp giấy chứng nhận hy sinh; có văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận hy sinh.

Đối với trường hợp chưa xác định được cơ quan, đơn vị quản lý liệt sĩ khi hy sinh thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xác minh (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực) để kết luận, giao cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận hy sinh theo thẩm quyền (Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đối với quân nhân, Công an cấp tỉnh đối với công an, Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với dân quân du kích hoặc cán bộ dân chính đảng).

c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận hy sinh chuyển đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ thực hiện theo trách nhiệm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ, thủ tục đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này như sau:

a) Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục I Nghị định này kèm theo các giấy tờ quy định điểm c khoản 1 Điều này (nếu có) gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã thực hiện chế độ ưu đãi.

Trường hợp không còn thân nhân thì đại diện của những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự thực hiện theo quy định trên.

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn, có trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu đang quản lý, nếu có đủ giấy tờ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này mà không thuộc các trường hợp bị chấm dứt chế độ ưu đãi quy định tại khoản 3 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh thì có văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ thực hiện theo trách nhiệm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này.

5. Hồ sơ, thủ tục đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này như sau:

a) Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục I Nghị định này kèm theo các giấy tờ quy định điểm a khoản 1 Điều này (nếu có) gửi Ủy ban nhân dân xã nơi thường trú.

Trường hợp không còn thân nhân thì đại diện của những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự thực hiện theo quy định trên.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đề nghị thường trú trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát tài liệu, bia ghi danh liệt sĩ đang quản lý, nếu đủ căn cứ thì cấp giấy xác nhận có thông tin liệt sĩ trên bia ghi danh liệt sĩ kèm căn cứ để khắc bia; có văn bản kèm giấy tờ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trường hợp bia ghi danh liệt sĩ đang đặt tại địa phương khác thì có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt bia đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin liệt sĩ trên bia ghi danh liệt sĩ kèm căn cứ để khắc bia. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy xác nhận, có văn bản kèm giấy tờ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách và bản sao các giấy tờ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến, có trách nhiệm niêm yết công khai tại thôn, xã lấy ý kiến nhân dân, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian tối thiểu 40 ngày và lập biên bản kết quả niêm yết công khai. Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản họp xét duyệt và có văn bản đề nghị kèm biên bản kết quả niêm yết công khai và biên bản họp xét duyệt của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt bia ghi danh liệt sĩ có trách nhiệm cấp giấy xác nhận thông tin liệt sĩ trên bia ghi danh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ nhận được văn bản đề nghị cấp giấy xác nhận.

c) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn kèm đầy đủ giấy tờ, có trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu đang quản lý, nếu đủ giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này mà không thuộc các trường hợp bị chấm dứt chế độ ưu đãi quy định tại khoản 3 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh thì thực hiện như sau:

Lập danh sách kèm bản sao giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đề nghị thường trú để niêm yết công khai tại thôn, xã lấy ý kiến nhân dân, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian tối thiểu 40 ngày.

Có văn bản kèm bản sao các giấy tờ sau: giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, các giấy tờ của Ủy ban nhân dân cấp xã gửi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định tại Điều 16 Nghị định này để cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; có văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận hy sinh.

Đối với trường hợp chưa xác định được cơ quan, đơn vị quản lý liệt sĩ khi hy sinh thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xác minh (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực) để kết luận, giao cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận hy sinh theo thẩm quyền (Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đối với quân nhân, Công an cấp tỉnh đối với công an, Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với dân quân du kích hoặc cán bộ dân chính đảng).

d) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận hy sinh chuyển đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ thực hiện trách nhiệm theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này.

Điều 22. Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với người hy sinh thuộc các trường hợp quy định tại Điều 14 Pháp lệnh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 30 tháng 9 năm 2006

1. Căn cứ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”: Hồ sơ công nhận và hưởng chế độ ưu đãi được xác lập đủ và đúng quy định tại từng thời điểm hiện đang lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, kèm danh sách chi trả trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần có ký nhận của người hưởng trợ cấp.

2. Hồ sơ, thủ tục:

a) Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục I Nghị định nàỵ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi.

Trường hợp không còn thân nhân thì đại diện của những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự (nếu không xác định được người đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đề nghị công nhận liệt sĩ) thực hiện theo quy định trên.

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn, có trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu đang quản lý, nếu không thuộc các trường hợp bị chấm dứt chế độ ưu đãi quy định tại khoản 3 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 của Pháp lệnh và hồ sơ đúng quy định thì có văn bản kèm hồ sơ và bản sao y danh sách chi trả trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ thực hiện trách nhiệm theo quy định tại tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều 21 Nghị định này.

Điều 23. Cấp đổi Bằng “Tổ quốc ghi công”

1. Điều kiện cấp đổi Bằng “Tổ quốc ghi công”:

a) Người hy sinh đã được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bằng “Tổ quốc ghi ơn” của Bộ trưởng Bộ Thương binh – Cựu binh chưa được đổi thành Bằng “Tổ quốc ghi công” do Thủ tướng Chính phủ cấp.

b) Thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.

2. Căn cứ để cấp đổi Bằng “Tổ quốc ghi công” như sau:

a) Bản gốc Bằng “Tổ quốc ghi công” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bằng “Tổ quốc ghi ơn” của Bộ trưởng Bộ Thương binh – Cựu binh.

b) Một trong các giấy tờ chứng minh thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi: Quyết định hưởng trợ cấp; sổ nhận trợ cấp ưu đãi; danh sách chi trả trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần khi báo tử có ký nhận của người hưởng trợ cấp; giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.

3. Hồ sơ, thủ tục:

a) Cá nhân đang giữ bản gốc Bằng “Tổ quốc ghi công” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bằng “Tổ quốc ghi ơn” của Bộ trưởng Bộ Thương binh – Cựu binh, làm đơn đề nghị theo Mẫu số 16 Phụ lục I Nghị định này kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người hy sinh thường trú trước khi tham gia cách mạng hoặc nhập ngũ.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 05 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận bản khai, tổng hợp, lập danh sách và tờ trình kèm theo bằng gốc gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trường hợp bằng gốc không thể hiện được thông tin do mờ chữ hoặc bị hư hại, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết công khai tại thôn, xã lấy ý kiến nhân dân, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian tối thiểu 40 ngày và lập biên bản kết quả niêm yết công khai. Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản họp xét duyệt và có văn bản đề nghị kèm biên bản kết quả niêm yết công khai và biên bản họp xét duyệt của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm bằng gốc.

c) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ phải kiểm tra, rà soát, lập danh sách đối với những trường hợp đủ căn cứ theo Mẫu số 83 Phụ lục I Nghị định này, có văn bản đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kèm theo bằng gốc; trường hợp bằng gốc không thể hiện được thông tin làm căn cứ để cấp đổi do mờ chữ thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị trưng cầu giám định.

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, nếu có đủ căn cứ thì Sở có văn bản đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kèm theo Bằng gốc và kết quả giám định.

Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được Bằng “Tổ quốc ghi công” cấp đổi có trách nhiệm cho sổ quản lý, lập trích lục hồ sơ liệt sĩ, lưu giữ bằng cũ và các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, gửi Bằng “Tổ quốc ghi công” đến người đề nghị.

d) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp, lập danh sách kèm tờ trình gửi Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp đổi Bằng “Tổ quốc ghi công”. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp đổi bằng có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công”, gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

………………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung Nghị định

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 131/2021/NĐ-CP Điểm mới về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *