Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 118/2017/NĐ-CP Quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 26/10/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 118/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam. Theo đó, thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tấn nhà nước trong việc đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 118/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam.

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tấn nhà nước trong việc đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.

2. Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA.

3. Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, phát thanh, truyền hình.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm, các dự án, đề án quan trọng của Thông tấn xã Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 10 THPT tỉnh Hà Tĩnh năm học 2012 - 2013 môn Địa lí - Có đáp án Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

2. Thống nhất đăng, phát văn kiện, thông tin chính thức của Đảng và Nhà nước; thu thập, biên soạn thông tin phổ biến và tham khảo bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện phục vụ kịp thời yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

3. Công bố những quan điểm chính thống của Nhà nước về các vấn đề thời sự; chỉnh hướng những thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia; cải chính những thông tin sai lệch; khi cần thiết ra tuyên bố bác bỏ những thông tin có dụng ý xuyên tạc.

4. Thu thập, biên soạn, xuất bản và phổ biến phát hành các sản phẩm thuộc các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện phục vụ các cơ quan thông tin đạt chúng, công chúng và các đối tượng khác ở trong và ngoài nước.

5. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia; thu thập, biên soạn và phổ biến thông tin về Việt Nam bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các cơ quan, tổ chức trong nước, các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài; người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.

6. Thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số.

7. Thực hiện lưu trữ tư liệu thông tin; xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin và quản lý tư liệu ảnh quốc gia.

8. Cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ thông tin phục vụ công tác an ninh, quốc phòng.

9. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về lĩnh vực báo chí, truyền thông, thông tấn.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện chức năng cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp do Thông tấn xã Việt Nam quyết định thành lập và đối với phần vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

12. Quản lý, quyết định các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án, chương trình quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

13. Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính đặc thù của Thông tấn xã Việt Nam để Bộ Thông tin và Truyền thông trình Chính phủ phê duyệt.

14. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Thông tấn xã Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn tiếng Trung Quốc - Đề 2 Đề kiểm tra tiếng Trung

15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng người làm việc; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với nhân sự thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

16. Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

17. Quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước được giao ở trong và ngoài nước; điều phối các nguồn tài chính giữa các đơn vị trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.

18. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan khác có thẩm quyền.

19. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Ban Thư ký biên tập và Quan hệ đối ngoại.

2. Văn phòng.

3. Ban Tổ chức – Cán bộ.

4. Ban Kế hoạch – Tài chính.

5. Ban Kiểm tra.

6. Ban biên tập tin Trong nước.

7. Ban biên tập tin Thế giới.

8. Ban biên tập tin Đối ngoại.

9. Ban biên tập Ảnh.

10. Ban biên tập tin Kinh tế.

11. Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa.

12. Trung tâm Truyền hình Thông tấn.

13. Báo Tin tức.

14. Báo Thể thao và Văn hóa.

15. Báo điện tử VietnamPlus.

16. Báo Việt Nam News.

17. Báo Le Courrier du Vietnam.

18. Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum.

19. Báo ảnh Việt Nam.

20. Báo ảnh Dân tộc và Miền núi.

21. Nhà xuất bản Thông tấn.

22. Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam.

23. Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

24. Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật.

25. Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.

26. Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn.

27. Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tấn.

28. Trung tâm Phát triển truyền thông Thông tấn.

29. Trung tâm Tin học.

30. Trung tâm Hợp tác quốc tế Thông tấn.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này là tổ chức giúp việc Tổng giám đốc; các đơn vị quy định từ khoản 6 đến khoản 25 Điều này là các đơn vị thông tin; các đơn vị quy định từ khoản 26 đến khoản 30 Điều này là các đơn vị phục vụ thông tin.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 58 - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 58 sách Kết nối tri thức tập 1

Ban Thư ký biên tập và Quan hệ đối ngoại có 03 phòng, Văn phòng có 08 phòng, Ban Tổ chức – Cán bộ có 02 phòng, Ban Kế hoạch – Tài chính có 05 phòng.

Điều 4. Lãnh đạo

1. Thông tấn xã Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 04 Phó Tổng Giám đốc.

2. Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thông tấn xã Việt Nam. Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

4. Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 88/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, TCCV (2).KN 205

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 118/2017/NĐ-CP Quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *