Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; quyết toán phí, lệ phí; trách nhiệm trong việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.
Theo đó, những quy định chung của nghị định 120/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; quyết toán phí, lệ phí; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức trong việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Người nộp phí, lệ phí bao gồm tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước theo quy định của Luật phí và lệ phí.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm cơ quan nhà nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí, lệ phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.
Những điểm nổi bật của nghị định 120/2016/NĐ-CP
1. Kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí
– Theo quy định tại Nghị định số 120/2016, người nộp phí, lệ phí kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh.
– Tổ chức thu phí, lệ phí tiến hành kê khai, nộp phí, lệ phí đã thu như sau, theo Nghị định 120/NĐ-CP:
- Toàn bộ phí, lệ phí thu được sẽ nộp vào ngân sách nhà nước; thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng và quyết toán lệ phí năm theo quy định.
- Định kỳ hàng ngày, tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thu được vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức thu phí đường bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng phí
Nghị định 120/2016 quy định việc sử dụng các khoản phí như sau:
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp được khoán chi phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ, còn lại nộp ngân sách.
- Với các đơn vị sự nghiệp công lập, phí thu từ các hoạt động dịch vụ được để lại một phần hoặc toàn bộ để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, còn lại nộp ngân sách.
- Tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, còn lại nộp ngân sách, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác.
3. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí
- Theo Nghị định số 120 năm 2016, số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại bằng số tiền phí thu được nhân cho tỷ lệ để lại.
- Tỷ lệ để lại = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí x 100)/Dự toán cả năm về phí thu được
- Tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Nghị định 120/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2017.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí Quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.